Cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Thanh Hóa (Trang 133)

Thường xuyên nghiên cứu, bổ sung các cơ chế, chính sách để tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó chú trọng đến các vấn đề lớn là:

- Rà soát, bổ sung các cơ chế, chính sách ưu đãi thu hút vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh.

Trên cơ sở các cơ chế, chính sách hiện hành của Trung ương và cơ chế chính sách của tỉnh đã ban hành, cần rà soát lại các cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư và hướng dẫn vận dụng vào tình hình cụ thể của tỉnh để thật sự phát huy tác dụng; tạo điều kiện cho các đối tượng được hưởng thụ đầy đủ các cơ chế chính sách đã có, đang còn hiệu lực, phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương.

Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh đảm bảo tính nhất quán, công khai, minh bạch và thuận lợi cho các nhà đầu tư, tập trung vào các chính sách: đất đai, đền bù và giải phóng mặt bằng, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển và chuyển giao khoa học công nghệ, tài chính, tín dụng, thuế, đào tạo và thu hút nguồn nhân lực, thị trường và xuất khẩu … Cần xem xét kỹ lưỡng để đáp ứng các lợi ích hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cao nhất cho các TPKT, các nhà đầu tư thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ khi đầu tư vào địa bàn tỉnh.

- Xây dựng các cơ chế, chính sách mới để huy động các nguồn lực cho phát triển các ngành kinh tế.

Trong nông nghiệp, cần có cơ chế chính sách để thu hút và khuyến khích các TPKT đầu tư mạnh vào xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn như đường xá, kênh mương, đê điều, các cơ sở sản xuất và cung cấp giống, chế biến hàng nông sản … Có cơ chế khuyến khích nhân dân phát triển các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, phát triển kinh tế trang trại, nuôi trồng thuỷ sản. Khuyến khích áp ụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.

Trong công nghiệp, có cơ chế khuyến khích đầu tư vào xây dựng hạ tầng cơ sở các khu, cụm công nghiệp, tạo điều kiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, sản xuất hàng xuất khẩu, tăng vốn đầu tư tái sản xuất và mở rộng kinh doanh, tạo ra nhiều việc làm. Khuyến khích phát triển làng nghề, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu …

Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, có ưu đãi cao nhất trong khung khổ Luật Đầu tư để khuyến khích đầu tư phát triển vào khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp, đô thị mới.

Trong lĩnh vực dịch vụ, cần tập trung xây dựng các cơ chế chính sách khuyến khích mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, chuyển giao khoa học kỹ thuật - công nghệ mới, phát triển nguồn nhân lực; chính sách thu hút đầu tư phát triển du lịch, bưu chính - viên thông …

Nhu cầu vốn đầu tư phát triển hàng năm rất lớn (khoảng 10 - 12 nghìn tỷ đồng). Do vậy, tỉnh cần xây dựng cơ chế, chính sách thông thoáng, tại môi trường kinh doanh thuận lợi để khuyến khích mọi TPKT bỏ vốn vào đầu tư sản xuất kinh doanh. Trong đó, quan tâm khai thác tăng vốn đầu tư của dân cư, doanh nghiệp tư nhân, vốn tín dụng đầu tư, vốn đầu tư của các DNNN, vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, thu hút nhiều hơn vốn ODA, vốn trái phiếu Chính phủ cho các công trình hạ tầng thiết yếu; thực hiện quy hoạch sử dụng đất và quản lý quy hoạch thật tốt làm cơ sơ cho việc huy động vốn đầu tư từ quỹ đất để xây dựng các công trình trọng điểm. Chủ động chuẩn bị các dự án, tranh thủ sự hỗ trợ đầu tư của Trung ương theo các chương trình, dự án.

- Tăng cường quản lý nhà nước để nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư:

Tập trung xây dựng các dự án đầu tư có hiệu quả, có tính khả thi cao, triển khai nhanh các dự án đã được phê duyệt; xây dựng và công bố danh mục các dự án đầu tư (trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của các vùng …), đẩy mạnh công tác chuẩn bị và xúc tiến các dự án đầu tư nước ngoài (cả FDI và ODA); chủ động phối hợp với các bộ ngành Trung ương tăng cường quảng bá, vận động đầu tư để thu hút vốn đầu tư nước ngoài và ngoài tỉnh.

Triển khai và thực hiện nghiêm túc các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng, khắc phục tình trạng chậm chễ, chất lượng thấp trong chuẩn bị đầu tư, loại bỏ các thủ tục hành chính phiền hà; tháo gỡ các vướng mắc, tạo sự chuyển biến tích cực nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư. Tăng cường trách nhiệm vật chất của các chủ đầu tư trong công tác đầu tư xây dựng, từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến nghiệm thu, thanh quyết toán công trình; tăng cường trách nhiệm của các ngành chức năng có liên quan, nhất là công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đầu tư; xử lý nghiêm trách nhiệm vật chất đối với các chủ đầu tư, tổ chức tư vấn, thẩm định, các đơn vị thi công có vi phạm, làm chậm tiến độ, giảm chất lượng công trình, gây thiệt hại cho xã hội …

3.3.8 Công tác lãnh đạo, điều hành của chính quyền các cấp

Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND các cấp bảo đảm thực quyền và hiệu quả để ngày càng thực hiện tốt hơn vai trò cơ quan quyền lực nhà

nước ở địa phương, nhất là trong việc đưa ra các chủ trương, quyết sách phát triển kinh tế nói chung và chuyển dịch CCNKT nói riêng. Muốn vậy, cần nâng cao chất lượng các kỳ họp theo hướng phát huy dân chủ, tập trung trí tuệ tập thể, nâng cao chất lượng các nghị quyết ban hành, nhất là nghị quyết chuyên đề, nhằm từng bước xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách đồng bộ, sát thực tế, làm cơ sở cho phát triển bền vững ở tất cả các ngành, lĩnh vực trong tỉnh.

Nâng cao năng lực quản lý nhà nước và hiệu lực, hiệu quả điều hành của UBND các cấp, trước hết là nâng cao năng lực ban hành các văn bản quản lý nhà nước về phát triển các ngành kinh tế. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chương trình hành động phát triển các ngành kinh tế một cách hiệu quả, kịp thời. Nêu cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trong việc tổ chức điều hành trực tiếp đối với các hoạt động thực tiễn.

Tiếp tục cải cách hành chính theo hướng kiện toàn lại bộ máy tinh gọn, vững mạnh, đảm bảo hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, ngăn ngừa quan liêu, tham nhũng và gây phiền hà, sách nhiễu cho nhân dân. Xây dựng mối quan hệ phối hợp và xác định rõ trách nhiệm của các ngành trong chỉ đạo, điều hành, nhất là các công việc liên quan đến phát triển ngành kinh tế. Phân công, phân cấp một số nội dung công việc cho cấp huyện và cơ sở, giảm bớt tầng nấc trung gian để giải quyết công việc nhanh chóng, kịp thời, tạo môi trường thông thoáng, cởi mở thu hút mạnh các nguồn đầu tư phát triển. Thường xuyên quan tâm kiểm tra, đôn đốc các hoạt động công vụ và lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân dân, giảm bớt hội nghị, dành nhiều thời gian đi cơ sở.

Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo kinh tế của các tổ chức Đảng. Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, chiến lược phát triển kinh tế nói chung và chuyển dịch CCNKT nói riêng.

KẾT LUẬN

Chuyển dịch CCNKT luôn là nội dung quan trọng trong quá trình CNH, HĐH nền kinh tế của bất kỳ quốc gia nào, nhất là khi xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới ngày càng diễn ra mạnh mẽ và đang có tác động sâu rộng đến mọi hoạt động của đời sống xã hội. Với tỉnh Thanh Hoá cũng vậy, là một tỉnh mà nền kinh tế còn mang nặng tính thuần nông, công nghiệp địa phương còn nhỏ bé, lạc hậu, các loại hình dịch vụ chưa phát triển. Nếu Thanh Hoá muốn phát triển kinh tế theo hướng CNH, HĐH thì không còn con đường nào khác là phải đẩy mạnh chuyển dịch CCNKT để khai thác tối đa mọi nguồn lực và lợi thế so sánh, nâng cao năng lực cạnh tranh, đưa công nghiệp và dịch vụ trở thành những ngành mũi nhọn, đầu tàu, có chức năng lôi kéo nền kinh tế của toàn tỉnh phát triển.

Trong thời gian qua, quá trình chuyển dịch CCNKT ở tỉnh Thanh Hoá tuy diễn ra còn chậm nhưng cũng đã thu được những kết quả nhất định và cơ bản là đi đúng hướng. Tuy nhiên những kết quả đó chỉ là bước đầu, trong tương lai Thanh Hoá còn phải đương đầu với nhiều thách thức mới bởi vì nông nghiệp vẫn còn chiếm một tỷ trọng rất cao trong cơ cấu GDP của tỉnh.

Hơn bao giờ hết, việc tìm ra phương hướng và giải pháp để có thể lựa chọn một CCKT hợp lý, thúc đẩy nhanh chuyển dịch CCNKT có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hoá. Đó cũng chính là mục đích mà đề tài muốn đạt tới.

Nghiên cứu vấn đề chuyển dịch CCNKT ở Tỉnh Thanh Hoá, Luận văn đã lần lượt giải quyết được các vấn đề sau đây:

1. Luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Trong đó, luận văn đã làm rõ được khái niệm về cơ cấu kinh tế và các tính chất cơ bản của một cơ cấu kinh tế; trên cơ sở đó, đi sâu vào khái niệm CCNKT, chuyển dịch CCNKT. Làm nổi bật ý nghĩa của chuyển dịch CCNKT và chỉ ra tính quy luật trong chuyển dịch CCNKT. Nêu ra các tiêu chí cơ bản phản

ánh sự chuyển dịch CCNKT và chỉ rõ các nhân tố tác động tới sự chuyển dịch CCNKT. Cùng với cơ sở lý luận, luận văn cũng đã khái quát một số bài học về chuyển dịch CCNKT của các tỉnh, thành trong nước để rút ra các bài học kinh nghiệm quý giá cho Thanh Hoá.

2. Luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch CCNKT ở Tỉnh Thanh Hoá từ năm 2001 - 2007. Trong đó, Luận văn đã chỉ ra được quá trình chuyển dịch cơ cấu của các ngành kinh tế cũng như trong nội bộ từng ngành kinh tế. Từ đó, làm luận cứ cho việc đánh các kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế. Làm rõ nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan của những tồn tại, hạn chế và sự cần thiết phải có quan điểm, phương hướng và giải pháp khắc phục thời gian tới.

3. Sau khi phân tích đầy đủ thực trạng chuyển dịch CCNKT ở tỉnh Thanh Hoá, Luận văn đã phân tích những đặc điểm mới của bối cảnh kinh tế quốc tế và những đặc điểm mới của Việt Nam để làm căn cứ khoa khọc và đưa ra quan điểm, phương hướng và giải pháp chuyển dịch CCNKT ở Thanh Hoá trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. C.Mác (1964), Góp phần phê phán chính trị học, Nxb Sự thật, Hà Nội, trang 7. 2. C. Mác và Ph.ăngghen (1973), Tư bản, tập 1, Nxb sự thật, Hà Nội.

3. Cục Thống kê Thanh Hóa (2005), Tình hình kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005 tỉnh Thanh Hóa, Nxb Thống kê, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Cục Thống kê Thanh Hóa (2008), Niên giám thống kê 2007, Nxb Niên giám thống kê, Thanh Hóa.

5. Tô Xuân Dân - Nguyễn Thành Công (2006), Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến tư duy và đời sống kinh tế xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. Đảng bộ Tỉnh Thanh Hóa (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVI, Nxb Thanh Hóa, Thanh Hoá.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb chính trị Quốc gia Hà Nội.

9. Malcon Gillis, Dwight H.Derkins, Michael Roemer và Donald R. Snodgrass (1990), Kinh tế học của sự phát triển, tập 2, Viện quản lý kinh tế TW-Trung tâm thông tin tư liệu, trang 533-559.

10. Hoàng Ngọc Hòa (2007), Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 11. Đỗ Hoài Nam (1996), Chuyển dịch CCKT ngành và phát triển các ngành

trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.

12. Đỗ Hoài Nam (2003), Phát triển kinh tế - xã hội và môi trường các tỉnh ven biển Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

13. Nguyễn An Ninh (8/2008), Phát huy tiềm năng tri thức khoa học xã hội Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14. Lê Du Phong, Nguyễn Thành Độ (1999), Chuyển dịch CCKT trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới, Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. Nguyễn Trần Quế (2004), Chuyển dịch CCKT Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.

16. Tô Huy Rứa - Hoàng Chí Bảo - Trần Khắc Việt - Lê Ngọc Tòng (2006), Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng từ năm 1986 đến nay, Nxb Sự thật, Hà Nội.

17. Trương Thị Minh Sâm (2001), Chuyển dịch CCKT nông nghiệp nông thôn ngoại thành T.P Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học xã hội, TP. HCM.

18. Trương Thị Minh Sâm (2007), Chuyển dịch CCKT khu vực dịch vụ ở TP. HCM trong quá trình CNH, HĐH, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

19. Đặng Kim Sơn (2001), Công nghiệp hóa từ nông nghiệp. Lý luận thực tiễn và triển vọng áp dụng ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

20. Đặng Kim Sơn (8/2008), Nông nghiệp - nông thôn Việt Nam - Hôm nay và mai sau, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

21. Bùi Tất Thắng (1994), Sự chuyển dịch CCNKT trong thời kỳ CNH của các NIES Đông Á và Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

22. Bùi Tất Thắng (2006), Chuyển dịch CCNKT ở Việt Nam, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.

23. Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), tập 1, Nxb Từ điển Bách khoa Việt Nam, Hà Nội, trang 610.

24. UBND Tỉnh Thanh Hóa (2005), Năm chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng tâm của Tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2006 - 2010.

25. Website http://www.chinhphu.vn 26. Website http://www.dangcongsan.vn 27. Website http://www.gso.gov.vn 28. Website http://www.mard.gov.vn 29. Website http://www.moi.gov.vn

31. Website http://www.mot.gov.vn 32. Website http://www.mpi.gov.vn 33. Website http://www.nghean.gov.vn 34. Website http://www.thanhhoa.gov.vn 35. Website http://www.vinhphuc.gov.vn

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Thanh Hóa (Trang 133)