Bối cảnh trong nước

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Thanh Hóa (Trang 89)

Ở Việt Nam, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực sẽ trong bối cảnh mới có tác động đáng kể đến quá trình chuyển dịch CCNKT ở Thanh Hoá.

Hiện nay, Việt Nam đang trong lộ trình thực hiện nhiều cam kết quốc tế và khu vực ở cả cấp độ song phương và đa phương như: Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, hoàn thành AFTA/CEPT, khu vực đầu tư ASEAN (AIA), thoả thuận ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Hàn Quốc, hiệp định đối tác kinh tế toàn diện với Nhật Bản, tham gia các diễn đàn kinh tế liên khu vực như ASEM,

APEC…Việt Nam sẽ cùng các quốc gia thành viên thực hiện quá trình liên kết nhằm xoá bỏ dần hàng rào thuế quan và phi thuế quan; chuyển dịch thông thoáng hàng hoá, vốn đầu tư, tiền tệ, dịch vụ, công nghệ và lao động với các quốc gia khác với quy mô ngày càng lớn.

Đặc biệt, ngày 11/01/2007 Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Mặc dù thời gian gia nhập WTO chưa dài, song cũng đã đem lại một số kết quả tích cực ban đầu là:

Thứ nhất, việc ra nhập WTO đã góp phần nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế về cả kinh tế, chính trị và ngoại giao … Các đối tác kinh tế, thương mại đánh giá Việt Nam như là một đối tác quan trọng và giàu tiềm năng của khu vực Đông Nam Á. Vai trò của nước ta trong các hoạt động của WTO, ASEAN, ASEM, APEC và các tổ chức quốc tế khác ngày một nâng cao.

Thứ hai, để thực hiện nghĩa vụ thành viên WTO và các cam kết quốc tế khác, Việt Nam đã tiến hành điều chỉnh thể chế kinh tế, từng bước hoàn thiện khung khổ pháp lý, xoá bỏ dần các rào cản và nâng cao tính minh bạch trong các chính sách kinh tế, thương mại, cải thiện môi trường kinh doanh đã làm tăng hiệu quả và thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững hơn. Tốc độ TTKT năm 2007 đạt 8,48%; năm 2008 mặc dù có chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ toàn cầu nhưng tốc độ TTKT vẫn đạt 6,23%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Tổng vốn đầu tư xã hội liên tục tăng, năm 2006 (tính theo giá thực tế) thực hiện được 398,9 nghìn tỷ đồng (trong đó vốn FDI 75,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 16,3%), năm 2007 thực hiện 461,9 nghìn tỷ đồng (trong đó vốn FDI 74,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 16%), năm 2008 thực hiện 637,3 nghìn tỷ đồng (trong đó vốn FDI 189,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 29,8%). Xuất khẩu vẫn đảm bảo nhịp độ tăng cao. Năm 2007, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 48,56 tỷ USD, tăng 21,9% so với năm 2006; năm 2008, dù đa số các thị trường lớn rơi vào suy thoái nhưng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn rất đáng khích lệ, ước đạt khoảng 63 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm 2007. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã đa dạng hơn, hàng hoá thâm nhập

Bản, EU … Nhập khẩu hàng hoá năm 2006 là 44,41 tỷ USD; năm 2007 là 60,8 tỷ USD, tăng 35,5% so với năm 2006; năm 2008 là 80,4 tỷ USD, tăng 28,3% so với năm 2007. Chúng ta đã nhập khẩu được nhiều dây chuyền sản xuất với thiết bị, công nghệ hiện đại để tăng năng lực sản xuất cho ngành công nghiệp.

Thứ ba, việc điều chính các chính sách kinh tế theo các cam kết quốc tế đã làm cho môi trường kinh doanh và đầu tư trở nên thông thoáng và minh bạch hơn, dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ luồng vốn FDI vào Việt Nam. Năm 2007 đã thu hút trên 20,3 tỷ USD, tăng 69,2% so với năm 2006. Năm 2008, dù tình hình kinh tế thế giới có xấu đi, nhưng vốn FDI cam kết vẫn đạt hơn 64 tỷ USD, tăng gấp 3 lần năm 2007. Điều này cho thấy, cộng đồng các nhà đầu tư quốc tế có một niềm tin to lớn đối với sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước ta.

Thứ tư, việc mở cửa thị trường dịch vụ theo cam kết của WTO, thực hiện liên doanh, hợp tác với nước ngoài trên nhiều lĩnh vực đã góp phần phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, nâng cao trình độ công nghệ cho các nhà sản xuất, tăng nguồn vốn hoạt động, kỹ năng quản lý tiên tiến, thu hút chuyên gia … qua đó thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển nhanh theo hướng hiện đại, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Thứ năm, Cơ cấu lao động tiếp tục chuyển dịch tích cực, lao động trong nông nghiệp giảm, lao động làm việc trong khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng. Số việc làm tạo ra hàng năm liên tục tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm, thu nhập của người lao động và mức sống của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Các loại hình dịch vụ phát triển nhanh, nhất là lĩnh vực du lịch, bưu chính viễn thông, tài chính - ngân hàng, vận tải …

Bên cạnh những thuận lợi đã đạt được, khi ra nhập WTO, Việt Nam cũng còn nhiều hạn chế và tiếp tục phải đối diện với những khó khăn, thách thức mới.

Thứ nhất, năng lực cải cách thể chế theo hướng tự do hoá thương mại và đầu tư là khó khăn lớn nhất. Việc xây dựng một hệ thống luật pháp, chính sách phát triển kinh tế phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo thông thoáng nhưng chặt chẽ, ổn định và bảo vệ lợi ích quốc gia thật sự là một bài toán khó.

Thứ hai, năng lực cạnh tranh của các ngành kinh tế, của các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế, chưa được nâng lên tương ứng với yêu cầu mới.

Nền kinh tế nước ta vẫn đang trong giai đoạn CNH, HĐH với trình độ công nghệ sản xuất lạc hậu hơn nhiều so với các nước phát triển, quy mô của doanh nghiệp rất nhỏ, trình độ quản lý và kỹ năng kinh doanh chuyên sâu còn hạn chế, kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật lạc hậu, chính sách kinh tế còn nhiều bất cập, tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm thấp …. Điều đó dẫn đến khả năng cạnh tranh của nền kinh tế rất hạn chế.

Khi phải thực hiện các cam kết mở cửa thị trường, không phân biệt đối xử, xoá bỏ bao cấp và các loại trợ cấp bị cấm, nhất là các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, bảo hộ mậu dịch … sẽ làm cho các ngành, các doanh nghiệp gặp khó khăn lớn trong môi trường cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt, nhiều doanh nghiệp trong nước sẽ khó tồn tại hơn khi mà sản phẩm còn thiếu sức cạnh tranh trên thị trường mở cửa, thậm chí có nguy cơ phá sản, người lao động sẽ mất việc làm, tạo ra các áp lực xã hội mà Chính phủ phải dành một nguồn vốn đầu tư khá lớn để tạo lại việc làm. Nguồn thu ngân sách của Chính phủ sẽ giảm, gây khó khăn cho việc tái đầu tư vào cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.

Khi hội nhập sâu rộng hơn, nền kinh tế Việt nam sẽ chịu nhiều ảnh hưởng trực tiếp và dễ bị tổn thương hơn từ các biến cố kinh tế thế giới. Chẳng hạn như, tác động của khủng hoảng tài chính - tiền tệ toàn cầu năm 2008 đã làm cho lạm phát tăng cao, cán cân thương mại bị sụt giảm nghiêm trọng. Dòng vốn đầu tư đổ vào nhiều có thể mang theo nhiều rủi ro và làm trầm trọng thêm những yếu kém nội tại về cơ cấu kinh tế vĩ mô, đặc biệt là những dòng vốn chảy vào do đầu cơ có thể dễ dàng chảy ra nếu có sự thay đổi về tình hình kinh doanh hay kỳ vọng của các nhà đầu tư. Đồng tiền Việt Nam phụ thuộc vào đồng Đô la Mỹ, khi đồng USD giảm giá sẽ làm cho thu nhập của các nhà xuất khẩu Việt Nam giảm. Đối với các dịch vụ phân phối, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ được phép tham gia trong lĩnh vực bán lẻ đối với tất cả các sản phẩm nhập khẩu hợp pháp và sản xuất trong

thông qua các cơ sở thương mại cá thể nhỏ của Việt Nam sẽ khó cạnh tranh được với các trung tâm phân phối, bán hàng hoá với giá cả hấp dẫn và kinh doanh thương mại hiệu quả hơn nhờ vào lợi thế kinh tế theo quy mô của các doanh nghiệp nước ngoài…

Thứ ba, chất lượng nguồn nhân lực thấp đang là một cản trở đối với việc tiếp nhận các dự án FDI có công nghệ cao. Hiện tượng thiếu chuyên gia giỏi, thiếu nhà quản lý có năng lực, nhất là những nhà quản lý công nghệ cấp cao đã trở thành phổ biến. Bên cạnh đó, tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, sáng chế, bản quyền, nạn kinh doanh hàng giả, hàng nhái đang khá phổ biến và chưa có giải pháp khắc phục triệt để, đã kìm hãm sự phát triển của nền khoa học - công nghệ nước ta, làm chậm tiến trình đổi mới công nghệ của các ngành kinh tế.

Thứ tư, chất lượng xây dựng các chương trình hành động sau khi ra nhập WTO ở các tỉnh, thành chưa có hiệu quả cao, nhiều nơi còn xem nhẹ. Năng lực tổ chức thực hiện các chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ hội nhập còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo để tìm ra các cách làm mới mang lại hiệu quả cao.

3.1.3 Cơ hội và thách thức đối với sự chuyển dịch CCNKT ở Thanh Hoá

Bối cảnh trong nước và quốc tế sẽ tác động mạnh mẽ đến quá trình chuyển dịch CCNKT ở Thanh Hoá, tạo ra cả thời cơ và thách thức mới đan xen nhau.

Về thời cơ, trong bối cảnh chung của thời đại, Thanh Hoá hoàn toàn có thể mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, qua đó thu hút được các nguồn vốn đầu tư, khoa học kỹ thuật - công nghệ hiện đại để mở rộng năng lực sản xuất cho các ngành kinh tế; mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu và giao lưu hàng hoá.

Chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước đã và đang được điều chỉnh ngày càng phù hợp hơn, nhất là chính sách phát triển vùng miền. Là tỉnh giàu tiềm năng phát triển như Thanh Hoá sẽ được Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển, nhất là trong việc xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển những ngành công nghiệp hiện đại. Hiện nay, Thanh hoá đã được Thủ tướng chính phủ phê quyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến 2020, đặc biệt là quy

hoạch phát triển kinh tế - xã hội phía Tây đường Hồ Chí Minh, quy hoạch phát triển khu kinh tế Nghi Sơn và các khu - cụm công nghiệp khác, sẽ là cơ hội thuận lợi cho tỉnh tranh thủ được mọi nguồn vốn đầu tư phát triển.

Về thách thức, khả năng cạnh tranh của tỉnh còn nhiều hạn chế là một thác thức lớn nhất không dễ vượt qua. Thực tế, Thanh Hoá vẫn là một tỉnh nông nghiệp và nghèo, thu ngân sách chưa đủ chi và phải dựa phần lớn vào sự cân đối từ ngân sách trung ương, nên khả năng tích luỹ để tái đầu tư cho phát triển gần như chưa có. CCKT của tỉnh còn lạc hậu, lại tiềm ẩn bên trong nhiều nhân tố bất ổn định, trình độ sản xuất của các ngành kinh tế thấp kém, đội ngũ doanh nghiệp phần lớn có quy mô nhỏ, khả năng cạnh tranh thấp …sẽ là những khó khăn khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.

Nguồn nhân lực tuy dồi dào, nhưng chất lượng thấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo nhỏ, phần lớn là lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (chiếm gần 80%). Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội lạc hậu. Tiềm lực khoa học - công nghệ hạn chế mọi mặt … cũng đang là cản trở lớn cho chuyển dịch CCNKT.

Trong bối cảnh chung ấy, để có thể tranh thủ được thời cơ, vượt qua thử thách, đưa nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững thì nhiệm vụ quan trọng nhất của tỉnh là phải nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trên cơ sở phát huy tối đa các lợi thế so sánh hiện có. Muốn vậy, cần thiết phải xây dựng được quan điểm, phương hướng rõ ràng và tìm ra giải pháp hữu hiệu cho việc chuyển dịch CCNKT.

3.2 Quan điểm và phƣơng hƣớng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Thanh Hoá trong thời gian tới Thanh Hoá trong thời gian tới

Xuất phát từ thực trạng phát triển các ngành kinh tế của tỉnh, tiềm năng nhân tài, vật lực và những cơ hội to lớn do bối cảnh kinh tế đất nước và quốc tế đem lại, quá trình chuyển dịch CCNKT ở Thanh Hoá trong thời gian tới cần quán triệt các quan điểm cơ bản và thực hiện theo các phương hướng chủ yếu sau:

3.2.1 Quan điểm và mục tiêu chuyển dịch

1. Trên bình diện tổng quát, quá trình chuyển dịch CCNKT ở Thanh Hoá hiện nay về cơ bản phải tuân theo quy luật chung về chuyển dịch CCNKT trong thời kỳ CNH-HĐH. Đồng thời tích cực tiếp nhận những lĩnh vực khoa học công nghệ hiện đại một cách có lựa chọn và có sự chuẩn bị tốt các điều kiện về con người, cơ chế chính sách và cơ sở vật chất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Quá trình chuyển dịch CCNKT ở Thanh Hoá hiện nay phải hướng vào hội nhập và dựa vào hội nhập để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch.

3. Chuyển dịch CCNKT phải được thực hiện trong mối quan hệ hữu cơ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh, vùng kinh tế Trung Bộ và cả nước; tạo sự phân công, hợp tác có kế hoạch trong một cơ cấu thống nhất trong phạm vi vùng và cả nước, gắn sự phát triển của Thanh Hoá với sự phát triển của các tỉnh lân cận.

4. Chuyển dịch CCNKT ở Thanh Hoá cần đặt trên cơ sở phát huy cao độ nội lực của tỉnh (lao động, tài nguyên, các năng lực sản xuất hiện có, sẽ có …) đi đôi với việc mở rộng hợp tác, đưa việc hợp tác (nhất là hợp tác về đầu tư phát triển và du lịch) đi vào chiều sâu để thu hút ngày càng nhiều vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, đem lại hiệu quả thiết thực.

5. Chuyển dịch CCNKT nhằm đưa nền kinh tế của tỉnh tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh, hiệu quả ngày càng cao trên cơ sở bứt phá về công nghiệp, dịch vụ và chuyển mạnh nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá, nhanh chóng thích ứng với nhu cầu hội nhập và mở rộng hợp tác quốc tế. Thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu, từng bước chuyển sang nền kinh tế tri thức.

6. Phát triển kinh tế gắn với quốc phòng an ninh, bảo vệ môi trường bền vững, đảm bảo trật tự an toàn và tiến bộ xã hội. Đồng thời, gắn với việc hiện đại hoá bộ mặt đô thị và thay đổi đáng kể bộ mặt kinh tế - xã hội nông thôn.

7. Tạo môi trường đầu tư để thu hút đầu tư thuận lợi, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng để thu hút, khai thác các nguồn lực bên trong và bên ngoài để tất cả các TPKT phát triển.

8. Phát triển công nghiệp làm nền tảng để thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển, từ đó tạo ra sự tăng trưởng cao, kích thích các ngành dịch vụ phát triển,

tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động, giải quyết các vấn đề xã hội, ưu tiên đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật ở khu vực nông nghiệp, nông thôn.

9. Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch CCKT nông nghiệp và phát triển nông thôn, áp dụng tiến bộ vào sản xuất, tăng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp theo hướng phát triển mạnh chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản.

10. Chú trọng phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giải quyết tốt các vấn đề bức xúc, giữa vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Thanh Hóa (Trang 89)