Phát triển nguồn nhân lực là giải pháp có tính quyết định trong phát triển kinh tế - xã hội thành phố theo hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế; xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút và đào tạo nguồn nhân lực có chất
lƣợng, lao động có trình độ cao, đội ngũ quản lý nhà nƣớc, cán bộ kỹ thuật và quản lý doanh nghiệp, đào tạo lao động có tay nghề đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố đƣợc xem là nguồn lực quan trọng.
Mục tiêu là đa dạng về đội ngũ lao động có tay nghề và cán bộ quản lý doanh nghiệp, cán bộ kỹ thuật đầu đàn có tay nghề cao đƣợc thị trƣờng lao động trong và ngoài nƣớc chấp nhận. Dự kiến tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề sẽ vào khoảng trên 38% vào năm 2015 và trên 60% vào năm 2020.
Đầu tƣ cơ sở đào tạo có chất lƣợng bằng nhiều hình thức nhằm xây dựng Đà Lạt thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho tỉnh, toàn vùng và cả nƣớc. Có chính sách khuyến khích hỗ trợ thu hút các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp có dự án đầu tƣ qui mô lớn mở các trƣờng đào tạo hoặc liên kết mở các lớp đào tạo cho đào tạo làm việc tại doanh nghiệp sau khi đào tạo.
Có chính sách sử dụng và thu hút nhân tài, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ ngƣời lao động đƣợc đào tạo lại, học nghề mới, tự tìm kiếm việc làm đồng thời đẩy nhanh tốc độ đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ phù hợp với cơ cấu kinh tế - xã hội của thành phố .
3.2.3 Nhóm giải pháp quản lý thu ngân sách
Trong những năm tới để tiếp tục động viên mọi nguồn thu cho ngân sách, Thành phố cần đổi mới chính sách động viên nhằm giải phóng và khơi thông các nguồn lực, khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tƣ phát triển kinh doanh, đặc biệt là đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Muốn vậy, trƣớc hết phải thực hiện có hiệu quả Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tƣ, đồng thời các ngành chức năng trong hệ thống quản lý thu, chi NSNN cần tích cực hơn nữa trong việc thực hiện chƣơng trình cải cách, sắp xếp lại bộ máy, thực hiện theo cơ chế “một cửa” với mục tiêu giảm bớt thủ tục giấy tờ, công khai minh bạch về thủ tục, về quy trình thu, áp dụng nhiều biện pháp
nhằm khai thác nguồn thu hợp lý, chống thất thu trong mọi lĩnh vực. Để nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế có hiệu quả cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Thứ nhất, đổi mới cơ chế quản lý thu thuế
Cơ chế quản lý thu thuế là nội dung rất quan trọng trong quá trình thực hiện quản lý thu thuế. Cơ chế này cần đƣợc đổi mới theo hƣớng sau:
- Đề cao nghĩa vụ, tính chủ động của các tổ chức và cá nhân trong việc tự tính, tự kê khai và tự nộp thuế vào NSNN tự chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật thông qua việc mở rộng tiến tới thực hiện đại trà cơ chế tự kê khai - tự nộp thuế.
- Rà sóat, cải tiến, đánh giá bổ sung hòan thiện lại các quy trình quản lý thuế hiện hành, nghiên cứu xây dựng thêm một số quy trình mới để phục vụ cho việc thực hiện cơ chế tự khai tự nộp thuế và việc thực hiện luật quản lý thuế mà quốc hội khóa XI vừa thông qua.
- Đổi mới cơ chế quản lý thu thuế phải gắn liền với cải cách thủ tục hành chính thuế để tạo môi trƣờng thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân kinh doanh, tiết kiệm chi phí chung của xã hội.
- Cải cách quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể. Những năm qua thực hiện đƣờng lối phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần nên khu vực kinh tế hộ cá thể sản xuất kinh doanh và dịch vụ ở thành phố Đà Lạt phát triển rất mạnh, nguồn thu từ khu vực này chiếm hơn 60% trong tổng thu thuế từ khu vực kinh tế công thƣơng nghiệp ngoài quốc doanh hàng năm của Thành phố, tuy nhiên thất thu thuế từ khu vực này cũng không nhỏ. Do vậy đây là đối tƣợng nộp thuế cần đƣợc quan tâm đúng mức và cần có những đổi mới trong công tác quản lý thu thuế đối với đối tƣợng này. Cải cách công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể phải nhằm mục tiêu quản lý đƣợc tất cả
các hộ thực tế có kinh doanh, quản lý sát đúng doanh thu kinh doanh, đôn đốc hộ kinh doanh tự giác nộp đầy đủ kịp thời các khỏan thuế phải nộp vào ngân sách, hạn chế thất thu.
Thứ hai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế
- Chú trọng việc xây dựng nội dung tuyên truyền, biên tập các tài liệu tuyên truyền phong phú, đa dạng, dễ hiểu.
- Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, hỗ trợ đối tƣợng nộp thuế nhƣ: tuyên truyền qua phƣơng tiện thông tin đại chúng với các nội dung phong phú hơn, có thể xây dựng phim tài liệu, các tiểu phẩm hoặc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu chính sách, pháp luật về thuế; tuyên truyền thông qua các công cụ trực quan nhƣ tranh cổ động, panô áp phích… Thiết kế nội dung về chính sách thuế, các thủ tục hành chính thuế dƣới dạng tờ rơi, sổ tay phát miễn phí tại cơ quan thuế, kể cả các trung tâm công cộng nơi đối tƣợng nộp thuế thƣờng giao dịch..
- Thƣờng xuyên tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng các chuẩn mực kế toán, hệ thống kế toán, chế độ kế toán cho các doanh nghiệp, đồng thời cung cấp kịp thời những thông tin về chính sách, chế độ thuế cho các doanh nghiệp để chấp hành. Thiết lập đƣờng dây điện thọai nóng để kịp thời hƣớng dẫn, giải thích những vƣớng mắt cho đối tƣợng nộp thuế.
- Phải dựa vào sự đóng góp ý kiến của các đối tƣợng nộp thuế cũng nhƣ có biện pháp theo dõi nếu phát hiện có hành động lợi dụng các thủ tục về thuế để nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với tổ chức, cá nhân nộp thuế, tự đặt ra các thủ tục về thuế trái qui định phải kiên quyết xử lý nghiêm minh .
Thứ ba, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về thuế, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thuế
Công tác thanh tra, kiểm tra không chỉ tìm các đối tƣợng trốn, lậu thuế mà nó thể hiện ở hai mặt: phát hiện vi phạm pháp luật thuế thông qua đó xử lý những đối tƣợng cố tình vi phạm luật thuế chống đối không nộp thuế, từ đó tác dụng răn đe đối với những hiện tƣợng tiêu cực có thể nảy sinh. Để tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra trong giai đọan hiện nay cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
- Chi cục thuế thành phố cần phải chọn đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra phải có đầy đủ năng lực, trình độ chuyên môn và phẩm chất tốt để đảm đƣơng tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa thanh tra, kiểm tra với chính quyền địa phƣơng và các ngành có liên quan, nhất là các cơ quan bảo vệ pháp luật, nhằm đấu tranh chống các hành vi vi phạm nhƣ gian lận, trốn lậu thuế.
- Trong thanh tra, kiểm tra cần thực hiện đúng chính sách qui định, tránh lạm dụng chức quyền để tiêu cực. Quá trình thanh tra, kiểm tra cần xây dựng kế hoạch, phƣơng án cụ thể, tránh chồng chéo, gây phiền hà cho đối tƣợng đƣợc kiểm tra, ảnh hƣởng đến họat động sản xuất kinh doanh bình thƣờng của doanh nghiệp.
- Thực hiện đúng quy trình thanh tra, kiểm tra hòan thuế, quyết tóan thuế đối với doanh nghiệp.
- Xử lý kiên quyết nghiêm minh đối với các trƣờng hợp trốn thuế, lậu thuế, nợ đọng thuế kéo dài. Đối với các trƣờng hợp có khả năng trả nợ nhƣng chây ỳ , thách thức cần tham mƣu UBND Thành phố tổ chức cƣỡng chế, kê biên tài sản để thu hồi nợ thuế nhằm thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, răn đe những trƣờng hợp tƣơng tự.
- Cần tham mƣu cho UBND Thành phố có quy định cụ thể để tuyên dƣơng, khen thƣởng để khích lệ đối với những cá nhân, tổ chức kinh tế có số nộp thuế cao, thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế .
Thứ tư, nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý thu thuế
Đây là giải pháp có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định đến thành công của công tác cải cách và hiện đại hóa ngành thuế, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Trong công tác quản lý thu vai trò của bộ máy trực tiếp quản lý thu thuế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Xuất phát từ thực trạng về trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ chi cục thuế Đà Lạt hiện nay, việc xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức thuế có phẩm chất chính trị tốt, có đạo đức nghề nghiệp cao, có đủ năng lực nhất là kiến thức về kinh tế, tài chính để đáp ứng yêu cầu công tác quản lý thu thuế trong thời kỳ mới là một vấn đề hết sức bức bách.
Thứ năm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thu thuế nhằm nâng cao hiệu quả công tác thuế
Trong thời đại ngày nay, sự phát triển của công nghệ thông tin đã
mang lại những kết quả to lớn trên nhiều lĩnh vực, đối với công tác quản lý thu thuế việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tin học vào công tác thuế là yêu cầu khách quan và cấp bách, điều này sẽ giúp chuyển quản lý thu thuế theo dạng thủ công sang phƣơng pháp quản lý hiện đại dựa trên việc thu thập, phân tích thông tin về tình trạng nộp thuế và tình hình họat động kinh doanh của từng đối tƣợng để áp dụng biện pháp quản lý cho phù hợp. Chi cục thuế cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào các công tác chủ yếu sau :
- Đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý tờ khai thuế, tính thuế, tính nợ, tính phạt, kiểm tra hồ sơ hòan thuế qua đó tăng cƣờng quản lý đối tƣợng nộp thuế.
- Tuyên truyền, hỗ trợ đối tƣợng nộp thuế, thanh tra, kiểm tra thuế. - Cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ phục vụ công tác lãnh đạo chỉ đạo công tác thuế của thành phố.
- Kết nối mạng tin học giữa cơ quan thuế với cơ quan tài chính, KBNN thành phố để khai thác thông tin phục vụ công tác quản lý thuế, công tác đối chiếu, kiểm tra số liệu .
Thứ sáu, mở rộng công tác ủy nhiệm thu thuế cho các Xã phường
Việc thực hiện ủy nhiệm thu thời gian qua đã mang lại kết quả rất tích cực, UBND Xã, Phƣờng đã tăng cƣờng khai thác nguồn thu, bao quát nguồn thu, gắn thu ngân sách với nhu cầu chi, tăng cƣờng phối hợp với ngành thuế trong công tác thu, chống thất thu thuế có hiệu quả cao hơn. Trong thời gian tới cần tiếp tục mở rộng công tác ủy nhiệm thu cho Xã, Phƣờng, kiến nghị Tỉnh cho phép mở rộng sắc thuế đƣợc phép ủy nhiệm thu cũng nhƣ điều tiết 100% các khỏan thuế này về cho ngân sách Xã, Phƣờng, thực hiện đƣợc điều này sẽ tăng cƣờng tính tích cực, chủ động của địa phƣơng, chống thất thu sẽ đạt hiệu quả hơn, đồng thời giúp ngành thuế tiết giảm chi phí. Chi cục thuế phải có kế họach tiếp tục bồi dƣỡng, tập huấn cho cán bộ làm công tác ủy nhiệm thu về chính sách thuế, quy trình nghiệp vụ về thu thuế, sử dụng biên lai ấn chỉ cũng nhƣ tăng cƣờng kiểm tra đối với cán bộ trực tiếp làm công tác ủy nhiệm thu để kịp thời chấn chỉnh sai sót; thƣờng xuyên tổ chức sơ tổng kết để kịp thời rút kinh nghiệm trong công tác ủy nhiệm thu để nâng cao hiệu quả công tác ủy nhiệm thu.
Việc quản lý thu ngân sách Nhà nƣớc không chỉ dừng lại ở việc khai thác nguồn thu hiện có mà phải bằng chính sách nhằm nuôi dƣỡng các nguồn thu đã bị thu hẹp và mở rộng nguồn thu để không ngừng tăng nguồn thu trên địa bàn. Muốn vậy trong quá trình SXKD, các doanh nghiệp, hộ cá thể cần có sự hỗ trợ nhiều mặt của Nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng. Cần tạo môi trƣờng phát triển kinh tế NQD, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta về phát triển kinh tế nhiều thành phần và bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của mọi công dân là tiền đề cơ bản để định hƣớng phát triển kinh tế tƣ nhân. Tuy nhiên, để xác định phƣơng hƣớng, mục tiêu, bƣớc đi và các giải pháp cụ thể phải gắn liền với những điều kiện thực tế ở mỗi địa phƣơng, địa bàn.
Thứ tám, tăng cường vai trò lãnh đạo của Thành ủy, UBND thành phố đối với ngành thuế;
Thời gian qua, Thành ủy, UBND Thành phố đã dành nhiều công sức để lãnh đạo công tác quản lý thu thuế, đã mang lại kết quả to lớn, thành phố luôn hòan thành kế họach đƣợc giao, tuy nhiên kết quả đó vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng kinh tế của thành phố. Vấn đề đặt ra trong công tác quản lý thu thuế trong thời gian tới đó là phải tăng cƣờng sự lãnh đạo của Thành ủy, UBND thành phố đối với ngành thuế, xây dựng và củng cố mối quan hệ giữa ngành thuế với các ngành có liên quan và UBND các xã, phƣờng trong công tác thuế, cụ thể là:
- Cần đổi mới tổ chức việc quản lý thu thuế sao cho thực sự gắn bó giữa ngành thuế với chính quyền các cấp, xác định rõ nhiệm vụ Đảng lãnh đạo chính quyền đối với công tác thuế, đặc biệt là cá nhân ngƣời đứng đầu các cấp chính quyền phải đảm bảo trƣớc Nhà nƣớc về việc chấp hành nộp thuế ở địa phƣơng mình.
- Các cấp chính quyền (thành phố, xã, phƣờng) cần xây dựng kế hoạch và nội dung chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thu thuế, giám sát ngành thuế theo nguyên tắc song trùng lãnh đạo, muốn làm đƣợc điều đó cần phải thực hiện: cụ thể hoá các văn bản pháp quy: qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phƣơng (thành phố, xã phƣờng), của các ngành trong việc chỉ đạo thực hiện quản lý thu thuế, quản lý bộ máy thuế trên địa bàn trong việc thực hiện Luật thuế.
- Có sự phân công, phân cấp cụ thể trong phối hợp giữa ngành thuế với chính quyền địa phƣơng về tổ chức chỉ đạo, lãnh đạo thu thuế. Tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm hoặc khoán trắng cho ngành thuế.
- Thành phố phải xây dựng kế hoạch, giao nhiệm vụ cụ thể cho ngành thuế, thông qua đó kiểm tra, đôn đốc, giám sát uốn nắn và xử lý những vấn đề liên quan đến công tác quản lý thu trên địa bàn thành phố. Đồng thời lãnh đạo, chỉ đạo các ngành hữu quan, phối, kết hợp trong việc thực hiện nhiệm vụ thu trên địa bàn.
3.2.4. Nhóm giải pháp quản lý chi ngân sách
- Nâng cao hiệu quả quản lý chi đầu tƣ phát triển
Nâng cao hiệu quả quản lý chi đầu tƣ là yêu cầu cấp bách trong điều kiện hiện nay. Để nâng cao hiệu quả quản lý chi đầu tƣ cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, việc xây dựng kế họach đầu tƣ hàng năm phải tuân thủ chặt chẽ những quy định của Nhà nƣớc về quản lý đầu tƣ và xây dựng. Việc bố trí danh mục dự án chuẩn bị đầu tƣ, dự án quy họach, chuẩn bị thực hiện, thực hiện đầu tƣ phải tuân thủ chặc chẽ các điều kiện để đƣợc ghi vốn; cơ cấu vốn đầu tƣ phải đảm bảo định hƣớng phát triển KT-XH của thành phố, không bố trí dàn trải, bố trí vƣợt quá khả năng cân đối của ngân sách, các công trình
nhóm C phải bố trí vốn để đảm bảo thực hiện trong 2 năm. Ƣu tiên bố trí vốn