Phƣơng hƣớng phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách Nhà nước tại thành phố Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng (Trang 104)

Bảng 3.1. Mục tiêu tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố giai

đoạn 2011-2020 Mục 2015 2020 Bình quân (%) 2011- 2015 2016- 2020 1.Tổng GDP (SS 94) 4.277,0 9.234,45 17,6 17,1 Du lịch, dịch vụ 3.288,00 7.508,42 19 18,0 Công nghiệp-Xây dựng 625,00 1.366,11 16,2 17,0 Nông, lâm, ngƣ nghiệp 322,00 359,91 9,3 5,0

2.Tổng GDP (giá hiện hành) 11910,00 27947,67

Du lịch, dịch vụ 8.992,00 21.240,23 Công nghiệp-Xây dựng 2.030,00 5.449,80 Nông, lâm, ngƣ nghiệp 888,00 1.257,65

3.Cơ cấu 100 100

Du lịch, dịch vụ 75,50 76,00

Công nghiệp-Xây dựng 17,0 19,50

Nông, lâm, ngƣ nghiệp 7,5 4,50

4.Cơ cầu hai nhóm ngành NN và phi NN 100 100

Nông nghiệp 7,7 4,5

Phi nông nghiệp 92,3 95,5

5.Cơ cấu hai nhóm ngành sản xuất vật chất và

phi vật chất 100 100

Sản xuất vật chất 25,0 24,0

Phi vật chất 75,0 76,0

6.GDP/ngƣời(triệu đồng.HH) 52 120,00

Nguồn: UBND thành phố Đà Lạt- Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Đà Lạt đến năm 2020.

Để đạt đƣợc những chỉ tiêu nhƣ trên cần có những phƣơng hƣớng nhƣ: Phát triển kinh tế xã hội của thành phố Đà Lạt phải tuân thủ chặt chẽ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lâm Đồng đồng thời phải đƣợc đặt trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên và mối liên kết với các vùng, địa phƣơng khác.

Khai thác tối đa có hiệu quả nguồn nội lực và bằng mọi cách thu hút các nguồn ngoại lực đẩy mạnh công cuộc phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện, nâng cao nhịp độ và chất lƣợng tăng trƣởng trong từng ngành, từng lĩnh vực của thành phố; bảo đảm cho nền kinh tế thành phố tiếp tục tăng tốc, đột phá, nhanh chóng trở thành địa bàn trọng điểm kinh tế của tỉnh Lâm Đồng, vùng Tây Nguyên, trở thành thành phố văn hóa-du lịch với các chức năng: (1) trung tâm du lịch, nghỉ dƣỡng sinh thái của cả nƣớc và quốc tế; (2) là một trong những trung tâm giáo dục - đào tạo đa ngành, khoa học - công nghệ, y tế và văn hoá lớn của vùng và cả nƣớc, (3) là đô thị sinh thái và đô thị bảo tồn di sản kiến trúc, (4) là trung tâm sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, (5) có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.

Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo hƣớng tăng tỷ trọng Du lịch, dịch vụ giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Tập trung phát triển du lịch chất lƣợng cao, giá trị gia tăng lớn kết hợp với các dịch vụ cao cấp về đào tạo, khoa học, thông tin, tài chính để thành phố Đà Lạt trở thành thành phố du lịch, dịch vụ chất lƣợng cao của cả nƣớc và khu vực. Ƣu tiên phát triển các ngành công nghiệp sạch giá trị cao. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn, bền vững và hƣớng mạnh ra xuất khẩu trên địa bàn thành phố

Không ngừng nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao của thành phố trong cả nƣớc và ở nƣớc

ngoài. Tăng cƣờng đào tạo đội ngũ công chức, công nhân và lao động kỹ thuật, đội ngũ chuyên gia giỏi về công nghệ và quản lý, đội ngũ các doanh nhân.

Gắn tăng trƣởng kinh tế đảm bảo công bằng xã hội, thu hẹp sự chênh lệch mức sống giữa các tầng lớp dân cƣ, giữa nội thành và ngoại thành.

Phát triển bền vững, gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trƣờng và đảm bảo phát triển xã hội. Phải đƣợc xác định các định hƣớng ngành, trong xây dựng các dự án cũng nhƣ thiết kế, xây dựng các công trình trên địa bàn thành phố. Đà Lạt phải trở thành thành phố du lịch xanh, sạch đẹp và thân thiện với môi trƣờng.

Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Phát triển kinh tế đi liền với xây dựng và củng cố hệ thống chính trị vững mạnh, thực hiện tốt chính sách dân tộc và tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc. Xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc trên từng địa bàn, xem đây là nền tảng chủ yếu để phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố .

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách Nhà nước tại thành phố Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)