Dự báo tình hình phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách Nhà nước tại thành phố Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng (Trang 103)

Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO và hội nhập kinh tế quốc tế, yếu tố này đã tạo ra một làn sóng đầu tƣ mới, tạo cho thị trƣờng xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của Lâm Đồng nói chung và Đà Lạt nói riêng phong phú hơn về chủng loại, nhạy cảm hơn về giá cả. Do tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thị trƣờng sẽ có những thay đổi vô cùng to lớn, tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triển.

Nguồn vốn nƣớc ngoài có vai trò quan trọng trong quá trình thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Đà Lạt ƣu tiên thu hút và sử dụng ODA cho các lĩnh vực nhƣ trồng rừng và bảo vệ các vƣờn quốc gia; xây dựng các công trình thủy lợi; phòng chống thiên tai, dịch bệnh; cải thiện khả năng tiếp cận các cơ sở hạ tầng nông thôn; tăng cƣờng các cơ hội tạo thu nhập cho ngƣời dân nông thôn; tăng cƣờng năng lực quản lý hành chính các cấp;

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng, đến năm 2020 tỉnh Lâm Đồng trở thành tỉnh phát triển khá của vùng Tây Nguyên có ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, có hệ thống kết cấu hạ tầng cơ bản đồng bộ, theo hƣớng hiện đại; phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo để đáp ứng nguồn nhân lực cho phát triển; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân các dân tộc; quốc phòng, an

ninh đƣợc bảo đảm. Đòi hỏi thành phố Đà Lạt phải có tốc độ tăng trƣởng nhanh hơn để từng bƣớc thể hiện rõ hơn vai trò của mình trong tỉnh Lâm Đồng và vùng Tây Nguyên, thực sự đi đầu trong một số lĩnh vực.

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách Nhà nước tại thành phố Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng (Trang 103)