Công tác kiểm tra, giám sát đƣợc thành phố Đà Lạt coi trọng và là nhiệm vụ hàng đầu trong quản lý điều hành ngân sách.
Công tác kiểm tra, thanh tra trên tất cả các lĩnh vực quản lý tài chính và thu chi ngân sách nhà nƣớc từ trung ƣơng đến địa phƣơng quan tâm với mục tiêu chủ yếu là phòng ngừa, ngăn chặn các sai phạm; giúp đỡ các đơn vị kịp thời chấn chỉnh khuyết điểm trong công tác quản lý tài chính và NSNN. Đồng
thời, thông qua kiểm tra, thanh tra phát hiện các sơ hở, vƣớng mắc của chính sách, chế độ để đề xuất, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế.
Phòng Tài chính - Kế hoạch đã thực hiện chế độ kiểm tra kế toán thƣờng xuyên, định kỳ đối với các đơn vị, nhƣ kiểm tra quyết quý, 06 tháng và năm. Chi cục Thuế kiểm tra đột xuất định kỳ các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân có nghĩa vụ thu nộp ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách các cấp. Trong quá trình kiểm tra kế toán, xét duyệt và thẩm định quyết toán, đã phát hiện các khoản thu của các tổ chức, cá nhân đã nộp ngân sách nhà nƣớc không đúng quy định của pháp luật phải hoàn trả từ ngân sách nhà nƣớc cho các tổ chức cá nhân và hạch toán giảm thu ngân sách. Những khoản chi không đúng chế độ quy định của pháp luật đã thu hồi ngay cho ngân sách nhà nƣớc và hạch toán giảm chi ngân sách nhà nƣớc.
Thực hiện Quyết định số 890/QĐ-KTNN ngày 12/7/2010 của Tổng Kiểm toán Nhà nƣớc về kiểm toán ngân sách, tiền và tài sản nhà nƣớc năm 2010 của tỉnh Lâm Đồng. Tổ Kiểm toán thuộc Đoàn kiểm toán nhà nƣớc tại tỉnh Lâm Đồng của kiểm toán nhà nƣớc khu vực VIII đã tiến hành kiểm toán Báo cáo quyết toán ngân sách, tiền và tài sản nhà nƣớc năm 2010 của Thành phố Đà Lạt từ ngày 26/7/2011 đến ngày 06/8/2011.
Nội dung kiểm toán: Kiểm toán việc quản lý và sử dụng các khoản thu, chi ngân sách, tiền và tài sản nhà nƣớc; kiểm toán việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ quản lý tài chính, kế toán.
Phạm vi: Kiểm toán Báo cáo quyết toán ngân sách, tiền và tài sản nhà
nƣớc năm 2010 và các thời kỳ trƣớc, sau có liên quan của các đơn vị đƣợc kiểm toán tại thành phố Đà Lạt. Kết luận của kiểm toán nhƣ sau:
Báo cáo quyết toán ngân sách năm 2010 của thành phố Đà Lạt xét trên khía cạnh trọng yếu đã phản ánh đầy đủ, trung thực các nội dung thu, chi ngân sách địa phƣơng.
Việc lập và giao dự toán thu, chi của thành phố phù hợp với dự toán của tỉnh giao về tổng số và cơ cấu của các lĩnh vực. UBND thành phố phân bổ dự toán thu, chi cho các đơn vị trực thuộc và ngân sách cấp xã, phƣờng phù hợp với Nghị quyết của HĐND thành phố và các qui định của Luật NSNN.
Về cơ bản, địa phƣơng đã chấp hành theo dự toán đƣợc duyệt, các đơn vị thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ.
Công tác khoá sổ, lập báo cáo quyết toán ngân sách cơ bản theo qui định, một số đơn vị lập báo cáo quyết toán chƣa đầy đủ mẫu biểu, hạch toán kế toán chƣa đúng chế độ qui định.
Thành phố Đà Lạt đã có nhiều biện pháp quản lý, điều hành ngân sách góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo trật tự an ninh trên địa bàn.
Từ năm 2009-2011 Hội đồng nhân dân Thành phố đã tổ chức 02 đợt giám sát chuyên đề về ngân sách đó là: Tình hình triển khai thực hiện Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 trên địa bàn thành phố Đà Lạt; Công tác quản lý hoạt động kinh doanh karaoke và hoạt động quảng cáo trên địa bàn Thành phố Đà Lạt.
Mục đích giám sát: Nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về chuyên môn và quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh karaoke và hoạt động quảng cáo thuộc thẩm quyền đƣợc phân cấp quản lý của UBND thành phố Đà Lạt.
Qua giám sát ban KTXH có kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh karaoke và quảng cáo trên địa bàn, góp phần xây dựng Thành phố văn minh, thân thiện và chống thất thu ngân sách trong thời gian tới.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra tài chính thời gian qua đã tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm nhƣ đẩy mạnh việc thanh tra các đối tƣợng
nộp thuế nhằm thu đúng, thu đủ, chống thất thu thuế; thanh tra công tác quản lý và điều hành NSNN của các đơn vị; thanh tra công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB của các ngành, địa phƣơng; thanh tra việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng; tăng cƣờng việc gíam sát và kiểm tra các hoạt động thu, chi ngân sách qua hệ thống kho bạc nhà nƣớc ….Qua đó đã có nhiều kiến nghị với các đơn vị đƣợc kiểm tra, thanh tra ngành, địa phƣơng về việc chấn chỉnh, xử lý công tác quản lý; kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách, chế độ. Ngoài ra còn thu vào cho NSNN một số tiền không nhỏ,…góp phần tích cực vào việc thắng lợi nhiệm vụ quản lý tài chính và thu, chi NS của ngành Tài chính.
Tuy nhiên trong thời gian qua, hoạt động thanh kiểm tra tài chính còn một số hạn chế, đó là sự nhận thức chƣa đầy đủ về kiểm tra, thanh tra tài chính, coi công tác kiểm tra, thanh tra tài chính là nhiệm vụ của cơ quan kiểm tra, thanh tra chuyên trách chứ không phải nhiệm vụ của chính mình. Vì vậy có nơi chƣa gắn nhiệm vụ quản lý với nhiệm vụ thanh kiểm tra với mỗi tổ chức, cá nhân trong công tác chuyên môn nhằm nâng cao chất lƣợng quản lý. Hoạt động của cơ quan thanh tra tài chính chƣa ngang tầm với yêu cầu quản lý, có lúc còn nặng nề việc thực hiện các cuộc kiểm tra, thanh tra mang tính chất làm thay đơn vị mà chƣa chú ý mà chƣa làm tốt vai trò tham mƣu cho lãnh đạo.
Nhƣ vậy công tác thanh kiểm tra tài chính là một đòi hỏi khách quan nhằm đáp ứng yêu cầu lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nƣớc về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Với mục đích trƣớc hết là nhằm ngăn ngừa, không để xảy ra thiếu sót, sai phạm; cái đã xảy ra phải kịp thời phát hiện để chấn chỉnh và xử lý, luôn lấy phƣơng châm coi trọng cả hai mặt “ xây và chống”. Ngƣời lãnh đạo, quản lý phải tổ chức tốt, chỉ đạo sâu sát công tác thanh tra.