Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về liên kết đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động liên kết giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp trong đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội (Trang 81)

giữa cơ sở dạy nghề và DN

3.3.2.1. Mục tiêu

Thiết lập hành lang pháp lý cụ thể tạo điều kiện cho cơ sở dạy nghề và DN thực hiện tốt chủ trƣơng liên kết trong đào tạo và sử dụng lao động qua đào tạo.

3.3.2.2. Nội dung biện pháp

- Cụ thể hoá các điều khoản đã đƣợc qui định trong Luật Giáo dục (Điều 59) và Luật Dạy nghề (Điều 50);

- Xây dựng chính sách đối với ngƣời lao động qua đào tạo nghề;

- Bổ sung cơ chế chính sách để huy động các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề.

- Bƣớc 1: Xây dựng kế hoạch

+ Đánh giá tổng thể các nội dung liên quan đến hoạt động liên kết giữa cơ sở dạy nghề với các DN, chỉ rõ điểm mạnh, điểm yếu để làm cơ sở cho việc hoàn thiện và đổi mới các nội dung này cho phù hơp với thực tế.

+ Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, quy định rõ ràng các phƣơng pháp và cách thức thực hiện, các bên liên quan trong quá trình thực hiện.

+ Cần xác định rõ ràng chỉ tiêu, dự kiến về nhân lực, vật lực và tài lực. + Cần xác định cụ thể về tiến độ, lộ trình thực hiện.

- Bƣớc 2: Tổ chức thực hiện

+ Cụ thể hoá các điều khoản đã đƣợc qui định trong Luật Giáo dục (Điều 59) và Luật Dạy nghề (Điều 50), qui định cụ thể về nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền hạn, quyền lợi của cơ sở dạy nghề và DN cũng nhƣ những chính sách khuyến khích trong việc thực hiện liên kết, liên doanh trong đào tạo, có thể bao gồm:

+ Phạm vi, hình thức và các nội dung trong hợp tác, liên doanh, liên kết đào tạo; + Các nguồn lực phục vụ liên doanh, liên kết (nhân lực, vật lực, tài lực);

+ Một số chính sách khuyến khích liên doanh, liên kết.

Chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc, các cấp các ngành cho các DN để giải quyết những khó khăn nảy sinh trong quá trình triển khai thực hiện liên doanh, liên kết đào tạo với cơ sở dạy nghề. Việc tham gia liên kết đào tạo với cơ sở dạy nghề dẫn đến việc phân tán nguồn lực của sản xuất và ít nhiều cũng ảnh hƣởng đến kế hoạch và tiến độ sản xuất. Do vậy, ở nhiều nƣớc, các cơ sở sản xuất phải xây dựng những phân xƣởng dành riêng để đào tạo nghề và bố trí một số công nhân, kỹ sƣ giỏi tham gia đào tạo liên kết với cơ sở dạy nghề. Ở nƣớc ta, các DN chƣa có điều kiện để thực hiện điều này. Do vậy, cần có chính sách để hỗ trợ cho các DN thực hiện tốt nhiệm vụ liên doanh, liên kết với các cơ sở đào tạo, giữ đƣợc mối liên kết đào tạo một cách bền vững để vừa phát triển nhân lực, vừa phát triển sản xuất.

+ Xây dựng chính sách đối với ngƣời lao động qua đào tạo nghề (ở cơ sở dạy nghề tại DN) và tự nâng cao tay nghề trong quá trình làm việc. Học sinh, sinh viên của cơ sở dạy nghề đến các DN thực tập vừa rèn luyện kĩ năng theo chƣơng trình đào tạo vừa tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, cần có những quy định để ngƣời thực tập đƣợc hƣởng chế độ nhất định với tƣ cách ngƣời lao động. Xây dựng và ban hành chính sách tiền lƣơng cơ bản tƣơng ứng với từng cấp trình độ đào tạo nghề (sơ cấp

nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề) và với từng bậc trình độ kỹ năng nghề quốc gia (theo 5 bậc kỹ năng nghề).

+ Bổ sung cơ chế chính sách để huy động các DN tham gia đào tạo nghề và phát triển cơ sở dạy nghề tại DN. Các DN có hoạt động dạy nghề, chi phí đào tạo đƣợc tính trong chi phí giá thành; đƣợc miễn, giảm thuế thu nhập DN hoặc đƣợc trích một phần thu nhập trƣớc thuế để thực hiện đào tạo nghề.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động liên kết giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp trong đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)