Theo quan điểm hệ thống cấu trúc

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động liên kết giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp trong đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội (Trang 75)

Đào tạo nghề là một quá trình bao gồm trong nó nhiều thành tố cấu trúc, các thành tố có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, kìm hãm nhau hoặc thúc đẩy nhau cùng phát triển.

Thông tin luôn đƣợc coi là yếu tố huyết mạch của hệ thống. Trong mối quan hệ giữa nhà trƣờng và DN, có thể coi đây là sự tƣơng tác giữa các hệ thống con trong hệ thống xã hội. Do vậy để sự hợp tác giữa cơ sở dạy nghề với DN ngày càng phát triển theo hƣớng đem lại lợi ích cho cả hai phía nhà trƣờng và DN thì không thể không coi trọng việc thiết lập hệ thống trao đổi thông tin giữa các bên.

Nếu một thành tố nào đó trong hệ thống vận động và phát triển, nó sẽ tác động qua lại với các thành tố khác trong hệ thống khiến các thành tố khác cũng vận động và phát triển theo. Nếu mục tiêu, nội dung chƣơng trình đã có sự thay đổi theo hƣớng phù hợp với thực tiễn sản xuất thì ngƣời cán bộ giáo viên cũng cần phải có năng lực phù hợp với thực tiễn sản xuất.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề là một trong những thành tố cấu trúc của quá trình đào tạo nghề. Khi đƣợc đầu tƣ nâng cấp nó sẽ thúc đẩy các thành tố cấu trúc khác trong quá trình đào tạo nghề vận động và phát triển, góp phần nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đào tạo nghề.

Cơ chế, chính sách là các yếu tố bên ngoài có tác động, ảnh hƣởng, thậm chí quyết định đến sự hợp tác giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp.

3.3.2. Theo quan điểm thị trường

Chất lƣợng đào tạo phải đáp ứng đƣợc yêu cầu của sản xuất, đào tạo nhân lực phải gắn với nhu cầu thị trƣờng lao động. Các lĩnh vực sản xuất phải phục vụ và tuân thủ nhu cầu, sự biến động của thị trƣờng. Khi các lĩnh vực sản xuất có sự biến động kéo theo nó yêu cầu về kiến thức kỹ năng và thái độ làm việc của ngƣời lao động cũng có sự thay đổi để phù hợp. Muốn vậy, nhất thiết phải có sự hoàn thiện và đổi mới mục tiêu, nội dung chƣơng trình đào tạo, phƣơng pháp, trình độ năng lực của giáo viên, chính sách v.v. để tiếp cận sự thay đổi đó.

Các trung tâm thông tin về đào tạo nghề và nhu cầu xã hội cũng đƣợc coi là một trong những yếu tố có liên quan mật thiết đến quá trình đào tạo nghề, vì ở một góc độ nhất định, nó là cầu nối giữa nhà trƣờng và DN.

3.3.3. Tiếp cận theo quan điểm lịch sử - thực tiễn

- Chúng ta đang sống và làm việc trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, vấn đề thông tin chính là tri thức, là kinh tế. Ai nắm bắt thông tin chậm sẽ bị các đối thủ cạnh tranh đẩy lại phía sau, hay nói cách khác là bị tụt hậu. Trên thực tế, do có sự hỗ trợ đắc lực của các công nghệ thông tin hiện đại, các quyết định quản lý của ngƣời lãnh đạo đƣợc đƣa ra nhanh hơn, đƣợc triển khai tới đối tƣợng quản lý nhanh hơn. Hiện nay trƣớc yêu cầu cạnh tranh trong đào tạo để đáp ứng nhu cầu của DN, cần thiết phải thiết lập và phát triển hệ thống thông tin đào tạo nghề từ trung ƣơng tới địa phƣơng, gồm bộ phận chuyên trách để khai thác và xử lý thông tin phục vụ cho chiến lƣợc phát triển dạy nghề nói chung và hoạt động liên kết giữa cơ sở dạy nghề với DN nói riêng. Tuy nhiên, qua điều tra thực trạng thì công tác này còn rất hạn chế so với tiềm năng. Qua kết quả trả lời của các khách thể điều tra thì họ đánh giá hiệu quả của nội dung này chỉ đạt 2,28 điểm, chƣa đạt mức trung bình là 2,5 điểm. Do vậy, cần phải có sự nghiên cứu đề xuất và hoàn thiện biện pháp thiết lập và phát triển hệ thống thông tin đào tạo nghề để xử lý thông tin về thị trƣờng lao động và nhu cầu của DN.

- Cơ chế, chính sách có tính định hƣớng và ổn định tƣơng đối, luôn cần đƣợc bổ sung hoàn thiện để có sự phù hợp với sự phát triển của thực tiễn sản xuất. Bất kỳ một tổ chức hay một hoạt động nào muốn thực hiện đúng mục tiêu, đúng kế hoạch, đồng thời có thể kiểm tra đánh giá đƣợc đều cần phải có các quy định và hƣớng dẫn thực hiện cụ thể. Trong lĩnh vực liên kết giữa nhà trƣờng với DN luôn có sự vận động phát triển, do vậy cần thƣờng xuyên nghiên cứu, rà soát để bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách cho sự liên kết này. Qua kết quả trả lời của các khách thể điều tra thì họ đánh giá hiệu quả của công tác này chỉ đạt 1,95 điểm, quá thấp so với mức độ trung bình là 2,5 điểm. Do vậy cần thiết phải đề xuất biện pháp bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách về đào tạo để tạo các điều kiện thuận lợi cho sự liên kết giữa nhà trƣờng với DN trong đào tạo.

- Do tính chất của nền kinh tế luôn có sự biến động, khiến các DN luôn phải có sự vận động để thích ứng, điều này khiến cho hoạt động liên kết giữa nhà trƣờng với DN cần phải có sự vận động biến đổi theo, vì vậy cần không ngừng hoàn thiện và đổi mới phƣơng thức, hình thức, mức độ hợp tác. Trên thực tế, các cơ sở dạy nghề và DN cũng đã thực hiện công tác này song hiệu quả vẫn còn ở mức hạn chế. Qua kết quả trả lời của các khách thể điều tra thì họ đánh giá hiệu quả của công tác này chỉ đạt 2,08 điểm, chƣa đạt yêu cầu so với mức trung bình là 2,5 điểm. Do vậy, cần nghiên cứu đề xuất biện

pháp quản lý nhằm hoàn thiện phƣơng thức, hình thức, mức độ hợp tác với DN.

- Qua kết quả trả lời của các khách thể điều tra thì họ đánh giá hiệu quả của việc cải tiến mục tiêu, nội dung chƣơng trình cho phù hợp với thực tiễn sản xuất của DN mà các cơ sở dạy nghề đang thực hiện mới đạt 2,59 điểm, chỉ cao hơn so với mức trung bình 2,5 một chút. Do vậy, cần phải có sự nghiên cứu đề xuất biện pháp quản lý nhằm đổi mới và hoàn thiện mục tiêu, nội dung chƣơng trình đào tạo để đáp ứng nhu cầu xã hội.

- Trên thực tế các nhà trƣờng cũng tiến hành bồi dƣỡng nâng cao năng lực cho cán bộ giáo viên phù hợp với thực tiễn sản xuất của DN song hiệu quả chƣa đƣợc cao. Qua kết quả trả lời của các khách thể điều tra thì họ đánh giá hiệu quả của công tác này chỉ đạt 2,36 điểm so với mức độ trung bình là 2,5 điểm. Do vậy, cần thiết phải đề xuất biện pháp quản lý nhằm bồi dƣỡng nâng cao năng lực cho cán bộ giáo viên phù hợp với thực tiễn sản xuất của DN.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề là công cụ, phƣơng tiện để học sinh học tập lý thuyết và thực hành nghề. Các nhà trƣờng đầu tƣ trang bị theo hƣớng giúp học sinh học tập, rèn luyện trong những điều kiện giống nhƣ môi trƣờng làm việc tại DN thì chất lƣợng đào tạo sẽ dễ đạt tiêu chí là đáp ứng đƣợc nhu cầu của DN. Qua kết quả trả lời của các khách thể điều tra thì họ đánh giá hiệu quả nội dung đầu tƣ, bổ sung cơ sở vật chất của các nhà trƣờng là 2,35 điểm, chƣa đạt yêu cầu so với mức độ trung bình là 2,5 điểm. Do vậy, cần thiết phải đề xuất biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề.

3.4 . Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động liên kết giữa cơ sở dạy nghề với DN

trong đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội

3.4.1. Phát triển hệ thống thông tin đào tạo nghề và nhu cầu xã hội

3.1.1.1. Mục tiêu

Phát triển hệ thống thông tin ĐTN và nhu cầu xã hội nhằm:

- Thu thập, đánh giá, cung cấp thông tin về nhu cầu xã hội đối với ĐTN và thực trạng của ĐTN so với nhu cầu xã hội để phục vụ công tác dự báo, xây dựng kế hoạch phát triển toàn hệ thống ĐTN và từng cơ sở dạy nghề nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội;

- Cung cấp cho các cơ sở sử dụng nhân lực thông tin về ngành, nghề đào tạo, chƣơng trình đào tạo và các vấn đề liên quan đến khả năng đáp ứng của ĐTN đối với nhu cầu DN; thu hút sự quan tâm và đóng góp của cơ sở sử dụng nhân lực;

- Cung cấp cho ngƣời có nhu cầu học nghề thông tin chính xác về ĐTN, nhu cầu của TTLĐ đối với ngành, nghề đào tạo; giúp họ có những lựa chọn đúng những nghề cần học và tìm kiếm việc làm.

3.3.1.2. Nội dung biên pháp

- Xây dựng Trung tâm thông tin quốc gia về ĐTN và nhu cầu xã hội trực thuộc cơ quan quản lý nhà nƣớc về ĐTN ở trung ƣơng;

- Phát triển các trung tâm thông tin vệ tinh cấp tỉnh/thành phố về ĐTN và nhu cầu xã hội;

- Chỉ đạo thành lập tổ thông tin ĐTN và nhu cầu xã hội trong cơ sở dạy nghề; - Tăng cƣờng công tác quản lý, phát huy vai trò của các trung tâm giới thiệu việc làm.

3.3.1.3. Tổ chức thực hiện

a) Xây dựng trung tâm thông tin quốc gia về đào tạo nghề và nhu cầu xã hội trực thuộc cơ quan quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề ở trung ƣơng.

Để có đƣợc thông tin về đào tạo và nhu cầu xã hội, Nhà nƣớc chỉ đạo hình thành Trung tâm thông tin quốc gia về ĐTN và nhu cầu xã hội nhằm phân tích, đánh giá và cung cấp thông tin về ĐTN và nhu cầu xã hội phục vụ cho công tác đào tạo. Tiếp đó, hình thành mạng lƣới thông tin về ĐTN và nhu cầu xã hội trên toàn quốc phục vụ cho ĐTN, lao động và việc làm.

Trung tâm có nhiệm vụ:

- Phát triển hệ thống thông tin về ĐTN và Nhu cầu xã hội; tin học hóa công tác thông tin quản lý ĐTN trên phạm vi toàn quốc;

- Xây dựng bộ công cụ điều tra, thu thập, phân tích, đánh giá thông tin về đào tạo và TTLĐ thống nhất chung trong toàn hệ thống;

- Cung cấp thông tin về chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc về phát triển KT- XH, nhu cầu xã hội về ĐTN, năng lực đáp ứng nhu cầu xã hội của hệ thống ĐTN (số lƣợng, chất lƣợng nhân lực qua đào tạo, cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề);

- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức của hệ thống đào tạo nhân lực và hệ thống sử dụng nhân lực; từ đó đƣa ra dự báo về nhu cầu xã hội đối với ĐTN;

- Lập kế hoạch phát triển hệ thống ĐTN cho thời kỳ ngắn hạn và thời kỳ dài hạn. b) Phát triển các trung tâm thông tin vệ tinh cấp tỉnh/thành phố về đào tạo nghề và nhu cầu xã hội.

Các sở LĐ-TB&XH xây dựng trung tâm thông tin vệ tinh cấp tỉnh/thành phố về ĐTN và nhu cầu xã hội.

Trung tâm thông tin vệ tinh có chức năng, nhiệm vụ:

- Là đầu mối liên lạc giữa trung tâm hệ thống thông tin quốc gia về ĐTN và nhu cầu xã hội với các tổ thông tin ĐTN và nhu cầu xã hội của cơ sở dạy nghề và các trung tâm giới thiệu việc làm trên địa bàn;

- Cung cấp thông tin về chủ trƣơng, chính sách, chiến lƣợc của nhà nƣớc và địa phƣơng về phát triển KT-XH và ĐTN;

- Thu thập, xử lý thông tin về nhu cầu xã hội đối với ĐTN, năng lực đáp ứng nhu cầu xã hội của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn; tổng hợp kết quả điều tra dấu vết ngƣời học nghề đã tốt nghiệp các cơ sở dạy nghề; từ đó đƣa ra dự báo về nhu cầu xã hội đốivới ĐTN trên địa bàn.

- Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống ĐTN của địa phƣơng.

c) Chỉ đạo thành lập tổ thông tin ĐTN và nhu cầu xã hội trong cơ sở dạy nghề Cơ quan quản lý nhà nƣớc về ĐTN ở Trung ƣơng xây dựng văn bản chỉ đạo các cơ sở dạy nghề thành lập tổ thông tin ĐTN và nhu cầu xã hội.

Tổ thông tin ĐTN và nhu cầu xã hội có nhiệm vụ:

- Cập nhật chủ trƣơng, chính sách của Đảng và nhà nƣớc về phát triển KT-XH và ĐTN;

- Nghiên cứu nhu cầu nhân lực qua ĐTN thông qua các hoạt động nhƣ: trao đổi thông tin với các cơ sở sử dụng nhân lực, nghiên cứu biến động của TTLĐ liên quan tới ĐTN (tiến bộ của công nghệ, ngành nghề, việc làm mới xuất hiện,…)

- Xác định nhu cầu nhân lực của các cơ sở sử dụng nhân lực; đánh giá chất lƣợng nhân lực đƣợc đào tạo tại cơ sở dạy nghề so với nhu cầu TTLĐ;

- Điều tra lần vết ngƣời học (tình hình việc làm sau tốt nghiệp của ngƣời học nghề; tỷ lệ không tìm đƣợc việc làm sau khi học xong; mức thu nhập và thăng tiến);

- Cung cấp thông tin về TTLĐ cho cơ sở dạy nghề, Trung tâm thông tin quốc gia về ĐTN và nhu cầu xã hội, trung tâm thông tin vệ tinh về ĐTN và nhu cầu xã hội, ngƣời học và cơ sở sử dụng nhân lực;

- Quảng bá thông tin về ngành, nghề đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh của từng nghề, chƣơng trình đào tạo, cơ hội việc làm;

- Tƣ vấn cho ngƣời có nhu cầu học nghề chọn nghề học, hình thức học;

- Căn cứ kết quả khai thác thông tin, đề xuất với cơ sở dạy nghề điều chỉnh, bổ sung nội dung, chƣơng trình, cải tiến phƣơng pháp đào tạo phù hợp với nhu cầu cơ sở sử dụng nhân lực;

- Thực hiện chức năng cầu nối quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ giữa cơ sở dạy nghề và cơ sở sử dụng nhân lực thông qua các hoạt động: trao đổi thông tin về thực trạng nhân lực đã đƣợc đào tạo đang làm việc tại cơ sở sử dụng nhân lực, ký kết hợp đồng đào tạo, mời thành viên của cơ sở sử dụng nhân lực tham gia hoạt động đào tạo, tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề, học sinh đến cơ sở sử dụng nhân lực thực tập, học hỏi kinh nghiệm; phối hợp nghiên cứu khóa học.

d) Tăng cƣờng công tác quản lý và phát huy vai trò của các trung tâm giới thiệu việc làm

- Các Phòng lao động cấp huyện/quận tăng cƣờng công tác quản lý và phát huy vai trò của các trung tâm giới thiệu việc làm trên địa bàn; nâng cao năng lực các trung tâm giới thiệu việc làm đã có; tạo cơ hội cho ngƣời lao động tiếp cận với các dịch vụ tƣ vấn, giới thiệu việc làm và ĐTN;

- Giải thể các trung tâm giới thiệu việc làm yếu kém, hoạt động không hiệu quả hoặc hoạt động không đúng chức năng.

Trong quá trình tổ chức thực hiện có thể xảy ra tình trạng thiếu sự thống nhất trong hoạt động hoặc thiếu liên kết chặt chẽ giữa các đơn vị trong hệ thống thông tin ĐTN và nhu cầu xã hội. Để khắc phục tồn tại này:

- Các trung tâm thông tin và nơi làm việc của các tổ chức thông tin ĐTN và nhu cầu xã hội phải đƣợc nối mạng nhằm đảm bảo cung cấp và khai thác thông tin một cách hiệu quả và kịp thời;

- Trung tâm thông tin quốc gia, các trung tâm thông tin vệ tinh cấp tỉnh/thành phố, tổ thông tin ĐTN và nhu cầu xã hội của cơ sở dạy nghề, các trung tâm giới thiệu việc làm cần:

+ Thƣờng xuyên cập nhật thông tin từ các nguồn khác nhau về nhu cầu nhân lực để có cơ sở phân tích, đánh giá, xác định nhu cầu xã hội về nhân lực và năng lực đáp ứng

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động liên kết giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp trong đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)