Qua việc tìm hiểu khái niệm "quản lý" tác giả nhận thấy, quá trình quản lý luôn tồn tại bốn thành tố cấu trúc, đó là: chủ thể quản lý, đối tƣợng quản lý, khách thể quản lý và mục tiêu quản lý. Dƣới sự tác động tự giác của chủ thể quản lý, các thành tố này luôn có sự tác động qua lại với nhau và nhờ đó chủ thể quản lý thực hiện các nội dung nhiệm vụ quản lý nhằm đạt đƣợc mục tiêu quản lý. Để đạt đƣợc mục tiêu quản lý, bao giờ chủ thể quản lý cũng phải sử dụng các công cụ, phƣơng tiện, phƣơng pháp, biện pháp để tác động lên đối tƣợng quản lý. Vậy biện pháp quản lý nhằm tăng cƣờng liên kết với trong đào tạo của cơ sở dạy nghề đƣợc hiểu nhƣ thế nào? Tác giả sẽ căn cứ vào sơ đồ của khái niệm quản lý để luận giải:
Sơ đồ 1.10 Biện pháp quản lý của cơ sở dạy nghề nhằm tăng cường quan hệ liên kết với DN trong đào tạo
Theo sơ đồ trên, hiểu một cách khái quát nhất thì: + Chủ thể quản lý là hiệu trƣởng cơ sở dạy nghề;
+ Đối tƣợng quản lý là: hoạt động liên kết giữa cơ sở dạy nghề với DN trong đào tạo;
+ Khách thể quản lý là các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình liên kết giữa cơ sở dạy nghề với DN, có thể là từ hệ thống khác hoặc các ràng buộc của môi trƣờng;
+ Mục tiêu quản lý là tăng cƣờng liên kết với DN trong đào tạo nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề.
Vậy theo tác giả, biện pháp quản lý nhằm tăng cƣờng liên kết với DN trong đào tạo của trƣờng nghề là cách làm có ý thức của người hiệu trưởng nhằm điều khiển, tác động lên mối quan hệ liên kết với DN trong đào tạo và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình liên kết đó để đạt được mục tiêu là tăng cường liên kết với DN trong đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề.