Việt Nam là nƣớc có quy mô dân số lớn thứ 13 trên thế giới, với 90 triệu ngƣời vào năm 2013. Dân số trong độ tuổi lao động (nam 15-60, nữ 15-55 tuổi) có khoảng 56,7 triệu ngƣời, chiếm 65,2% tổng dân số. Cơ cấu nguồn nhân lực khá trẻ só với nhiều nƣớc trên thế giới; tỷ lệ thanh niên 15-29 tuổi chiến 47,5% dân số trong tuổi lao động [33].
Dự báo đến năm 2020 dân số Việt Nam khoảng 99 triệu ngƣời, trong đó lực lƣợng lao động trong độ tuổi lao động là 57,5 triệu nguời [6]. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ cấu nguồn nhân lực sẽ tiếp tục biến đổi theo hƣớng giảm nhân lực trong nông nghiệp, tăng nhân lực trong công nghiệp và dịch vụ; tỷ trọng nhân lực trong công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng từ 48,8% năm 2010 so với tổng nhân lực trong nền kinh tế lên đến 58 - 60% năm 2020; nhân lực trong nông, lâm, ngƣ nghiệp giảm từ 51% xuống còn xấp xỉ 35 - 38% trong cùng thời kỳ [25]. Tỷ lệ lao động nông nghiệp thuần túy có xu hƣớng giảm nhanh; ngày càng tăng số lƣợng nhân lực kỹ thuật trong nông nghiệp, phát triển cây công nghiệp phục vụ công nghiệp chế biến xuất khẩu.
Lao động hiện nay vẫn tập trung chủ yếu ở khu vực nông nghiệp, cần đƣợc đầu tƣ nâng cao kết thúc, kỹ năng và tác phong lao động công nghiệp. Trong những năm qua, mặc dù có sự tăng lên đáng kể về tỷ trọng lực lƣợng lao động tập trung ở khu vực thành thị, nhƣng đến năm 2010 vẫn có khoảng 73,1% lực lƣợng lao động tập trung ở khu vực nông thôn [4]. Do đó, vẫn phải ƣu tiên ĐTN cho khu vực nông thôn nhằm thực hiện mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.
Nhu cầu về lao động kỹ thuật để cung cấp cho các DN, nhất là DN có vốn đầu tƣ của nƣớc ngoài tại Việt Nam và cho xuất khẩu lao động, rất lớn do tỷ lệ lao động qua ĐTN tƣơng đối thấp. Tổng số lao động qua ĐTN trong lực lƣợng lao động năm 2003 là 22,6%, năm 2007: 25% và năm 2008: 26%, trong khi tỷ lệ lao động qua ĐTN tại nhiều nƣớc Đông Nam Á là 49-50%. Mặt khác, số lƣợng nhân lực qua đào tạo ở các bậc học còn mất cân đối so với Nhu cầu xã hội. Thị trƣờng lao động vẫn đang trong tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”.
Chất lƣợng nhân lực tuy đã có nhiều tiến bộ so với thời kỳ trƣớc song vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong làm việc công nghiệp so với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) chất lƣợng nguồn nhân lực của Việt
Nam chỉ đạt 3,79 điểm (thang điểm 10) – xếp thứ 11 trong 12 nƣớc ở Châu Á đƣợc tham gia xếp hạng. Do đó chƣa có các trƣờng có năng lực ĐTN chất lƣợng cao tiếp cận trình độ tiên tiến của khu vực và quốc tế nên một số DN tại Việt Nam phải nhập khâu lao động kỹ thuật trực tiếp trình độ cao từ các nƣớc khác.
Để đáp ứng nhu cầu nhân lực nhằm thực hiện mục tiêu đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại, đòi hỏi:
- Tăng mạnh tỷ lệ nhân lực qua đào tạo với cơ cấu hợp lý. Tổng số nhân lực qua đào tạo khoảng đạt 30,5 triệu ngƣời (chiếm khoảng 55,0% trong tổng số 55 triệu ngƣời làm việc trong nền kinh tế) vào năm 2015 và khoảng gần 44 triệu ngƣời ( chiếm khoảng 70,0% trong tổng số gần 63 triệu ngƣời làm việc trong nền kinh tế) vào năm 2020. Trong tổng số nhân lực qua đào tạo, số nhân lực đào tạo qua hệ thống ĐTN năm 2015 khoảng 23,5 triệu ngƣời (bằng 77,0%), năm 2020 khoảng 34,4 triệu (bằng 78,5%);
- Vừa mở rộng quy mô đào tạo vừa chú trọng nâng cao chất lƣợng, HQ đào tạo nhân lực. Ƣu tiên nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực qua ĐTN cho khu vực nông thôn nhằm thực hiện mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.
- Xây dựng nguồn nhân lực có cơ cấu trình độ, ngành nghề và vùng miền hợp lý. Song song với việc tập trung phát triển nhân lực trình độ cao đạt trình độ khu vực và quốc tế, cần tăng cƣờng phát triển nhân lực các cấp trình độ đáp ứng yêu cầu phát triển của các vùng, miền, địa phƣơng.
3.1.3. Định hướng phát triển đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội (đến năm 2020)
Để đáp ứng Nhu cầu xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế trong những năm tới, ĐTN sẽ phát triển theo những định hƣớng sau:
3.1.3.1. Phát triển toàn diện hệ thống đào tạo nghề, trong đó, nâng cao chất lượng đào tạo là khâu then chốt.
Một trong những nhiệm vụ chính trong đƣờng lối phát triển KT – XH là phát triển toàn diện hệ thống ĐTN. Kết luận số 242-TB/TW ngày 15 tháng 4 năm 2009 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 2 (Khóa VIII)-phƣơng hƣớng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020 [3] chỉ rõ: “Đẩy mạng công tác dạy nghề, kể cả những nghề thuộc lĩnh vực công nghệ cao. Mở rộng mạng lƣới cơ sở dạy nghề, phát triển trung tâm dạy nghề quận, huyện”
nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, bảo đảm cho phát triển nhanh, HQ và bền vững. Nếu chất lƣợng đào tạo không đƣợc nâng lên thì chất lƣợng nguồn nhân lực không đƣợc cải thiện. Vì vậy, mở rộng quy mô đào tạo phải đi đôi với việc chú trọng chuẩn hóa các điều kiện đảm bảo chất lƣợng nhằm phát triền nguồn nhân lực chất lƣợng cao- một trong những giải pháp đột phá để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nƣớc. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc khóa X [10] yêu cầu: “Tăng nhanh quy mô đào tạo CĐN, TCN cho các khu công nghiệp, các vùng kinh tế động lực và cho xuất khẩu lao động….Tạo chuyển biển căn bản về chất lƣợng dạy nghề tiếp cận với trình độ tiên tiên của khu vực và thế giới” Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2011- 2020 [39] tiếp tục khẳng định :” Phát triển mạnh và nâng cao chất lƣợng dạy nghề và giáo dục chuyên nghiệp” Do vậy, mở rộng quy mô đào tạo phải đi đôi với việc chú trọng chuẩn hóa các điều kiện đảm bảo chất lƣợng nhƣ đội ngũ GV, nội dung chƣơng trình, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
3.1.3.2. Phát triển đào tạo nghề gắn với nhu cầu xã hội
Phát triển ĐTN phải lấy Nhu cầu xã hội trong đó có nhu cầu của Nhà nƣớc, DN và ngƣời học làm mục tiêu. Văn kiện đại hội Đảng khóa XI chủ trƣơng: “Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp ,cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nƣớc để phát triển nguồn nhận lực theo nhu cầu xã hội” [12]
Phát triển ĐTN theo “cơ chế đào tạo theo nhu cầu xã hội và thị trƣờng lao động” [11]; chuyển ĐTN cơ bản từ hƣớng cung sang hƣớng cầu nhằm đáp ứng mục tiêu chiến lƣợc phát triển KT- XH; hoàn thiện quy hoạch phát triển mạng lƣới Cơ sở dạy nghề phù hợp với cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng, miền đảm bảo nguồn nhân lực chất lƣợng cho DN; mở rộng cơ hội việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ và học suốt đời cho ngƣời học nghề. Để đáp ứng đƣợc Nhu cầu xã hội, công tác phát triển ĐTN phải đƣợc tiến hành đồng bộ và có hệ thống, đảm bảo sự nhất quán từ cải tiến mục tiêu, nội dung chƣơng trình đào tạo đến giải quyết tốt mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng.
3.1.3.3. Tăng cường vai trò và hiệu quả quản lý nhà nước trong phát triển hệ thống đào tạo nghề với sự tham gia của nhiều thành phần xã hội.
Nâng cao năng lực dự báo về cung cầu lao động và năng lực lập kế hoạch phát triển ĐTN; đổi mới công tác quản lý, công tác hoạch địch và thực thi chính sách về ĐTN, đảm bảo gắn kết đào tạo với Nhu cầu xã hội. Đồng thời, phát triển ĐTN với sự
tham gia của nhiều thành phần xã hội dƣới sự chỉ đạo của cơ quan chính phủ, đặc biệt, đẩy mạnh sự hợp tác chặt chẽ giữa Cơ sở dạy nghề và DN trong các hoạt động ĐTN nhằm nâng cao chất lƣợng và HQ đào tạo, xây dựng cơ chế hợp tác giữa đào tạo và sử dụng nhân lực, đề ra các biện pháp thích hợp nhằm nâng cao trách nhiệm của DN tham gia một cách toàn diện vào quá trình đào tạo.
3.2.Nguyên tắc xây dựng biện pháp
Trong xu thế toàn cầu và hội nhập, các cơ sở dạy nghề đã có sự chủ động hợp tác với DN trong đào tạo để không ngừng nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề theo hƣớng đáp ứng nhu cầu của DN. Đã có nhiều hƣớng đi đúng, cách làm hay của các cơ sở dạy nghề nhằm tăng cƣờng hợp tác với các DN trong đào tạo. Tuy nhiên, do sự biến động liên tục của nền kinh tế quốc tế luôn tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN, cũng nhƣ những cơ chế chính sách luôn có sự thay đổi để thích ứng đã tạo nên một môi trƣờng hợp tác không mang tính ổn định. Điều này khiến cho các hoạt động quản lý nhằm tăng cƣờng hợp tác với DN trong đào tạo của các cơ sở dạy nghề chƣa thực sự thích ứng và đầy đủ. Do vậy, tác giả đã nghiên cứu để hoàn thiện và đổi mới các biện pháp quản lý nhằm không ngừng tăng cƣờng hợp tác các bên để nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề theo hƣớng phù hợp với nhu cầu của DN.
Các biện pháp mà tác giả sẽ đề xuất tuân thủ các nguyên tắc sau đây: - Đảm bảo tính pháp lý;
- Phù hợp với các điều kiện thực tế của nhà trƣờng; - Có tính bền vững và khả thi cao;
- Tuân thủ mục tiêu đào tạo của nhà trƣờng và mục tiêu phát triển của DN;
- Không làm ảnh hƣởng đến quy trình đào tạo của nhà trƣờng cũng nhƣ quá trình sản xuất kinh doanh của DN;
- Có tác dụng góp phần phát triển cả quy mô và chất lƣợng của cả nhà trƣờng và DN; - Có thể kiểm tra, đánh giá trong quá trình áp dụng;
- Kết quả cuối cùng nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đào tạo;
- Khi triển khai các biện pháp đƣợc đề xuất cần có sự chuẩn bị cả về nhân lực, vật lực và trí lực, do vậy cần có sự đầu tƣ, ủng hộ của tập thể nhà trƣờng, của DN và của các cấp quản lý;
- Cuối cùng, mỗi giải pháp khi thực hiện cần tuân theo các trình tự của quá trình quản lý.
3.3. Các quan điểm đƣợc áp dụng khi xây dựng biện pháp
3.3.1. Theo quan điểm hệ thống - cấu trúc
Đào tạo nghề là một quá trình bao gồm trong nó nhiều thành tố cấu trúc, các thành tố có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, kìm hãm nhau hoặc thúc đẩy nhau cùng phát triển.
Thông tin luôn đƣợc coi là yếu tố huyết mạch của hệ thống. Trong mối quan hệ giữa nhà trƣờng và DN, có thể coi đây là sự tƣơng tác giữa các hệ thống con trong hệ thống xã hội. Do vậy để sự hợp tác giữa cơ sở dạy nghề với DN ngày càng phát triển theo hƣớng đem lại lợi ích cho cả hai phía nhà trƣờng và DN thì không thể không coi trọng việc thiết lập hệ thống trao đổi thông tin giữa các bên.
Nếu một thành tố nào đó trong hệ thống vận động và phát triển, nó sẽ tác động qua lại với các thành tố khác trong hệ thống khiến các thành tố khác cũng vận động và phát triển theo. Nếu mục tiêu, nội dung chƣơng trình đã có sự thay đổi theo hƣớng phù hợp với thực tiễn sản xuất thì ngƣời cán bộ giáo viên cũng cần phải có năng lực phù hợp với thực tiễn sản xuất.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề là một trong những thành tố cấu trúc của quá trình đào tạo nghề. Khi đƣợc đầu tƣ nâng cấp nó sẽ thúc đẩy các thành tố cấu trúc khác trong quá trình đào tạo nghề vận động và phát triển, góp phần nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đào tạo nghề.
Cơ chế, chính sách là các yếu tố bên ngoài có tác động, ảnh hƣởng, thậm chí quyết định đến sự hợp tác giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp.
3.3.2. Theo quan điểm thị trường
Chất lƣợng đào tạo phải đáp ứng đƣợc yêu cầu của sản xuất, đào tạo nhân lực phải gắn với nhu cầu thị trƣờng lao động. Các lĩnh vực sản xuất phải phục vụ và tuân thủ nhu cầu, sự biến động của thị trƣờng. Khi các lĩnh vực sản xuất có sự biến động kéo theo nó yêu cầu về kiến thức kỹ năng và thái độ làm việc của ngƣời lao động cũng có sự thay đổi để phù hợp. Muốn vậy, nhất thiết phải có sự hoàn thiện và đổi mới mục tiêu, nội dung chƣơng trình đào tạo, phƣơng pháp, trình độ năng lực của giáo viên, chính sách v.v. để tiếp cận sự thay đổi đó.
Các trung tâm thông tin về đào tạo nghề và nhu cầu xã hội cũng đƣợc coi là một trong những yếu tố có liên quan mật thiết đến quá trình đào tạo nghề, vì ở một góc độ nhất định, nó là cầu nối giữa nhà trƣờng và DN.
3.3.3. Tiếp cận theo quan điểm lịch sử - thực tiễn
- Chúng ta đang sống và làm việc trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, vấn đề thông tin chính là tri thức, là kinh tế. Ai nắm bắt thông tin chậm sẽ bị các đối thủ cạnh tranh đẩy lại phía sau, hay nói cách khác là bị tụt hậu. Trên thực tế, do có sự hỗ trợ đắc lực của các công nghệ thông tin hiện đại, các quyết định quản lý của ngƣời lãnh đạo đƣợc đƣa ra nhanh hơn, đƣợc triển khai tới đối tƣợng quản lý nhanh hơn. Hiện nay trƣớc yêu cầu cạnh tranh trong đào tạo để đáp ứng nhu cầu của DN, cần thiết phải thiết lập và phát triển hệ thống thông tin đào tạo nghề từ trung ƣơng tới địa phƣơng, gồm bộ phận chuyên trách để khai thác và xử lý thông tin phục vụ cho chiến lƣợc phát triển dạy nghề nói chung và hoạt động liên kết giữa cơ sở dạy nghề với DN nói riêng. Tuy nhiên, qua điều tra thực trạng thì công tác này còn rất hạn chế so với tiềm năng. Qua kết quả trả lời của các khách thể điều tra thì họ đánh giá hiệu quả của nội dung này chỉ đạt 2,28 điểm, chƣa đạt mức trung bình là 2,5 điểm. Do vậy, cần phải có sự nghiên cứu đề xuất và hoàn thiện biện pháp thiết lập và phát triển hệ thống thông tin đào tạo nghề để xử lý thông tin về thị trƣờng lao động và nhu cầu của DN.
- Cơ chế, chính sách có tính định hƣớng và ổn định tƣơng đối, luôn cần đƣợc bổ sung hoàn thiện để có sự phù hợp với sự phát triển của thực tiễn sản xuất. Bất kỳ một tổ chức hay một hoạt động nào muốn thực hiện đúng mục tiêu, đúng kế hoạch, đồng thời có thể kiểm tra đánh giá đƣợc đều cần phải có các quy định và hƣớng dẫn thực hiện cụ thể. Trong lĩnh vực liên kết giữa nhà trƣờng với DN luôn có sự vận động phát triển, do vậy cần thƣờng xuyên nghiên cứu, rà soát để bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách cho sự liên kết này. Qua kết quả trả lời của các khách thể điều tra thì họ đánh giá hiệu quả của công tác này chỉ đạt 1,95 điểm, quá thấp so với mức độ trung bình là 2,5 điểm. Do vậy cần thiết phải đề xuất biện pháp bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách về đào tạo để