3.1.1.1. Thời cơ
Bối cảnh trong nƣớc và quốc tế tạo điều kiện thuận lợi đối với ĐTN. Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển biến mạnh từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa; cơ chế quản lý mang nặng yếu tố chủ quan, quan liêu bao cấp làm cho đào tạo tách rời sản xuất đang dần dần đƣợc thay thế bằng chủ trƣơng nâng cao quyền tự chủ của các cở sở đào tạo, góp phần thu hẹp dần khoảng cách giữa đào tạo với nhu cầu xã hội;
Để thực hiện mục tiêu “đến năm 2020, nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại” [10], Đảng và Nhà nƣớc ngày càng quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực trong đó có nhân lực qua ĐTN. Chủ trƣơng phát triển mạnh hệ thống ĐTN đƣợc khẳng định trong nhiều văn kiện quan trọng của Đảng nhƣ Nghị Quyết Đại hội đảng toàn quốc các khóa VIII, IX, X, XI;
Sự ổn định về chính trị là cơ sở vững chắc cho phát triển KTXH, thu hút các tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài đầu tƣ phát triển ĐTN tại Việt Nam;
Việt Nam đang tiến hành hợp tác quốc tế song phƣơng và đa phƣơng với nhiều quốc gia trong nhiều lĩnh vực. Nhờ đó, những thành tựu đạt đƣợc trong ĐTN của nhân loại giúp ĐTN nƣớc ta nhanh chóng tiếp cận với ĐTN tiên tiến của các nƣớc trong khu vực và trên thế giới.
3.1.1.2. Thách thức
Hệ thống thông tin thị trƣờng lao động nƣớc ta chƣa đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ công tác quản lý, dẫn tới năng lực dự báo về cung - cầu lao động và xây dựng kế hoạch phát triển ĐTN còn hạn chế; công tác hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện còn thiếu nhất quán; thực trạng quy hoạch và phát triển nguồn nhân lực trong những năm qua còn nhiều bất cập. Việc quy hoạch, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực giữa các ngành, vùng và địa phƣơng trong cả nƣớc cũng còn nhiều chồng chéo và thiếu các mục tiêu cụ thể;
Để tăng số lƣợng, nâng cao chất lƣợng nhân lực qua ĐTN đòi hỏi phải có nguồn lực lớn để tăng cƣờng các điều kiện đảm bảo chất lƣợng nhƣ phát triển đội ngũ GV và CBQLDN, đổi mới chƣơn trình đào tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phù hợp với Nhu cầu xã hội. Trong thực tế, nguồn lực đầu tƣ cho ĐTN còn hạn chế, ảnh hƣởng lớn đến việc cải thiện các điều kiện đảm bảo chất lƣợng đào tạo;
Quy mô DN ở Việt Nam nhìn chung còn nhỏ bé, phần lớn là DN vừa và nhỏ; khả năng đầu tƣ phát triển sản xuất hạn chế, lợi nhận thấp, dẫn tới tiền lƣơng của ngƣời lao động trực tiếp làm ra sản phẩm chƣa cao; điều kiện và môi trƣờng làm việc còn kém. Do vậy, học sinh phổ thông thƣờng chọn học đại học hơn là học nghề;
Định hƣớng nghề nghiệp còn thiên lệch về công việc hành chính, lao động gián tiếp. Tuy nhận thức của xã hội về học nghề đã có chuyển biến tích cực, song phần lớn phục huynh muốn con em mình theo học đại học, cao đẳng hơn là học nghề. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới các cơ sở dạy nghề gặp khó khăn trong công tác tuyển sinh. Trong khi đó, công tác thông tin, tuyên truyền, tƣ vấn và hƣớng nghiệp về ĐTN chƣa thực sự đủ sức thuyết phục để xã hội, nhất là học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông, hiểu đúng và lựa chọn nghề là một trong những con đƣờng lập thân, lập nghiệp.
Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học - công nghệ dẫn đến sự thay đổi tính chất, nội dung thực hiện các công việc của một nghề và sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới; lao động kỹ thuật với công nghệ lạc hậu đang đƣợc thay thế bằng lao động kỹ thuật hiện đại; đồng thời, diễn ra các xu hƣớng nhƣ chuyển dịch từ nhân lực đƣợc đào tạo kỹ năng hẹp sang rộng, hoặc từ kỹ năng rộng sang chuyên sâu. Do vậy, ngƣời lao động phải không ngừng nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp để có đủ năng lực thích ứng với những thay đổi của môi trƣờng làm việc. Triết lý “học suốt đời”, “xây dựng một xã hội học tập” đòi hỏi hệ thống ĐTN phải đáp ứng kịp thời và phù hợp với nhu cầu ngƣời học.
Cạnh tranh kinh tế các nƣớc ngày càng gay gắt, lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về quốc gia có nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Trong thực tế, năng lực cạnh tranh của nhân lực nƣớc ta rất hạn chế so với các nƣớc trong khu vực và thế giới. Đây là một thách thức lớn đòi hỏi ĐTN phải có những giải pháp đột phá để nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực.