Trong Luật Giáo Dục 2005, Điều 59 Mục C có đề cập đến nhiệm vụ của nhà trƣờng “Liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục, gắn đào tạo với sử dụng, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bổ sung nguồn tài chính cho nhà trƣờng”.
Luật Dạy nghề 2006 ghi rõ mục tiêu của dạy nghề: “Mục tiêu dạy nghề là đào tạo
nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tƣơng
xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lƣơng tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho ngƣời học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu
của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Điều 55, 56, 57 quy định
Quyền và nghĩa vụ của Doanh nghiệp trong hoạt động dạy nghề nêu rõ quyền của doanh nghiệp trong hoạt động dạy nghề: “Được cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề, cơ sở dạy nghề mời tham gia hội đồng thẩm định chương trình, giáo trình dạy nghề; giảng dạy, hướng dẫn thực tập nghề và đánh giá kết quả học tập của người học nghề; tham gia xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề, đánh giá kỹ năng nghề quốc gia đối với những nghề liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp” và đƣợc trừ để tính thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật đối với một số khoản phí: Các khoản đầu tƣ, chi phí hợp lý của doanh nghiệp để duy trì hoạt động của cơ sở dạy nghề trực tiếp phục vụ cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; Chi phí dạy nghề của doanh nghiệp cho ngƣời lao động đƣợc tuyển dụng vào làm việc cho doanh nghiệp. Điều 50 Mục C cũng đề cập đến nhiệm vụ của các cơ sở dạy nghề là “Liên doanh, liên kết hoạt động dạy nghề với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nƣớc và tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài”.
Một trong những mục tiêu của đề án dạy nghề và tạo việc làm cho thanh niên giai đoạn 2008-2015 theo Quyết định số 103/2008/QĐ-TTg ngày 21/7/2008 là: “... tỷ lệ thanh niên được tiếp cận thông tin tư vấn, giới thiệu việc làm đạt 50% vào năm 2010 và 75% vào năm 2015”. Trong điều 1 mục 4 của đề án cũng nêu “Về xây dựng các cơ chế, chính
sách khuyến khích học nghề và tạo việc làm cho mọi đối tƣợng, trong đó chú trọng cho thanh niên:Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan xây dựng, trình ban hành, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chính sách phục vụ cho chƣơng trình khuyến khích học nghề và tạo việc làm cho mọi đối tƣợng, trong đó chú trọng cho thanh niên học nghề giai đoạn 2008 - 2012,...” nhấn mạnh đến chính sách: “Tín dụng ưu đãi để đào tạo bồi dưỡng doanh nhân trẻ và khởi sự doanh nghiệp, mở rộng làng nghề, phát triển sản xuất kinh doanh; tự tạo việc làm, xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh thu hút thêm thanh niên vào làm việc”
Tuy nhiên, cho đến nay chủ trƣơng thiết lập mối liên kết giữa cơ sở đào tạo và sử dụng lao động mới chỉ dừng lại ở một số điều qui định chung trong các luật và một số văn bản mang tính tổng quát mà rất thiếu các văn bản dƣới luật, các thông tƣ hƣớng dẫn cụ thể, đặc biệt là các chính sách để làm cơ sở pháp lí cho trƣờng dạy nghề cũng nhƣ các doanh nghiệp thực hiện chủ trƣơng liên kết trong đào tạo và sử dụng lao động qua đào tạo. Mặc dù mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo và sử dụng lao động là mối quan hệ cung - cầu và quan hệ nhân - quả, mang lại lợi ích cho cả đôi bên, song trong khuôn khổ luật pháp hiện nay, cơ sở đào tạo và các cơ sở sản xuất đang hoạt động với hai thể chế khác nhau: Cơ sở dạy nghề là một cơ sở dịch vụ công không vụ lợi, hoạt động theo Luật Giáo dục và Luật Dạy nghề, còn các cơ sở sản xuất là những doanh nghiệp lại hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, lấy lợi nhuận tối đa làm mục tiêu hoạt động của mình. Hai cơ chế này hầu nhƣ hoàn toàn trái ngƣợc nhau. Do vậy, nếu không có những văn bản pháp quy làm cầu nối, dung hòa hai thể chế này thì khó có thể thực hiện đƣợc mối liên kết giữa cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp một cách có hiệu quả và bền vững.
Từ yêu cầu về nâng cao chất lƣợng, hiệu quả đào tạo nghề và để có đƣợc một đội ngũ công nhân kỹ thuật đông đảo đáp ứng đƣợc nhu cầu về nhân lực cho các doanh nghiệp trong quá trình Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nƣớc, thì việc ban hành một số văn bản pháp quy, một số chính sách làm cơ sở pháp lí cho việc thiết lập liên doanh, liên kết giữa các cơ sở đào tạo và sử dụng lao động là một vấn đề bức thiết.