Thực trạng về xác định phối thức xúc tiến

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động xúc tiến thương mại mặt hàng áo phông của công ty cổ phần may Sơn Động (Trang 28)

• Các công cụ XTTM, được thực hiện chủ yếu để gây dựng hình ảnh công ty chứ không có nhiều hoạt động riêng cho mặt hàng áo phông.

Hình 3.3: Biểu đồ % ngân sách chi cho công cụ XTTM ( theo báo cáo công ty) Xúc tiến bán: là hoạt động được tiến hành nhiều nhất. Do khách hàng của công

ty là khách hàng tổ chức nên hoạt đông xúc tiến bán sẽ mang lại hiệu quả hơn so với các công cụ khác. Công ty bán hàng và tìm kiếm thêm bạn hàng thông qua các dịp đặc biệt như năm mới, ngày lễ hội, thời trang theo mùa. Tiến hành chiết khấu cao theo khối lượng đặt hàng. Kèm theo đó là các sự kiện đặc biệt như kỉ niệm ngày thành lập công ty, ngày truyền thống của ngành dệt may, nhân các dịp này công ty tiến hành khuyến mại đặc biệt để kích thích khách hàng chú ý và đặt hàng.

Quảng cáo: công ty chưa có nhiều sự đầu tư cho quảng cáo trên thị trường nội địa. Do khả năng tài chính của công ty còn kém, vì vậy chưa cho phép thực hiện quảng cáo đòi hỏi kinh phí rất lớn thông qua các công cụ quảng cáo như báo, đài, truyền hình. Nên công ty thưc hiện quảng cáo chủ yếu qua tạp chí doanh nghiêp thương mại. Trong khi hiện nay internet rất phát triển và tốn ít chi phí nhưng công ty chưa áp dụng.

Marketing trực tiếp: công ty tiến hành gửi thư, email cho bạn hàng ở nước

ngoài để giới thiệu công ty, danh mục mặt hàng và cho biết về những khuyến mại. Còn đối với thị trường trong nước công ty sử dụng hình thức bán hàng qua điện thoại.

Bán hàng cá nhân: hoạt động bán hàng chủ yếu tiến hành qua đơn đặt hàng nên

hoạt động này không phát triển nhiều. Công ty chủ yếu thực hiện hoạt động này trong các hội trợ thương mại, sự kiện và triển lãm. Tuy nhiên đây lại là công cụ chính để bán mặt hàng áo phông.

Quan hệ công chúng: Công ty đã thực hiên một số hoạt động từ thiện như giúp

đỡ người nghèo, xây nhà tình nghĩa cho người dân địa phương, đóng góp, ủng hộ đông bào miền trung bị mưa lũ. Được sử dụng trong giai đoạn đầu của mặt hàng áo phông.

• Các yếu tố ảnh hưởng

Đặc trưng cặp mặt hàng-thị trường: mặt hàng áo phông hướng tới nhóm khách

hàng trẻ, có thu nhập trung bình. Do đó công ty dành phần lớn chi phí cho bán hàng cá nhân và xúc tiến bán.

Cơ chế XTTM kéo- đẩy: hiện tại công ty sử dụng cơ chế đẩy do vậy công ty đầu

tư chủ yếu cho xúc tiến bán và bán hàng cá nhân để tạo ra mức doanh số sản phẩm. Công ty bán cho các cửa hàng và công ty kinh doanh thời trang dành cho giới trẻ.

Giai đoạn chấp nhận, sẵn sàng của người mua: theo nghiên cứu thì người nhận

trọng điểm của công ty đang ở trong giai đoạn biết đến và tin tưởng vào chất lượng, và vậy đang dịch chuyển sang giai đoạn mua

Giai đoạn chu kỳ sống của mặt hàng: mặt hàng áo phông đang ở trong giai đoạn

tăng trưởng.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động xúc tiến thương mại mặt hàng áo phông của công ty cổ phần may Sơn Động (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w