Đánh giá hoạt động huy động vốn tại NHTMCP Ngoại thƣơng VN – CN

Một phần của tài liệu Huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Hải Phòng (Trang 79)

CN Hải Phòng

2.3.1 Kết quả đạt được

Trên cơ sở tận dụng tối đa các nguồn lực và cơ hội, Vietcombank Hải Phòng nói chung đã hoạt động khá hiệu quả về các mặt tài chính, hoạt động kinh doanh, thực thi chiến lƣợc…Mặc dù đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế nhƣ hiện nay và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, bằng nỗ lực không ngừng, Vietcombank Hải Phòng đã đạt nhiều kết quả tích cực.

* Nguồn vốn huy động luôn đạt sự gia tăng

Sự gia tăng của nguồn vốn huy động thể hiện ở quy mô và tốc độ tăng trƣởng: Nhờ chú trọng vào hoạt động huy động vốn, phát triển cả về chất lƣợng và số lƣợng trong những năm gần đây quy mô huy động vốn ngày càng tăng, năm 2007 đạt 3136,92 tỷ đồng thì năm 2011 con số này đã đạt 4957,24 tỷ đồng gấp 1,6 lần so với năm 2007 với tốc độ tăng trƣởng bình vốn bình quân đạt 19,58% tạo điều kiện thuận lợi cho Chi nhánh thực hiện mở rộng các nghiệp vụ cho vay và đầu tƣ của mình. Hơn nữa, với tỷ trọng nguồn tiền gửi lớn hơn rất nhiều so với nguồn tiền vay đã giúp Chi nhánh giảm chi phí, tăng lợi nhuận.

* Cơ cấu vốn huy động được điều chỉnh theo hướng hợp lý hơn:

Vốn huy động chủ yếu là USD và VND. Do tiền thân là ngân hàng phục vụ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nên Vietcombank Hải Phòng có ƣu thế

73

thu hút đƣợc một nguồn vốn ngoại tệ, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn có doanh số xuất khẩu cao. Vì thế, Chi nhánh có khả năng đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho các doanh nghiệp nhập khẩu trên địa bàn. Tuy nhiên, xác định đƣợc nguồn ngoại tệ đang có xu hƣớng giảm do cạnh tranh về dịch vụ thanh toán quốc tế cũng nhƣ do khủng hoảng kinh tế thế giới nên thu hút nguồn tiền gửi bằng VND đƣợc ngân hàng quan tâm phát triển, quy mô luôn tăng theo các năm.

Cơ cấu vốn huy động của Chi nhánh tập trung chủ yếu vào huy động vốn tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi thanh toán, cơ cấu vốn tiền vay đang đƣợc Chi nhánh cố gắng điều chỉnh giảm.

Chênh lệch giữa thu từ tiền gửi, tiền vay với chi phí trả lãi tiền gửi, tiền vay có xu hƣớng tăng. Điều này cũng đƣợc thể hiện thông qua kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh luôn đảm bảo tổng thu lớn hơn tổng chi góp phần làm tăng lợi nhuận của Chi nhánh.

* Nâng cao uy tín, hình ảnh của ngân hàng

Nhờ vào bề dày trong quá trình xây dựng và phát triển cùng với những chính sách phát triển hợp lý cả trong công tác huy động vốn cũng nhƣ trong chiến lƣợc phát triển chung, Vietcombank Hải Phòng đã và đang cải thiện hình ảnh, thƣơng hiệu của mình thể hiện ở số lƣợng, thành phần khách hàng ngày càng gia tăng, nâng cao uy tín của Chi nhánh. Điều ngày càng góp phần vào sự tăng trƣởng nguồn vốn huy động của Vietcombank Hải Phòng trên địa bàn thành phố.

* Chi nhánh đạt được những kết quả trên là do:

- Chính sách của ban lãnh đạo: Cùng với sự chỉ đạo sát sao, trong công tác điều hành quản lý vĩ mô, ban lãnh đạo Vietcombank Hải Phòng đã đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ và biện pháp huy động vốn hợp lý, luôn bổ sung hoàn chỉnh các chính sách phù hợp với điều kiện thực tế

74

- Sản phẩm huy động vốn của Vietcombank Hải Phòng ngày càng đa dạng, phong phú linh hoạt đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và

mang đặc trƣng của một chi nhánh ngân hàng lớn nhất Việt Nam. Đồng thời Vietcombank Hải Phòng còn triển khai ký kết hợp đồng hợp tác toàn diện với một số công ty lớn về huy động vốn, kết hợp với tín dụng và cung cấp dịch vụ. Thông qua các chƣơng trình huy động vốn này mà Chi nhánh đã thu hút đƣợc một lƣợng vốn đáng kể vào ngân hàng, làm gia tăng nguồn vốn.

- Phát huy hiệu quả vai trò của chính sách marketing, chính sách khách

hàng trong công tác huy động vốn nói riêng cũng nhƣ các hoạt động khác nói

chung của Chi nhánh. Với chủ trƣơng đa dạng hóa đối tƣợng khách hàng, việc thƣờng xuyên tổ chức chƣơng trình quảng cáo, khuyến mại, tiếp xúc khách hàng nhằm tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của khách hàng, tiếp thu ý kiến đóng góp của họ mà Chi nhánh đã có những điều chỉnh kịp thời đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của khách hàng. Cùng với việc duy trì chăm sóc những khách hàng hiện hữu, thân thiết, Chi nhánh còn thƣờng tích cực mở rộng tìm kiếm những khách hàng mới khách hàng tiềm năng do đó đã tăng đáng kể số lƣợng khách hàng giao dịch với ngân hàng.

- Chính sách lãi suất được quan tâm điều chỉnh phù hợp với biến động của thị trƣờng đã giúp Chi nhánh giữ đƣợc khách hàng truyền thống lâu năm đồng thời các hình thức, chính sách khuyến mại cũng đã thu hút nhiều khách hàng mới.

- Sự đổi mới trong tư duy, tác phong phục vụ khách hàng nhất là từ khi NH Ngoại thƣơng đƣợc cổ phần hóa là bƣớc tiến lớn giúp Chi nhánh xích lại gần hơn với khách hàng, tạo mối quan hệ gắn bó thân thiết trên cơ sở đôi bên cùng có lợi đã giúp Chi nhánh không chỉ nâng cao uy tín mà còn có tác dụng rõ rệt trong việc nâng cao hiệu quả huy động vốn.

75

2.3.2 Liên hệ với các NHTM trên cùng địa bàn.

Mặc dù thời gian qua là giai đoạn có nhiều biến động của nền kinh tế trong nƣớc cũng nhƣ thế giới, cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt nhƣng Chi nhánh NHTMCP Ngoại thƣơng Hải Phòng luôn bám sát mục tiêu kinh doanh, thực hiện tốt chính sách khách hàng, từng bƣớc mở rộng và nâng cao chất lƣợng dịch vụ thanh toán, tín dụng, cải tiến phong cách làm việc, mở rộng các dịch vụ của ngân hàng nhƣ kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, chuyển tiền kiều hối…nhằm thúc đẩy hoạt động huy động vốn của Chi nhánh. So với các NHTM trong cùng địa bàn thì Vietcombank HP luôn đạt đƣợc mức tăng trƣởng vốn huy động cao và có tính ổn định. Là ngân hàng lớn, có uy tín nên Vietcombank thu hút đƣợc nhiều doanh nghiệp FDI và các dự án lớn trên địa bàn thành phố.

Tuy nhiên các sản phẩm tiết kiệm của Vietcombank Hải Phòng chƣa thật sự đa dạng. Mặc dù,Vietcombank Hải Phòng đã cho ra nhiều sản phẩm tiết kiệm mang tính công nghệ nhƣ: “Tiết kiệm bậc thang lãi thƣởng” - dành cho kỳ hạn ngắn và “Tiết kiệm gửi 15 lãi 24” - dành cho huy động dài hạn. Nhƣng Vietcombank Hải Phòng vẫn còn thiếu nhiều sản phẩm cạnh tranh mà các ngân hàng cùng đẳng cấp nhƣ ACB, Sacombank, Eximbank, Ngân hàng Nông nghiệp, Seabank, Occeanbank, SCB… đã có nhƣ tiền gửi tiết kiệm bằng vàng, tiết kiệm bằng VND bảo đảm bằng vàng (khách hàng đƣợc bảo toàn gốc theo giá vàng và trong mọi điều kiện vốn gốc không thấp hơn giá trị tiền gửi ban đầu). Đó là những sản phẩm rất thích hợp trong bối cảnh kinh tế trong nƣớc và thế giới đang khó khăn, lạm phát tăng, giá USD biến động thất thƣờng, chứng khoán nhà đất sụt giảm. Đây là yếu tố làm Vietcombank Hải Phòng mất đi một lƣợng khách hàng cũ (vì họ rút tiền mua vàng gửi tiết kiệm) và cả những khách hàng mới.

76

Bên cạnh đó Vietcombank là ngân hàng đi đầu trong việc thực hiện các chính sách của NHNN do đó các chính sách lãi suất cho khách hàng không thể linh hoạt bằng các NHTM trên địa bàn. Số lƣợng các Ngân hàng thành lập Chi nhánh mới tại địa bàn thành phố Hải Phòng gia tăng làm cho thị phần hoạt động bị chia sẻ. Các Ngân hàng TMCP nhỏ trên đại bàn thƣờng huy động vốn với mức lãi suất rất cao (vào thời điểm cuối năm 2010, nhiều ngân hàng huy động lên đến 17%/ năm và có thêm nhiều khuyến mãi) nên mức lãi suất của Chi nhánh khó có thể cạnh tranh nổi.

2.3.3 Hạn chế và nguyên nhân

2.3.3.1 Hạn chế: Với các mục tiêu đã đặt ra, hoạt động huy động vốn của Vietcombank Hải Phòng chƣa cao biểu hiện:

- Tốc độ tăng trưởng vốn huy động luôn đạt thực dương nhưng lại có

xu hướng giảm dần và không đạt sự ổn định qua các năm, cụ thể, năm 2007

tốc độ tăng trƣởng huy động vốn đạt 47,63% thì đến năm 2011 chỉ đạt 3,94%, điều này một phần là do khi quy mô vốn huy động càng lớn thì việc tăng tốc độ tăng trƣởng cũng khó khăn theo. Quy mô vốn huy động còn chƣa tƣơng xứng với ƣu thế và tiềm lực tài chính sẵn có của ngân hàng do đó nguồn vốn huy động đƣợc chƣa đủ để đáp ứng nhu cầu vay của các tổ chức kinh tế, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế đang hội nhập mạnh mẽ, nhu cầu sử dụng vốn của các thành phần kinh tế là rất cao.

- Cơ cấu vốn huy động vẫn còn chưa hợp lý. Mặc dù đã đƣợc cải thiện

đáng kể do nguồn vốn vay giảm nhƣng quy mô, tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn trong cơ cấu vốn huy động lại giảm mạnh mẽ. Năm 2007, nguồn huy động này đạt 830,38 tỷ VND thì đến năm 2011 con số này chỉ còn 394,28 tỷ đồng. Thực tế này đã gây không ít khó khăn cho hoạt động sử dụng vốn vì đặc thù của Vietcombank là ngân hàng bán buôn do vậy, nhu cầu sử dụng vốn

77

trung và dài hạn là rất lớn. Việc phải sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn sẽ đặt ngân hàng đứng trƣớc những rủi ro phát sinh khó lƣờng nhƣ rủi ro về lãi suất, rủi ro thanh khoản…

- Lượng vốn ngoại tệ có xu hướng giảm. Thế mạnh của NH Ngoại

thƣơng là các hoạt động thanh toán quốc tế do vậy tỷ trọng nguồn vốn ngoại tệ vẫn chiếm xấp xỉ 50% tổng vốn huy động nhƣng lại đang có xu hƣớng giảm trong tổng cơ cấu vốn huy động. Điều này đặt ra cho Chi nhánh bài toán khó khăn khi nhu cầu xuất nhập khẩu của thành phố ngày càng lớn, đi kèm là sự cạnh tranh gay gắt trên thị trƣờng ngân hàng. Một thực tế là đã có không ít khách hàng phải chuyển sang giao dịch tại các ngân hàng khác do Chi nhánh không có nguồn ngoại tệ cung cấp do đó mà hoạt động thanh toán quốc tế đã gặp rất nhiều khó khăn, Vietcombank Hải Phòng đứng trƣớc nguy cơ mất dần thế mạnh của mình trong lĩnh vực thanh toán quốc tế.

- Chi phí huy động vốn còn cao, chênh lệch lãi suất bình quân thấp do

chi phi huy động vốn chƣa hợp lý gây khó khăn cho ngân hàng trong việc bù đắp chi phí quản lý kinh doanh, bù đắp rủi ro.

2.3.3.2 Nguyên nhân của những hạn chế

* Nguyên nhân chủ quan

- Công tác phân tích nguồn vốn chưa thực sự hiệu quả, cơ cấu vốn huy

động và sử dụng chƣa đạt đƣợc hiệu quả tối ƣu nên đã làm tăng chi phí, ảnh hƣởng đến việc xây dựng và thực hiện chính sách khách hàng, marketing.

Ngoài chi phí trả lãi ngân hàng còn có các khoản chi phí khác nhƣ chi phí quản lý, chi phí quảng cáo, trích lập dự phòng rủi ro...Nhƣng chi phí này đang có xu hƣớng ngày càng tăng trong tổng chi phí của Chi nhánh, ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh đặc biệt trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay. Tuy nhiên, Chi nhánh lại chƣa bóc tách đƣợc các chi phí này cho từng loại hình huy động. Vì vậy, rất khó để đánh giá chính xác

78

hiệu quả của hình thức huy động mà Chi nhánh đƣa ra qua chỉ tiêu chi phí huy động vốn, chƣa thấy đƣợc hiệu quả của từng hình thức huy động với mỗi mức chi phí khác nhau. Do đó, khó khăn cho Chi nhánh trong việc tìm ra hình thức huy động có mức chi phí hợp lý, hiệu quả nhất.

- Chính sách lãi suất chưa thực sự linh hoạt. Trong điều kiện nền kinh

tế luôn biến động, áp lực cạnh tranh huy động vốn ngày càng gia tăng, các NHTM khác đua nhau tăng lãi suất, khuyến mại, tiện ích sản phẩm thì chính sách lãi suất linh hoạt càng trở nên quan trọng. Các mức lãi suất đƣợc Chi nhánh đƣa ra chƣa thực sự nổi trội. Lãi suất, đặc biệt là lãi suất tiết kiệm đƣợc điều chỉnh nhƣng chƣa kịp thời và luôn đi chậm hơn các NHTM trên địa bàn một bƣớc. Trên thực tế đã có nhiều khách hàng của Vietcombank Hải Phòng rút tiền gửi tiết kiệm sang gửi ở NH khác để hƣởng mức lãi suất cao hơn. Nếu Chi nhánh không có những thay đổi hợp lý trong chính sách lãi suất thì việc thoái lui của khách hàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân truyền thống có số dƣ tiền gửi lớn, thời hạn dài là điều không thể tránh khỏi.

- Việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn chưa triệt để, mặc dù

đã có sự thay đổi đáng kể trong việc phát triển các hình thức huy động vốn nhƣng các hình thức huy động truyền thống, đơn giản vẫn chiếm vai trò chủ đạo. Sản phẩm huy động vốn của ngân hàng còn mang tính đại trà cho tất cả các khách hàng. Trong thời gian qua cũng có một số hình thức mới đƣợc áp dụng nhƣ tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm bậc thang… nhƣng hiệu quả mang lại chƣa cao do các ngân hàng khác cũng đƣa ra các sản phẩm tƣơng tự với lãi suất cạnh tranh hơn.

- Chủ trương đa dạng hóa khách hàng triển khai còn chậm và chưa đồng bộ, Chi nhánh chƣa thực sự chú trọng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ

để thu hút nguồn vốn và phát triển dịch vụ từ mảng khách hàng đang ngày một phong phú này.

79

- Chưa có chính sách lựa chọn đối tượng phân đoạn thị trường mục tiêu cụ thể, do đó mà việc chăm sóc khách hàng, đƣa ra những chính sách nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của từng đối tƣợng khách hàng còn chƣa hiệu quả. Chi phí dành cho hoạt động quảng cáo, marketing đặc biệt là việc giới thiệu các sản phẩm mới còn quá khiêm tốn so với quy mô dự tính huy động đƣợc làm cho hiệu quả huy động vốn đạt đƣợc không cao.

- Mạng lưới giao dịch còn mỏng ,cơ sở vật chất vừa sử dụng vừa nâng cấp. Với 7 phòng giao dịch so với một thành phố lớn nhƣ Hải Phòng là còn ít

đã làm giảm hiệu quả trong việc tăng lƣợng khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng, thiếu cạnh tranh với các chi nhánh ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Bên cạnh đó, việc trang bị cơ sở vật chất, máy móc thiết bị còn chậm. Nhiều màn hình vi tính và ổ cứng đã qua nhiều năm sử dụng nên tốc độ xử lý thông tin chậm.

- Năng lực và trình độ của đội ngũ nhân sự còn bất cập. Đội ngũ nhân viên tuy trẻ, nhanh nhẹn nhƣng trình độ chuyên môn nghiệp vụ chƣa đồng đều, chƣa đáp ứng các yêu cầu trong quá trình hội nhập. Phong cách phục vụ hầu nhƣ không chuẩn, tốc độ xử lý yêu cầu khách hàng chƣa nhanh, chức năng tƣ vấn khách hàng chƣa đƣợc chú trọng. Hơn nữa, chƣa có những khoá đào tạo ngắn hạn cho nhân viên về những sản phẩm mới, hầu nhƣ họ tự nghiên cứu qua văn bản. Do đó dẫn đến nhiều cản trở trong quá trình bán sản phẩm.

* Nguyên nhân khách quan

- Một là, hệ thống phần mềm hạch toán của Vietcombank vẫn đang

trong quá trình nâng cấp. Do vậy, quá trình thao tác nghiệp vụ vẫn còn một số lỗi. Nhiều phần hành chƣa hạch toán trực tiếp trên mạng Mosaic mà phải theo dõi tay nhƣ phong giải toả sổ tiết kiệm, séc; tra cứu thông tin khách hàng ở nhiều chi nhánh khác nhau trong hệ thống Vietcombank còn trải qua nhiều bƣớc, thời gian chờ đợi trong giao dịch của khách hàng tăng lên.

80

- Hai là, hoạt động kinh doanh của Vietcombank Hải Phòng cũng

Một phần của tài liệu Huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Hải Phòng (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)