Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Hải Phòng (Trang 45)

1.3.2.1 Môi trƣờng pháp lý

Ngân hàng là ngành kinh doanh đặc biệt, có ảnh hƣởng quan trọng mang tính hệ thống đối với cả nền kinh tế, mang tính xã hội hoá cao do vậy hoạt động của ngân hàng đƣợc đặt dƣới sự quản lý chặt chẽ, nghiêm ngặt của Nhà nƣớc. Hoạt động của ngân hàng đƣợc điều chỉnh trực tiếp bởi Luật các Tổ chức tín dụng, các quy định do Ngân hàng Nhà nƣớc ban hành cũng nhƣ các văn bản dƣới luật khác.

Sự thay đổi chính sách của Nhà nƣớc về tài chính, tiền tệ, tín dụng, lãi suất sẽ ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh cũng nhƣ khả năng hút vốn của NHTM. Chẳng hạn, nếu NH NN thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc huy động vốn vay từ NHNN và làm giảm lãi suất trên thị trƣờng tiền tệ. Ngƣợc lại, nếu NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhƣ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng sẽ khó khăn cho ngân hàng trong công tác huy động vốn vay, tăng lãi suất

39

trên thị trƣờng tiền tệ ảnh hƣởng tới, lƣợng vốn lƣu thông, cơ cấu kết quả là ảnh hƣởng tới hiệu quả huy động vốn của ngân hàng.

Hệ thống văn bản pháp quy đối với ngân hàng cần rõ ràng minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của NHTM. Việc chậm trễ đƣa ra các văn bản hƣớng dẫn thi hành, Luật không đủ khả năng bao quát các vấn đề, nhiều kẽ hở ảnh hƣởng rất lớn tới hiệu quả huy động vốn của các NHTM mà tiêu biểu là tình hình lãi suất diễn biến trên thị trƣờng đầu năm 2011 mặc dù NHNN đã ban hành Thông tƣ số 02/2011/TT-NHNN quy định mức lãi suất huy động trần là 14%/năm nhƣng có NHTM đã lách luật, nhƣ thực hiện khuyến mại hay trả tiền mặt đã ảnh hƣởng lớn đến hoạt động của các NHTM khác cũng nhƣ làm giảm tác dụng của chính sách, không thực hiện đƣợc mục tiêu của Chính phủ đã đề ra. Sau đó để khắc phục tình trạng trên, đảm bảo an toàn hoạt động của các TCTD; NHNN ban hành Thông tƣ số 30/2011/TT- NHNN ngày 28 tháng 9 năm 2011, nghiêm cấm TCTD khi nhận tiền gửi thực hiện khuyến mại dƣới mọi hình thức. Do vậy, NHNN cần phải tập trung xây dựng, ban hành đồng bộ và kịp thời hệ thống văn bản hƣớng dẫn Luật NHNN và Luật các TCTD nhằm tạo hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động ngân hàng; Thanh tra, tăng cƣờng khả năng phát hiện, cảnh báo sớm rủi ro trong hoạt động ngân hàng tránh những hậu quả đáng tiếc cho nền kinh tế.

1.3.2.2 Môi trƣờng chính trị, kinh tế và xã hội.

Môi trường chính trị

Đây là nhân tố quan trọng ảnh hƣởng tới cả nền kinh tế chứ không riêng ngành ngân hàng. Chính trị và kinh tế là hai phạm trù có sự tác động ảnh hƣởng qua lại rõ rệt. Sự ổn định về chính trị tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động, thúc đẩy thu hút đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, tạo sự yên tâm và niềm tin cho khách hàng là điều kiện thuận lợi cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng, mở rộng phát triển kinh doanh. Bất ổn chính trị ảnh

40

hƣởng tới toàn bộ đời sống xã hội, tạo ra tâm lý hoang mang trong dân cƣ, nhiều rủi ro đối với sự an toàn vốn, việc khách hàng rút tiền ồ ạt hoặc chuyển tiền ra nƣớc ngoài hoàn toàn có thể xảy ra.

Môi trường kinh tế

Động thái của nền kinh tế chính là cơ sở đầu tiên để ngƣời gửi tiền ra quyết định nên gửi tiền vào Ngân hàng, tích trữ vàng, USD hay mua sắm các tài sản khác. Môi trƣờng kinh tế với những yếu tố nhƣ thu nhập bình quân đầu ngƣời (mức độ thay đổi, tỷ lệ thay đổi và xu thế thay đổi); tốc độ tăng trƣởng nền kinh tế quốc dân; tỷ lệ lạm phát, sự ổn định kinh tế; chính sách đầu tƣ, tiết kiệm của Chính phủ...đều có tác động tới hoạt động của NHTM. Khi nền kinh tế tăng trƣởng ổn định, giá cả ít biến động, với tỷ lệ lạm phát hợp lý thì ngƣời dân sẽ có cái nhìn khả quan hơn, yên tâm gửi tiền vào ngân hàng và xu hƣớng tiền gửi ở các NHTM tăng lên là một điều tất yếu. Kinh tế phát triển thƣờng đi kèm với khoa học, công nghệ tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển các hoạt động trong đó có hoạt động huy động vốn nhƣ hệ thống thanh toán chuẩn nhanh nhạy, đƣờng truyền dữ liệu hiện đại, chính xác... đáp ứng nhu cầu luân chuyển vốn của khách hàng, giúp ngân hàng đa dạng các hình thức huy động vốn nhƣ thẻ ATM, internetbanking, phone banking...

Ngƣợc lại, nền kinh tế bất ổn, giá cả và sức mua của đồng tiền biến động mạnh, áp lực lạm phát cao thì Chính phủ sẽ đƣa ra những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Trong đó nhấn mạnh những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Các nhóm giải pháp đƣợc thực hiện đồng bộ gồm: thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng; thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tƣ công, giảm bội chi ngân sách nhà nƣớc; tăng cƣờng bảo đảm an sinh xã hội… Chính sách tiền tệ đã đƣợc thực hiện theo hƣớng thắt chặt. ngƣời dân có xu hƣớng tích luỹ dạng

41

khác nhƣ vàng, ngoại tệ...cất trữ thì vấn đề khai thác nguồn vốn lại càng khó khăn hơn với các NHTM.

Môi trường xã hội

Môi trƣờng văn hoá, xã hội nhƣ tâm lý, tập quán, thói quen sử dụng tiền của dân cƣ ảnh hƣởng nhiều đến quyết định kinh tế của ngƣời có thu nhập về tiêu dùng và tiết kiệm, mức độ chấp nhận rủi ro khi gửi tiền vào các ngân hàng hay quyết định chi số tiền nhàn rỗi đó đầu tƣ vào vàng, bất động sản...Ngƣời Việt Nam vẫn có thói quen giao dịch tiền mặt thứ nhất là do trình độ khoa học công nghệ chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thanh toán bằng chuyển khoản, chƣa thực sự hoàn thiện và tiếp cận đầy đủ tới mọi ngƣời dân. Thứ hai là nhìn chung tâm lý ngƣời dân vẫn “thích” tiền mặt hơn là sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, một phần là do sự e ngại trong việc công khai thu nhập qua tài khoản.

Bên cạnh đó, phân bố dân cƣ, thu nhập trung bình của ngƣời dân... cũng ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả huy động vốn của NHTM. Nếu ngân hàng có địa bàn hoạt động ở khu vực tập trung đông dân cƣ và các tổ chức kinh tế thì sẽ có khả năng huy động đƣợc nhiều vốn hơn là ngân hàng hoạt động ở các địa bàn miền núi hay hải đảo xa xôi. Năng lực tài chính dân cƣ cũng là tác nhân quyết định đến quy mô nguồn vốn huy động, điều này có thể dễ dàng thấy đƣợc nếu nhƣ ngƣời dân có thu nhập càng cao thì lƣợng tiền còn lại sau khi đã chi trả cho các nhu cầu thiết yếu hàng ngày càng nhiều, đó là cơ hội cho các NHTM thu hút các khoản tiền tiết kiệm từ bộ phận dân cƣ này, tăng quy mô nguồn vốn huy động.

1.3.2.3 Môi trƣờng cạnh tranh và hợp tác.

Hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng có sự tham gia của nhiều loại hình ngân hàng mới và các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Cạnh trạnh, đặc biệt là cạnh tranh về tiền gửi có xu hƣớng gia tăng mạnh, làm giảm đi sự

42

khác biệt giữa các NHTM. Thêm vào đó, nhiều tổ chức tài chính phi ngân hàng có thể huy động tiền gửi có kỳ hạn, thậm chí còn cung cấp các tài khoản không kỳ hạn làm cho thị phần của các NHTM bị chia nhỏ và chịu nhiều sức ép. Do cạnh tranh, lãi suất tiền gửi có xu hƣớng tăng lên trong khi giá dịch vụ liên quan đến tiền gửi giảm xuống, điều này ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của các ngân hàng.

Sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán, thị trƣờng bất động sản, các hoạt động đầu tƣ vàng đang là yếu tố cạnh tranh lớn đối với hoạt động huy động vốn của các NHTM. Sự phát triển của các thị trƣờng này đã giúp ngƣời dân có nhiều cơ hội lựa chọn các hình thức đầu tƣ nhằm tối đa hoá lợi nhuận thay vì gửi tiết kiệm ở các NHTM.

Bên cạnh đó, quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế đã làm tăng thêm mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế thế giới. Hội nhập quốc tế mở ra cơ hội hợp tác quốc tế giữa các NHTM trong hoạt động kinh doanh. Ngày nay, các NHTM không chỉ cạnh tranh với nhau, hoặc với các tổ chức tài chính khác mà còn liên kết, khai thác những thế mạnh của nhau, các NH sáp nhập với nhau, các NH nƣớc ngoài mua cổ phẩn của các NHTM trong nƣớc nhƣ HSBC đã mua cổ phần của Techcombank nhằm tiếp cận thị trƣờng Việt Nam cũng nhƣ với Techcombank là cơ hội có đƣợc những công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến...Các NHTM cũng có thể liên kết với các công ty chứng khoán, bảo hiểm...để huy động vốn từ các tổ chức này, ngƣợc lại, các tổ chức đó đƣợc hƣởng lãi suất và đặc biệt là tiện ích từ dịch vụ ngân hàng.

43

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NH TMCP NGOẠI THƢƠNG VN – CHI NHÁNH HẢI PHÒNG 2.1 Khái quát về NH TMCP Ngoại thƣơng VN – Chi nhánh Hải Phòng

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Trƣớc năm 1969, tiền thân của Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng VN – CN Hải Phòng (Vietcombank Hải Phòng) chỉ là Phòng Quản lý ngoại hối thuộc Cục quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Sau khi đất nƣớc hoàn toàn đƣợc giải phóng, sự nghiệp khôi phục đất nƣớc, xây dựng Chủ nghĩa xã hội và công cuộc Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc là nhiệm vụ cấp bách của toàn Đảng, toàn dân. Ngày 27/12/1976, Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ra quyết định thành lập Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thƣơng tại Hải Phòng trực thuộc hệ thống Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 01/01/1977.

Thực hiện theo quyết định số 1289/QĐ/TTg ngày 26.09.2007 của Thủ tƣớng Chính phủ, NH Ngoại thƣơng VN đƣợc cổ phần hoá và đổi tên thành NH TMCP Ngoại thƣơng VN theo đó, CN Hải Phòng đƣợc đổi tên thành NH TMCP Ngoại thƣơng VN – CN Hải Phòng.

Gắn liền với quá trình phát triển kinh tế của thành phố Cảng, với chủ lực là ngành đóng tàu, cảng biển, xi măng… Vietcombank Hải Phòng tự hào đã đóng góp phần công sức không nhỏ trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố, trở thành một trong những Chi nhánh ngân hàng hàng đầu tại Hải Phòng.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

Với hơn 35 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank Hải Phòng đã có trong tay hành trang tƣơng đối vững chắc. Lãnh đạo Chi nhánh đƣợc đào tạo cơ bản về quản lý và điều hành, có kỹ năng chuyên sâu về các lĩnh vực nghiệp

44

vụ ngân hàng, ngoại ngữ. Đội ngũ nhân viên có chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, có đủ nhiệt tình và tâm huyết xây dựng một ngân hàng ngày càng vững mạnh.

Ban giám đốc của Chi nhánh bao gồm Giám đốc và hai phó giám đốc. Giám đốc là ngƣời trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Chi nhánh và chịu trách nhiệm trƣớc Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị của NH TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam. Các phó giám đốc đảm nhiệm từng lĩnh vực mà mình phụ trách và có trách nhiệm giúp đỡ cho Giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Toàn bộ Chi nhánh có 07 phòng ban nghiệp vụ ( Phòng Quan hệ khách hàng, Phòng Kinh doanh dịch vụ ngân hàng, Phòng kế toán, Phòng thanh toán quốc tế, Phòng ngân quỹ, Phòng hành chính nhân sự, Phòng kiểm tra nội bộ) và 07 phòng giao dịch. Tổng số nhân sự của Vietcombank Hải Phòng có 170 nhân viên với độ tuổi trung bình là 34 tuổi, trong đó, trình độ thạc sỹ chiếm 7%, đại học chiếm 83% còn lại là trình độ cao đẳng, trung cấp. Đây là một trong những nhân tố cơ bản quyết định sự thành công của Chi nhánh.

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu giai đoạn 2007 – 2011

Kết quả hoạt động của Vietcombank Hải Phòng trong giai đoạn 2007- 2011 có nhiều biến động, tuy vậy doanh số của hầu hết các mặt nghiệp vụ đều có sự tăng trƣởng tốt, năm sau cao hơn năm trƣớc. Hàng năm ngân hàng đều kinh doanh có lãi, riêng đối với năm 2011 thì kết quả kinh doanh có giảm so với các năm trƣớc. Nhìn chung, giai đoạn này kết quả mà Vietcombank Hải Phòng đạt đƣợc là tích cực so với các ngân hàng khác trên địa bàn thành phố

Về cơ cấu thu nhập đóng góp vào kết quả hoạt động kinh doanh: thu nhập từ hoạt động tín dụng (chủ yếu là lãi vay) chiếm tỷ trọng chủ yếu khoảng 85% trong khi thu nhập từ các hoạt động khác (thu từ dịch vụ, thu tiền gửi, thu khác…) chiếm tỷ trọng khoảng 15%.

45

Tăng trƣởng thu nhập từ hoạt động tín dụng đạt mức bình quân gần 15%/năm giai đoạn 2007-2011, với mức giảm sâu trong năm 2011. Năm 2011 là năm khá khó khăn đối với nền kinh tế và hoạt động ngân hàng, việc thắt chặt tín dụng là không thể tránh khỏi. Tỷ trọng của thu nhập từ hoạt động tín dụng biến động qua các năm (năm 2007 chiếm 87,1%; năm 2008 chiếm 81%; năm 2009 chiếm 90% ; năm 2010 chiếm 91% và năm 2011 chiếm 79%) thể hiện Vietcombank Hải Phòng chú trọng tăng trƣởng tín dụng hơn so với các mảng kinh doanh khác. Thu nhập từ lãi tiền gửi ngày càng chiếm tỷ trọng thấp và có xu hƣớng giảm dần. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ có mức tăng trƣởng tƣơng đối tốt, tuy nhiên, tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ giảm do tốc độ tăng trƣởng không theo kịp với thu nhập từ hoạt động tín dụng.

Nhìn chung, các mặt hoạt động của Vietcombank Hải Phòng đều có sự tăng trƣởng tƣơng đối cao. Tăng trƣởng tín dụng kéo theo sự tăng trƣởng của một số hoạt động khác nhƣ thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, kinh doanh dịch vụ…Tuy nhiên, một số hoạt động khác còn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, trong đó lĩnh vực kinh doanh dịch vụ còn chiếm tỷ lệ thấp và đóng góp chƣa tƣơng xứng với tiềm năng.

2.1.3.1 Hoạt động sử dụng vốn

Tín dụng là hoạt động trọng tâm của Vietcombank Hải Phòng trong giai đoạn 2007-2011. Tính đến 31.12.2011, dƣ nợ cho vay của Vietcombank Hải Phòng đạt 3.590,05 tỷ đồng. Tốc độ tăng trƣởng tín dụng bình quân giai đoạn này đạt 21,98% là tốc độ tăng trƣởng tín dụng bình quân so với tốc độ tăng trƣởng tín dụng chung của hệ thống Vietcombank. Tỷ trọng cho vay đối với các thành phần kinh tế đƣợc cải thiện đáng kể nhằm đa dạng hoá khách hàng phù hợp với tốc độ phát triển và đổi mới của nền kinh tế nói chung. Thực hiện chủ trƣơng của Thành phố và Vietcombank hội sở, Chi nhánh cũng tập trung vào một số ngành công nhiệp mũi nhọn của thành phố nhƣ: xi măng,

46

sắt thép, đóng tàu, vận tải... đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển chung của Thành phố. Tuy nhiên trong năm 2011, nền kinh tế đi xuống, các doanh nghiệp ở địa bàn rơi vào tình trạng khó khăn do các ngành chủ lực không còn giữ thế mạnh. Thêm vào đó là chính sách thắt chặt tín dụng làm cho tổng dƣ nợ của chi nhánh giảm so với giai đoạn trƣớc.

(Nguồn: Báo cáo quyết toán- Vietcombank Hải Phòng giai đoạn 2007-2011)

Biểu đồ 2.1: Tổng dƣ nợ giai đoạn 2007 – 2011.

Thu nhập từ lãi cho vay cũng tăng mạnh trong giai đoạn 2007-2010, năm 2011 thì chỉ số này giảm nhiều điều đó làm cho tốc độ tăng trƣởng bình quân chỉ đạt 19,99%, thấp hơn tốc độ tăng trƣởng tín dụng. Tuy nhiên, tăng trƣởng tín dụng với tốc độ quá nóng trong khi khả năng quản trị rủi ro và yếu

Một phần của tài liệu Huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Hải Phòng (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)