Với vai trò chủ lực trong tổng nguồn vốn huy động thì vốn tiền gửi - nguồn vốn quyết định đến hiệu quả huy động vốn của Chi nhánh luôn đƣợc Ban lãnh đạo quan tâm hàng đầu trong mục tiêu tăng trƣởng vốn huy động từ bên ngoài một cách có hiệu quả. Để phân tích hoạt động này, ta cần phải đi sâu nghiên cứu các hình thức huy động vốn tiền gửi theo từng loại hình kết hợp với số liệu thực tế huy động qua các năm.
2.2.2.1 Cơ cấu vốn tiền gửi theo kỳ hạn và đối tƣợng
Bảng 2.4: Cơ cấu vốn tiền gửi theo kỳ hạn giai đoạn 2007-2011
(Gtrị: tỷ đồng; Tỷ trọng: %)
Hạng mục
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Giá trị trọng Tỷ Giá trị trọng Tỷ Giá trị trọng Tỷ Giá trị trọng Tỷ Giá trị trọng Tỷ Tổng tiền gửi 1.955,69 100 2.453,18 100 2.906,3 100 3.304,54 100 3971,44 100 Vốn KKH 566,35 28,96 631,41 25,74 748,28 25,75 748,00 22,64 833,47 20,99 VND 394,83 20,19 452,62 18,45 478,80 16,47 457,68 13,85 469,82 11,83 Ngoại tệ 171,52 8,77 178,79 7,29 269,48 9,27 290,32 8,79 363,65 9,16 CKH<12 tháng 558,96 28,58 1.170,04 47,69 1.652,7 56,87 2.104,83 63,70 2743,69 69,09 VND 198,35 10,14 527,15 21,49 762,02 26,22 1.238,19 37,47 1865,15 46,96 Ngoại tệ 360,61 18,44 642,89 26,21 890,68 30,65 866,64 26,23 878,54 22,12 CKH>12 tháng 830,38 42,46 651,73 26,57 505,32 17,39 451,71 13,67 394,28 9,93 VND 158,21 8,09 152,83 6,23 87,23 3,00 75,24 2,28 86,85 2,19 Ngoại tệ 672,17 34,37 498,88 20,34 418,09 14,39 376,47 11,39 307,43 7,74
57
* Vốn tiền gửi không kỳ hạn (KKH)
Nguồn vốn không kỳ hạn giai đoạn 2007-2011 chiếm tỷ trọng trung bình 24,81% trong tổng vốn tiền gửi với tốc độ tăng trƣởng bình quân là 10,35%. Mặc dù nguồn tiền ngày càng gia tăng qua các năm nhƣng tốc độ tăng trƣởng đạt đƣợc vẫn thấp hơn tốc độ tăng trƣởng bình quân của vốn tiền gửi là 19,45%. Vì đây là nguồn vốn có chi phí huy động vốn thấp nên Chi nhánh cần có những biện pháp thu hút các khách hàng sự dụng nhiều dịch vụ gia tăng, phát triển lƣợng tài khoản thanh toán vãng lai nhằm tranh thủ lƣợng vốn nhàn rỗi của khách hàng, góp phần giảm chi phí huy động vốn.
Vốn ngoại tệ không kỳ hạn chiếm tỷ trọng trung bình 8,66% trong tổng vốn huy động, tỷ trọng này tƣơng đối ổn định qua các năm với giá trị luôn đạt năm sau cao hơn năm trƣớc. Lƣợng tiền này biến động không nhiều do đối tƣợng của nó chủ yếu là tiền gửi thanh toán của các tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế vì Vietcombank Hải Phòng với truyền thống là Chi nhánh NH có thế mạnh về kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế trên địa bàn thành phố Hải Phòng nên hầu nhƣ các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng đều mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ và giao dịch ngoại tệ thông qua Vietcombank Hải Phòng làm ngân hàng trung gian.
Bảng 2.5: Cơ cấu vốn tiền gửi không kỳ hạn theo đối tƣợng khách hàng
(Gtrị: tỷ đồng;Tỷ trọng: %)
Hạng mục
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tổng vốn KKH 566,35 100 631,41 100 748,28 100 748,00 100 833,47 100,00 TCKT 94,26 605,19 95,85 713,01 95,29 726,18 97,08 815,65 97,86
58 533,83
TCTD 21,70 3,83 25,00 3,96 29,17 3,90 13,18 1,76 15,62 1,87 Dân cƣ 10,80 1,91 1,22 0,19 6,10 0,82 8,64 1,16 2,20 0,27
(Nguồn: Báo cáo quyết toán Vietcombank Hải Phòng giai đoạn 2007 – 2011)
Nguồn vốn không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế (TCKT) chiếm tỷ lệ chủ yếu và có xu hƣớng ngày càng gia tăng với tỷ trọng trung bình đạt 96,07%, lƣợng vốn huy động đƣợc năm 2011 là 833,47 tỷ VND gấp 1,47 lần so với năm 2007. Đây là mảng thị trƣờng hấp dẫn mà Vietcombank Hải Phòng đã và đang tập trung khai thác. Với chính sách chăm sóc khách hàng, kèm theo đánh giá, phân loại khách hàng đặc biệt để có những ƣu đãi về phí và về các tiện ích đi kèm nhƣ: tín dụng, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh, trả lƣơng qua tài khoản cùng với công nghệ thanh toán đƣợc hiện đại hóa mà số lƣợng tiền gửi của các doanh nghiệp tại Chi nhánh ngày càng gia tăng.
(Nguồn: Báo cáo quyết toán- Vietcombank Hải Phòng giai đoạn 2007-2011)
Biểu đồ 2.4: Vốn tiền gửi không kỳ hạn theo đối tƣợng khách hàng từ năm 2007-2011
59
Tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức tín dụng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn không kỳ hạn. Đây chủ yếu là lƣợng ngoại tệ quy đổi đƣợc dùng trong thanh toán, lƣợng thanh toán nhiều nhƣng số dƣ hầu nhƣ không có vì các Chi nhánh NHTM này cuối ngày đều phải kết số dƣ về Hội sở.
Tiền gửi không kỳ hạn của dân cƣ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, hầu nhƣ không đáng kể vì thói quen của ngƣời dân vẫn là dùng tiền mặt, số lƣợng trả lƣơng qua tài khoản cũng chƣa đƣợc thực hiện rộng rãi tới các doanh nghiệp. Khách hàng cá nhân gửi tiền chủ yếu nhằm mục đích tích lũy có kỳ hạn.
Trong giai đoạn tới, vấn đề tăng trƣởng vốn không kỳ hạn vẫn rất cần đƣợc quan tâm bởi đây không chỉ là nguồn huy động có chi phí thấp - thế mạnh để Vietcombank Hải Phòng có thể đƣa ra những sản phẩm vay tiêu dùng với chi phí cạnh tranh trên thị trƣờng, mà qua đó còn thể hiện chính sách đa dạng hóa khách hàng, nâng cao hình ảnh của Chi nhánh trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.
* Vốn tiền gửi có kỳ hạn (CKH)
Tiền gửi có kỳ hạn là hạng mục quan trọng nhất trong cơ cấu vốn tiền gửi của Chi nhánh, chiếm tỷ trọng trung bình 75,19% trong tổng vốn tiền gửi huy động với tốc độ tăng trƣởng bình quân 22,7% cao hơn tốc độ tăng trƣởng chung của vốn tiền gửi. Đây là nguồn vốn chủ đạo để ngân hàng tiến hành kinh doanh và sử dụng cho hoạt động tín dụng.
60
(Nguồn: Báo cáo quyết toán- Vietcombank Hải Phòng giai đoạn 2007-2011)
Biểu đồ 2.5: Vốn tiền gửi có kỳ hạn giai đoạn 2007 - 2011
Trong cơ cấu vốn có kỳ hạn, lƣợng vốn có kỳ hạn dƣới 12 tháng chiếm tỷ trọng tới 53,19% tổng vốn tiền gửi, có tốc độ tăng trƣởng bình quân rất cao 52,07%, gấp 2,6 lần tốc độ tăng trƣởng bình quân của tổng vốn huy động. Nguồn này có chi phí huy động thấp hơn, tuy nhiên lại phải dành ra một khoản thực hiện tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc cao hơn so với vốn có kỳ hạn trên 12 tháng. Nguồn vốn này thƣờng dùng để cho vay ngắn hạn, tuy nhiên, trong tình hình huy động nguồn vốn dài hạn ngày càng khó khăn, Chi nhánh đã phải sử dụng nguồn ngắn hạn này cho để cho vay trung và dài hạn và xu hƣớng này đang có chiều hƣớng tăng trong giai đoạn tới.
Vốn có kỳ hạn lớn hơn 12 tháng chiếm tỷ trọng trung bình 22% tổng vốn tiền gửi, đây là nguồn dùng để cho vay trung và dài hạn. Với tốc độ tăng trƣởng bình quân là -16,83% thì đây thực sự là khó khăn cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh bởi Vietcombank Hải Phòng là ngân hàng chủ yếu tài trợ cho các doanh nghiệp lớn với kỳ hạn dài. Việc vốn huy động trung và dài hạn không những không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay mà còn có xu hƣớng giảm
61
mạnh trong giai đoạn hiện nay đặt ra cho Ban lãnh đạo Chi nhánh phải có những chính sách kịp thời, phù hợp điều chỉnh nhằm tăng nguồn vốn này. Việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn sẽ tạo ra khe hở thanh khoản, đặt Chi nhánh đứng trƣớc rủi ro thanh khoản tiềm tàng rất dễ xảy ra.
Theo Bảng 2.4 ta có Cơ cấu vốn ngoại tệ có kỳ hạn chiếm tỷ lệ cao 42,37% tổng vốn tiền gửi, lớn hơn vốn có kỳ hạn VNĐ. Xu hƣớng biến động của nguồn vốn này gần với biến động kỳ hạn của chúng. Lƣợng vốn có kỳ hạn dài ngoại tệ đã giảm mạnh, năm 2011 chỉ còn 307,43 tỷ quy VND chƣa bằng một nửa của năm 2007. Còn lƣợng vốn ngoại tệ với kỳ hạn ngắn lại tăng mạnh cho thấy tâm lý cất giữ tiền của dân cƣ là tiền ngoại tệ vì họ tin tƣởng vào các ngoại tệ mạnh sẽ giữ vững bình ổn, tránh lạm phát mặc dù lãi suất huy động ngoại tệ thấp hơn VNĐ. Tình hình thị trƣờng biến động mạnh cũng đã làm thay đổi kỳ hạn gửi của ngƣời dân, họ không thể yên tâm khi gửi một ngân hàng với kỳ hạn dài trong khi lãi suất các ngân hàng luôn cạnh tranh nhau. Điều này đã tác động rất lớn làm thay đổi cơ cấu vốn huy động của Chi nhánh.
Mặc dù vậy, tỷ trọng có kỳ hạn đặc biệt là kỳ hạn ngắn bằng VND đang có tốc độ tăng nhanh hơn so với đồng ngoại tệ. Năm 2007, tỷ lệ giữa vốn kỳ hạn ngoại tệ/ VND là 1,82 lần thì đến năm 2011 chỉ còn 0,47 lần. Chi nhánh đang đứng trƣớc thực tế là có khả năng mất dần đi thế mạnh ngoại tệ của mình trong tƣơng lai.
Giai đoạn 2007 – 2011, huy động vốn có kỳ hạn của Vietcombank Hải Phòng có sự chuyển biến rõ rệt về số lƣợng và đối tƣợng theo bảng số liệu sau:
62
Bảng 2.6: Cơ cấu vốn tiền gửi có kỳ hạn theo đối tƣợng khách hàng
(Gtrị: tỷ đồng; Tỷ trọng: %)
Hạng mục
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tổng vốn CKH 1.389,34 100 1.821,77 100 2.158,02 100 2.556,54 100 3137,97 100 TCKT 24,92 1,79 256,99 14,11 421,79 19,55 811,17 31,73 2092,39 33,32 Dân cƣ 1.364,42 98,21 1.564,78 85,89 1.736,23 80,45 1.745,37 68,27 1045,58 66,68
(Nguồn: Báo cáo quyết toán- Vietcombank Hải Phòng giai đoạn 2007-2011)
Với tỷ trọng bình quân là 79,9% trong tổng vốn có kỳ hạn, vốn tiền gửi của dân cƣ giữ vai trò cốt yếu trong công tác huy động vốn của ngân hàng. Điều này chứng tỏ nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ rất tiềm tàng, là đối tƣợng quan trọng bậc nhất trong chính sách khách hàng của Chi nhánh. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, nguồn vốn có kỳ hạn của dân cƣ mặc dù vẫn tăng về quy mô nhƣng tỷ trọng và tốc độ tăng trƣởng lại giảm. Nguyên nhân là do ngƣời dân ngày càng có nhiều lựa chọn để đầu tƣ từ khoản tiền nhàn rỗi của mình nhƣ: vàng, chứng khoán, bất động sản… và quan trọng hơn là sự cạnh tranh gay gắt trong hệ thống các ngân hàng. Các NHTM mới ra đời, với chính sách chăm sóc khách hàng rất tốt, phục vụ tận nơi, lãi suất ƣu đãi cao hơn Vietcombank Hải Phòng nên đã có những khách hàng truyền thống của Chi nhánh chuyển tiền sang NH khác. Để nguồn vốn có kỳ hạn của dân cƣ tăng trƣởng ổn định, Chi nhánh cần tập trung nghiên cứu đặc điểm của các khách hàng cá nhân, đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của họ, phát triển các sản phẩm và các phƣơng thức huy động vốn phù hợp và hiệu quả.
63
Cơ cấu vốn có kỳ hạn cũng chứng kiến sự chuyển biến mạnh mẽ đối tƣợng huy động là các tổ chức kinh tế. Nếu nhƣ năm 2007, tiền gửi có kỳ hạn của các TCKT chỉ là 24,92 tỷ VND tƣơng đƣơng 1,79% vốn có kỳ hạn thì đến năm 2011, con số tƣơng ứng là 1045,58 tỷ VND chiếm 33,32% . Có đƣợc kết quả này là do Chi nhánh đã có những chính sách đúng đắn trong việc thu hút các tổ chức kinh tế lớn, có số dƣ tiền gửi nhàn rỗi nhiều. Đặc biệt, sau khi cổ phần hóa, với những bƣớc đi phù hợp, lƣợng tiền gửi của TCKT năm 2008 đã tăng gấp 10,31 lần so với năm 2007. Với đặc điểm của thành phố kinh tế trọng điểm, tập hợp nhiều doanh nghiệp lớn thì đây là mảng thị trƣờng vô cùng tiềm tàng, ổn định để Chi nhánh tiếp tục phát huy, khai thác tối đa nguồn vốn kỳ hạn mà các doanh nghiệp có thể cung cấp phục vụ cho hoạt động tín dụng của mình.
Tóm lại, nâng cao quy mô, tốc độ tăng trƣởng của vốn tiền gửi, đặc biệt là vốn có kỳ hạn có vai trò quyết định trong hiệu quả công tác huy động vốn của Chi nhánh. Mặc dù huy động vốn có kỳ hạn có tỷ lệ dự trữ bắt buộc và chi phí huy động cao hơn vốn không kỳ hạn nhƣng lại là nguồn có tính ổn định cao, giúp Chi nhánh có những hoạch định hiệu quả trong công tác sử dụng vốn, tránh rủi ro thanh khoản.
2.2.2.2 Vốn tiền gửi nội tệ và ngoại tệ
Phân tích hoạt động huy động vốn theo kỳ hạn và đối tƣợng cho ngân hàng thấy nguồn nào, đối tƣợng nào mà ngân hàng đang và có thể huy động có hiệu quả nhất thì phân tích huy động vốn theo loại tiền cho ta thấy biến động của nguồn nội tệ cũng nhƣ ngoại tệ để Chi nhánh đề ra các chiến lƣợc thúc đẩy huy động nội tệ hoặc ngoại tệ tùy theo tình hình biến động của thị trƣờng cũng nhƣ chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nƣớc.
64
Bảng 2.7: Cơ cấu vốn tiền gửi theo loại tiền của Vietcombank Hải Phòng giai đoạn 2007-2011 Năm Vốn tiền gửi (tỷ đồng) VND Tỷ trọng (%) (%) tăng trƣởng Ngoại tệ Tỷ trọng (%) (%) tăng trƣởng 2007 1.955,69 751,39 38,42 27,52 1.204,30 61,58 -1,00 2008 2.453,18 1.132,61 46,17 50,74 1.320,57 53,83 9,65 2009 2.906,30 1.328,05 45,70 17,26 1.578,25 54,30 19,51 2010 3.304,54 1.771,11 53,60 33,36 1.533,43 46,40 -2,84 2011 3.971,44 2.421,82 60,98 36,74 1.549,62 39,02 0,01 Trung bình 48,97 30,52 51,03 5,07
(Nguồn: Báo cáo quyết toán- Vietcombank Hải Phòng giai đoạn 2007-2011)
Vốn huy động bằng đồng Việt Nam chiếm tỷ trọng trung bình 48,97% trong tổng vốn tiền gửi huy động với tốc độ tăng trƣởng rất cao 30,52%. Tỷ trọng này có xu hƣớng gia tăng rõ rệt trong 5 năm trở lại đây, năm 2007 vốn tiền gửi VND mới chỉ đạt 751,39 tỷ VND chiếm tỷ trọng 38,42% vốn tiền gửi thì đến năm 2011, con số này đã là 2.421,82 tỷ VND, gấp 3,22 lần so với năm 2007 và chiếm tỷ trọng tới 60,98% tổng vốn tiền gửi. Đạt đƣợc kết quả này là nhờ những chính sách thích hợp của Chi nhánh trong việc thu hút nguồn nội tệ vì đồng Việt Nam có thể đa dạng các hình thức huy động hơn, ngân hàng có thể chủ động khai thác không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài.
65
(Nguồn: Báo cáo quyết toán- Vietcombank Hải Phòng giai đoạn 2007-2011)
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu vốn tiền gửi theo loại tiền giai đoạn 2007 - 2011
Vốn huy động bằng ngoại tệ mà chủ yếu là USD là thế mạnh của Ngân hàng Ngoại thƣơng nói chung cũng nhƣ Vietcombank Hải Phòng nói riêng. Vốn huy động ngoại tệ chiếm tỷ trọng tới 51,03% tổng nguồn vốn huy động. Vốn huy động ngoại tệ thƣờng có chi phí huy động rẻ hơn so với đồng Việt Nam, đây cũng là cơ sở để Vietcombank Hải Phòng luôn có các sản phẩm cho vay cạnh tranh hơn các ngân hàng khác trên địa bàn, đặc biệt là các sản phẩm cho vay xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, nguồn vốn này đang có xu hƣớng giảm và không ổn định với tốc độ tăng trƣởng trung bình chỉ đạt 5,07%, nhỏ hơn nhiều so với tốc độ tăng trƣởng vốn huy động nội tệ.
Sự thay đổi trong cơ cấu vốn tiền gửi theo loại tiền, một mặt tạo thêm nguồn để Chi nhánh mở rộng hoạt động cho vay đồng nội tệ nhƣng mặt khác cũng đặt ra yêu cầu trong công tác huy động vốn ngoại tệ nhằm đảm bảo vốn tài trợ cho các hoạt động tín dụng ngoại tệ vốn là thế mạnh của Vietcombank Hải Phòng từ xƣa đến nay.
66 2.2.2.3 Chi phí huy động vốn
* Chi phí nguồn tiền gửi: Trong huy động, Vietcombank Hải Phòng áp
dụng mức lãi suất tƣơng đối cao đối với các loại tiền gửi, Chi nhánh đã áp dụng nhiều hình thức trả lãi tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng nhằm tăng tính cạnh tranh thu hút thêm khách hàng mới. Nhờ vậy trong giai đoạn vừa qua, Chi nhánh đã đạt mức tăng trƣởng tƣơng đối tốt trên các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn, chi phí cho nguồn này thấp hơn so với chi phí huy động các nguồn khác. Theo diễn biến lãi suất, lãi suất bình quân huy động đầu vào tăng dần từ 4,2% năm 2008 lên 6,33 % năm 2011.
Trong giai đoạn này, các NHTM đang có sự chạy đua lãi suất và