Những khó khăn thách thức

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực quản lý đấu thầu của công ty xây dựng lũng lô 3 (Trang 87)

Các quy định pháp lý vềđấu thầu trong xây lắp đã mang lại cho Công ty không ít những thuận lợi trong công tác đấu thầu đồng thời cũng tạo ra trong công ty không ít khó khăn những thách thức.

Thứ nhất, khó khăn lớn nhất của công ty là thi công các công trình trọng điểm Quốc gia đòi hỏi tiến độ phải nhanh, qui mô năng lực phải lớn. Công ty luôn phải bổ sung thiết bị đểđạt được các yêu cầu trên. Trong năm 2013, công ty đã phải đầu tư, bổ sung thêm gần 50 tỷđồng vào máy móc thiết bị. Nguồn vốn kinh doanh còn rất thiếu. Tiềm lực tài chính vẫn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của công ty. Công ty phải đi vay ngân hàng một lượng vốn lớn. Điều này làm cho chi phí cho hoạt động tài chính rất cao, ảnh hưởng không ít đến việc nắm bắt cơ hội kinh doanh trên thị trường.

Thứ hai, đa số công trình thi công tỷ lệ thanh toán, đơn giá áp dụng để thanh toán thấp. Các chủ đầu tư chưa có cơ chế thanh toán cho các đơn vị thi công., gây mất cân đối về tài chính cho công ty.

Thứ ba, Lạm phát tăng cao, mức giá cả vật tư, nhiên liệu của thị trường liên tục biến động, ảnh hưởng tới giá thành sản xuất, trong khi giá cảđầu vào không được điều chỉnh hoặc chậm thanh toán, ảnh hưởng không nhỏ tới lợi nhuận của công ty.

Thứ tư, cùng một lúc phải triển khai nhiều công trình trọng điểm với giá trị, khối lượng lớn, tiến độ và cường độ rất căng thẳng. Vì phát triển rất nóng, nên mô hình quản lý của công ty chưa nắm bắt kịp thời, dẫn đến khó khăn trong quá trình

82

triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ngoài ra, do vị trí ở xa văn phòng nên việc đi lại, thông tin, quản lý khó khăn.

Thứ năm, trong qui định của Luật đấu thầu mới hiện nay, thì có nhiều chủ đầu tư không phải là tổ chức có chuyên môn cao trong lĩnh vực xây dựng nhưng không bắt buộc phải thuê đơn vị tư vấn tổ chức đấu thầu nên nhiều khi gây ra những khó khăn không nhỏ cho các Nhà thầu tham gia đấu thầu, nhiều công trình công ty tham gia đấu thầu đã gặp phải trường hợp trên.

Ví dụ khi Ban quản lý xây dựng huyện là chủđầu tư của một công trình thủy lợi thì cán bộ của Ủy ban nhân dân huyện chưa có kinh nghiệm và nắm rõ quy định của Luật đấu thầu cũng như các đặc tính kỹ thuật biện pháp thi công của công trình xây lắp nên dẫn đến khi tổ chức đấu thầu và xét thầu thì Nhà thầu thường phải trình rất nhiều, các tiêu chí điều kiện nhiều khi thừa nhưng lại thiếu…

Thứ sáu, còn có một số nguyên nhân khách quan như: Điều kiện thời tíêt thay đổi thất thường, mùa mưa kéo dài, bão lũ bất chợt, ảnh hưởng đến công tác thi công, hoạt động thi công phải ngừng trệ từ tháng 1- tháng 3 vì mưa lớn, hay trong quá trình thi công dự án có gặp phải sự cố lớn vềđịa chất khiến công ty phải xử lý sự cố trong nhiều tháng. Trong thời gian đó, sản lượng của công ty không có, nhưng công ty vẫn phải chịu khấu hao máy móc thiết bị.

Bên cạnh những kết quả mà Luật đấu thầu mang lại, cũng cần nhìn nhận một cách khách quan về những hạn chế của nó. Tuy đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần song vẫn còn nhiều hạn chế, kẽ hở trong Luật đấu thầu mà dẫn đến hiệu quả xấu cho chất lượng công trình, làm giảm năng lực của ngành xây dựng và kết quả cuối cùng là ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế quốc dân. Những hạn chếđó là:

Thứ nhất, về hình thức lựa chọn nhà thầu

Trong các hình thức lựa chọn nhà thầu thì đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng các nhà thầu tham gia, nó mang tính cạnh tranh và có hiệu quả nhất trong đầu tư. Nhà nước ta cũng đã quy định đấu thầu rộng rãi là hình thức chủ yếu được áp dụng trong đấu thầu, phù hợp với các quy định của thông lệ

83

quốc tế. Theo thống kê về tình hình đấu thầu hàng năm do Bộ kế hoach và Đầu tư tổng hợp, trong năm 2012 tỷ lệ tổ chúc đấu thầu rộng rãi là rất thấp.

Tuy nhiên, trong thực tế, hình thức này vẫn chưa áp dụng phổ biến, các chủ đầu tư còn có hiện tượng “ lách luật”, chẳng hạn: Theo quy định hiện hành, các gói thầu xây lắp có giá trị trên 01 tỷ đồng đều phải được chủ đầu tư tổ chức đấu thầu; nếu không có gì đặc biệt thì đều phải tổ chức đấu thầu rộng rãi. Thế nhưng qua kết quả Kiểm toán Nhà nước trong năm 2012, tại một số đơn vị, chủ đầu tư không tổ chức đấu thầu đối với các gói thầu thuộc diện phải tổ chức đấu thầu (giá trị gói thầu trên 01 tỷđồng) để chỉ định thầu. Một số chủ đầu tư tổ chức đấu thầu hạn chế mà không có lý do. Trong một số trường hợp, để hạn chế tính cạnh tranh trong đấu thầu, chủđầu tưđưa ra yêu cầu tối thiểu về kinh nghiệm năng lực đối với nhà thầu quá cao so với quy định làm giảm số lượng nhà thầu tham gia đấu thầu.

Thứ hai, Các tiêu chuẩn kỹ thuật của hồ sơ mời thầu còn chung chung, thiếu chi tiết

Đối với những dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước, hồ sơ mời thầu thường sơ sài, thiếu thông tin; công tác thẩm định, phê duyệt thiếu chặt chẽ. Các tiêu chuẩn kỹ thuật được nêu trong hồ sơ mời thầu còn chung chung, thậm chí còn mập mờ, lỏng lẻo, thiếu các thông tin về tiêu chuẩn kỹ thuật và giá cả dẫn đến hiệu quả vừa phải trả giá cao, vừa mua phải các thiết bị, sản phẩm lỗi thời lạc hậu, không đồng bộ và đã qua sử dụng ở nước ngoài nên dự án đầu tư không phát huy được hiệu quả gây; lãng phí tiền của Nhà nước.

Thứ ba, chưa quán triệt theo đúng các quy chế pháp lý về đấu thầu.

Sự hiểu biết nhận thức chưa thấu đáo về nội dung đấu thầu, quy trình, trình tự và các quy định trong Luật đấu thầu. Một số cán bộ tham gia Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án thiếu tính chuyên nghiệp, chưa được đào tạo đầy đủ, thiếu kinh nghiệm nên hạn chế kết quả, một số trường hợp làm công tác đấu thầu theo kinh nghiệm sẵn có còn chưa theo Luật đấu thầu.

Chưa quán triệt trách nhiệm và thẩm quyền trong các khâu của quá trình đấu thầu. Nhiều chủ dự án chưa chủđộng, chỉ dựa vào ý kiến của tư vấn, không xem xét

84

kỹ kết quả trước khi trình duyệt, dẫn đến những sai sót không đáng có trong trình tự thực hiện. Các cấp có thẩm quyền cũng chưa chỉ đạo sát sao, quản lý công tác đấu thầu chưa chặt chẽ.

Cũng không ít trường hợp có nhận thức song vẫn thực hiện không đúng như mở thầu chậm, chỉ định thầu vượt mức cho phép, tổ chức đấu thầu mang tính hình thức, đặc biệt là đấu thầu hạn chế….

Một số nhà thầu chưa quen với công tác đấu thầu, hoặc tìm mọi cách để trúng thầu, hy vọng vào mối quan hệ sau này với Bên mời thầu hoặc Tư vấn giám sát.

Thứ tư, đấu thầu còn mang tính hình thức, quy trình đấu thầu còn phức tạp, thời gian lâu dài.

Đấu thầu còn mang tính hình thức, sở dĩ có hiện tượng này vì trong đấu thầu còn biểu hiện nhiều tiêu cực. Đây là vấn đề có thật trong đấu thầu, tuy nhiên nó có mức độ, từng nơi, từng lúc và không giống nhau, cũng như không phải tất cả đấu thầu là tiêu cực.

Trong những năm gần đây, dư luận không khỏi băn khoăn trước thực việc trong đầu tư xây dựng các công trình xây dựng xảy ra hiện tượng tiêu cực như: Móc ngoặc

thầu, bỏ giá thấp ( nhỏ hơn giá thầu) thậm chí cả liên kết để bỏ thầu với giá cao rồi cùng nhau chia phần dẫn đến cuộc đấu thấu sai hẳn mục đích không lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm và tài chính. Mục tiêu lớn nhất của đấu thầu là“nội

hàm”của hiệu quả phải là chất lượng, thời gian, giá thành đã không đạt được.

Trong khi vận dụng cơ chếđấu thầu, nhiều chủđầu tư, coi việc ép giá, ép tiến độ là chính cho nên nhiều công trình được làm xong với giá thấp và chất lượng công trình đương nhiên cũng chỉ tương xứng với giá thấp đó, chứ không thể thỏa mãn yêu cầu cao hơn đã đặt ra cho dự án. Hậu quả của nó chắc chắn dẫn tới nhiều công trình không có tuổi thọ tương ứng và bản thân các doanh nghiệp thắng thầu cũng mất khả năng cạnh tranh trong tương lai, hoặc chủđầu tưđã “ ngắm” trước một nhà thầu và tổ chức đấu thầu nhằm hợp thức hóa chủđầu tư kéo dài thời gian làm các bước chuẩn bị, tạo tình huống “gấp gáp” để xin đấu thầu hạn chế, xin chỉđịnh thầu.

85

Thứ năm, các công tác phục vụ cho đấu thầu, liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới đấu thầu thiếu chất lượng

Có nhiều yếu tốảnh hưởng, tác động tới công tác đấu thầu, trong sốđó phải kểđến chất lượng một số công việc liên quan tới đấu thầu đó là chất lượng của Báo cáo nghiên cứu kỹ thuật, thiết kế, Tổng dự toán hoặc dự toán.

Một số trường hợp dự toán quá thấp gây khó khăn trong quá trình xét kết quả trúng thầu, phải chào lại giá, phải điều chỉnh dự toán làm kéo dài thời gian. Cũng có những trường hợp thiết kế ban đầu không chuẩn xác, trong quá trình thực hiện phải thay đổi bổ sung dẫn đến làm tăng giá trị hợp đồng, kéo dài thời gian thực hiện. Đây cũng là yếu tố dẫn tới lãng phí thất thoát trong đầu tư xây dựng. Trong một số trường hợp chỉ định thầu thì dự toán cao là cơ sở ký tài, trách nhiệm lập và duyệt đối với báo cáo Báo cáo nghiên cứu kỹ thuật, Thiết kế cũng như Dự toán. Các công việc này liên quan trực tiếp tới công tác tư vấn. Chỉ có một đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, có trình độ, độc lập và quản lý chặt chẽ thì mới chấn chỉnh được tồn tại này.

Thêm vào đó vấn đề hợp đồng gắn trách nhiệm giữa Chủđầu tư và nhà thầu cần được hoàn thiện. Một số hợp đồng quá đơn giản, dồn sức ép vào một phía, thiếu các điều kiện chi tiết gây khó khăn cho thực hiện.

Cuối cùng, việc giám sát thực hiện hợp đồng đang là một vấn đề lớn. Dù kết quả đấu thầu là tốt, hợp đồng là đầy đủ mà không có được khâu giám sát tích cực thì vẫn không có được sản phẩm như ý muốn hoặc bị kéo dài, chất lượng không đảm bảo, gây lãng phí thất thoát cho dự án.

Thứ sáu, tình trạng bán thầu diễn ra phổ biến ở các dự án giao thông

Trong các dự án đầu tư có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) nhà thầu chính thường là nhà thầu của nước ngoài, hoặc liên danh giữa các nhà thầu nước ngoài với các nhà thầu trong nước. Qua thực tiễn cho thấy: Sau khi trúng thầu, nhà thầu nước ngoài thường giao toàn bộ công việc thi công cho các nhà thầu trong nước, còn họ giữ lại và hưởng 5% đến 10% tổng giá trị gói thầu trong khi không phải bỏ vốn, thiết bị ra để thực hiện thi công. Đây thực chất là hành vi

86

Thứ bảy, hiện tượng bán phá giá trong đấu thầu trong xây lắp

Trong thực tế một vài năm gần đây, hiện tượng bỏ giá thầu thấp dưới giá thành thực tế trong đấu thầu trong xây lắp đã trở thành một hiện tượng phổ biến. Một số trường hợp điển hình như: Gói thầu R5 dự án quốc lộ 18A giá trúng thầu chưa đấy 50% giá gọi thầu; gói thầu 2A hầm Hải Vân giá trúng thầu chỉ bằng 34,3% giá gói thầu được phê duyệt. Nhiều gói thầu chênh lệch giữa giá trúng thầu và giá gọi thầu hàng trăm tỷđồng như dự án cảng Cái Lân: Chênh lệch 200 tỷđồng; Nhà thầu dự án đường Bắc Ninh - Nội Bài bỏ giá dự thầu gần 600 tỷ đồng nhưng sau đó lại giảm tới gần 133 tỷđồng để thắng thầu.

Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng trên là do các nhà thầu thiếu việc làm cho người lao động hoặc có thể là nhu cầu cần vốn gấp, có thể giải quyết việc khấu hao tài sản, thiết bị máy móc mới đầu tư…chấp nhận hòa vốn hoặc lỗ vốn để duy trì hoạt động và sự tồn tại của doanh nghiệp với hy vọng giải quyết tốt các vấn đề cấp bách hiện tại, sau này sẽ thu lãi bằng các dự án khác. Đây là yếu tố thúc đẩy nhà thầu phải chấp nhận bỏ giá thấp. Một nguyên nhân khác đó là, trong quá trình thực hiện nhà thầu thường thiết lập được các mối quan hệ với các đơn vị tư vấn, giám sát và chủ đầu tưđể tạo ra cơ hội cắt giảm chi phí hay nâng khối lượng công việc. Sau khi lọt qua bước đánh giá về mặt kỹ thuật (Điểm kỹ thuật tối thiểu đạt 70% trở lên) vào bước đánh giá về mặt tài chính thì yếu tố giá là quan trọng nhất. Nhà thầu nào có giá đánh giá thấp sẽ thắng thầu. Như vậy, các nhà thầu chủ yếu chỉ cạnh tranh về giá. Bởi vậy, các nhà thầu thi nhau bỏ giá dự thầu thấp với hy vọng thắng thầu. Nhiều khi bên mời thầu thấy giá bỏ thầu quá thấp nhưng vẫn phải chấp nhận cho thắng thầu vì nếu không cho thắng thầu thì coi bên mời thầu đã vi phạm pháp luật.

Thứ tám, Đấu thầu với màn kịch “quân xanh, quân đỏ”

Để tránh tư túi giữa chủ dự án và bên thi công về tổng giá xây dựng công trình hay dự án đầu tư mua sắm thiết bị lớn, Nhà nước đã có quy định phải tổ chức đấu thầu. Song trong thực tếđã xảy ra không ít trường hợp đấu thầu tranh thầu chỉ là hình thức, các bên dự thầu đã “ đi đêm” dàn xếp với nhau, thông thầu từ trước, bày ra trò “quân xanh, quân đỏ” cho ra vẻ tranh thầu nhưng kỳ thực họ cùng một

87

giuộc với nhau để chi phối, làm giá khống chế trở lại bên chủ dự án, dẫn đến Nhà nước bị thua thiệt lớn. Theo thanh tra Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn có một dự án, đoàn thanh tra phát hiện năm hồ sơ dự thầu giống y xì nhau về lời lẽ, chữ nghĩa, thậm chí giống nhau cả về những chỗ viết sai lỗi chính tả. Điều này chứng tỏ chúng được đánh máy lại y nguyên từ một bản để 5 nhà thầu, mỗi người một bản, nộp dự thầu cho ra vẻ quân địch, quân ta. Trao đổi về vấn đề này, tổng thư ký Hội Kinh tế xây dựng Trần Trịnh Tường nói: “Quân xanh, quân đỏ là chuyện chỉ có thể xảy ra một khi các dự án tiến hành đấu thầu hạn chế, đấu thầu khép kín. Mà đây lại đang là vấn đề vì theo thống kê của tôi, tới 70-80% dự án là đấu thầu hạn chế. Để khắc phục tình trạng này, điều cơ bản nhất là phải đấu thầu rộng rãi chứ không đấu thầu hạn chế”.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực quản lý đấu thầu của công ty xây dựng lũng lô 3 (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)