a) Đó là sự cạnh tranh gay gắt của các nhà thầu khác. Những chỉ tiêu mà chủ đầu tư dùng để đánh giá và quyết định giao thầu cho một nhà thầu là: chỉ tiêu về kỹ thuật, chất lượng công trình; chỉ tiêu về giá dự thầu; chỉ tiêu về tiến độ thi công .Do đó các nhà thầu thường sử dụng các phương thức cạnh tranh chủ yếu sau:
30
+Cạnh tranh bằng chất lượng công trình +Cạnh tranh bằng giá dự thầu
+Cạnh tranh bằng tiến độ thi công
- Ngoài ra những chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước cũng có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đối với các nhà thầu khi tham gia đấu thầu .Đó là Quy chếĐấu thầu đã thực sự hợp lý hay chưa.
b) Sựủng hộ của chủđầu tư và các cơ quan liên quan đối với tổ chức xây dựng đang xét
Sựủng hộ của chủđầu tư và các cơ quan liên quan đối với tổ chức xây dựng có ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng thắng thầu của nhà thầu.
Sựủng hộ của chủđầu tư với nhà thầu có thểđược tạo dựng bằng uy tín của nhà thầu về chất lượng các công trình đã thi công, có thể bằng mối quan hệ qua lại giữa nhà thầu với chủđầu tư trong, trước và sau khi đấu thầu.
Các cơ quan liên quan khác bao gồm các bộ, ban ngành, người có thẩm quyền quyết định đầu tư. Nếu tạo được mối quan hệ tốt và tạo được sự ủng hộ từ bộ phận này nhà thầu sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi như thông tin về công trình thi công cần đấu thầu, định hướng vềđầu tư xây dựng trong tương lai và các thông tin liên quan khác để nhà thầu có phương án quyết định tham gia dự thầu ngay với các công trình có điều kiện thi công trên mặt bằng tương tự hoặc công trình công ty đã có kinh nghiệm thi công.
c) Điều kiện thị trường.
- Thị trường lao động: Hiện nay ở nước ta thị trường về cung lao động là tương đối lớn, giá nhân công rẻ. Với các công trình xây dựng việc sử dụng nhân công theo các hợp đồng ngắn hạn, nhân công ngay tại địa điểm thi công sẽ giúp giảm giá thành công trình tăng khả năng cạnh tranh về giá dự thầu.
- Thị trường các nhà thầu xây dựng: Rõ ràng thị trường xây dựng với nhiều các nhà thầu trong nước và quốc tế cùng tham gia tranh thầu các công trình cần đấu thầu sẽ làm giảm sút khả năng trúng thầu đối với các nhà thầu yếu kém về năng lực tài chính và trình độ kỹ thuật.
31
Kết luận chương 1.
Chương 1 đã khái quát một cách hệ thống cơ sở lý luận về quản lý dự án và đấu thầu xây lắp các dự án đầu tư xây dựng công trình. Trong đó đã trình bày rõ ràng về nội dung dự án đầu tư xây dựng công trình và về nội dung đấu thầu xây lắp, xem xét công tác tổ chức đấu thầu tại Việt Nam hiện nay dựa trên căn cứ các văn bản liên quan tới công tác đấu thầu đã được thống kê nghiên cứu như: Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005; Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về việc Hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội khóa XI.
Công tác đấu thầu xây lắp phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như pháp luật của Nhà nước, năng lực của chủđầu tư, năng lực của nhà thầu xây lắp, năng lực của đơn vị tư vấn thiết kế, năng lực của tư vấn lập hồ sơ mời thầu. Những yếu tố này đã được tổng hợp và phân tích đầy đủ trong chương này.
Đây chính là tiền đề để đưa ra những nhận xét về thực trạng công tác tổ chức đấu thầu xây lắp của Công ty xây dựng Lũng Lô 3.
32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN VỪA QUA
2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty Xây dựng lũng lô 3