Đểđánh giá chính xác hơn chất lượng công tác đấu thầu và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp xây dựng, ngoài chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng giá trị xây lắp ta phải kết hợp tính thêm chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên giá trị xây lắp hoàn thành (tính cho 3-5 năm trước đó).
Tuỳ từng trường hợp cụ thểđể đánh giá, chẳng hạn giá trị xây lắp hoàn thành tăng tức là giá trị thắng thầu tăng mà lợi nhuận không tăng, chứng tỏ doanh nghiệp đang vận dụng chiến lược đặt giá tranh thầu thấp chấp nhận lãi ít hoặc hoà vốn để giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tức là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp không phải là mạnh. Một công tác đấu thầu đạt chất lượng không chỉ đạt được giá trị trúng thầu lớn mà phải đem lại lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp.
Ngoài các chỉ tiêu lớn trên, khi xem xét đánh giá chất lượng và hiệu quảđấu thầu của doanh nghiệp, ta còn phải quan tâm đến chỉ tiêu uy tín của doanh nghiệp đó. Đây chỉ là chỉ tiêu định tính mang tính chất bao trùm. Nó liên quan đến tất cả các chỉ tiêu trên và nhiều yếu tố khác như chất lượng sản phẩm, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, với các tổ chức tài chính ngân hàng... Uy tín lớn khả năng thắng thầu cao hơn.
29
1.6. Các nhân tố bên ngoài và nhân tố nội bộ công ty ảnh hưởng đến chất lượng quản lý đấu thầu.
Có rất nhiều nhân tốảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quảđấu thầu xây dựng của một doanh nghiệp xây dựng. Trong đó ta có thể chia ra hai nhóm nhân tố chính đó là nhân tố năng lực doanh nghiệp (nhân tố chủ quan) và nhân tố bên ngoài (nhân tố khách quan):
1.6.1. Các nhân tố nội bộ công ty.
Đây là nhân tố quyết định đến khả năng trúng thầu của công ty.
Khi xem xét đánh giá xếp hạng các Hồ sơ dự thầu của các nhà thầu thì chủđầu tư bao giờ cũng phải quan tâm hàng đầu đến năng lực của doanh nghiệp xem có đáp ứng được những yêu cầu của gói thầu hay không. Những chỉ tiêu về năng lực doanh nghiệp được xem xét đánh giá bao gồmK:
-Năng lực kỹ thuật của nhà thầu: Đó là khả năng đáp ứng các yêu cầu, các xu thế của công nghiệp hoá xây dựng và cơ giới hoá thi công . Năng lực kỹ thuật của nhà thầu thể hiện khả năng đảm bảo chất lượng công trình cũng như tiến độ thi công theo đòi hỏi của chủđầu tư hay không.
-Năng lực tài chính của nhà thầu: Đó là khả năng tài chính tự có, hiệu quả sử dụng các nguồn vốn, khả năng huy động vốn cho việc thực hiện gói thầu.Năng lực tài chính của nhà thầu thể hiện khả năng có đáp ứng được yêu cầu về vốn để thực hiện gói thầu hay không.
-Năng lực tổ chức: thể hiện ở việc tổ chức quá trình xây dựng, tổ chức lao động đảm bảo thực hiện gói thầu đúng tiến độđúng chất lượng.
-Kinh nghiệm xây lắp: là nhà thầu có đủ kinh nghiệm xây lắp đáp ứng yêu cầu của gói thầu hay không. Đó là số năm kinh nghiệm trong ngành xây dựng, các công trình đã thi công có tính chất và yêu cầu tương tự gói thầu đề ra.