Những quy định hiện hành về quản lý đấuthầu xây lắp

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực quản lý đấu thầu của công ty xây dựng lũng lô 3 (Trang 31)

+ Các văn bản pháp luật quy định quản lý lĩnh vực đấu thầu xây dựng bao gồm: • Luật xây dựng được thông qua tại kỳ họp thứ 4 Quốc Hội khoá IX ngày 26-11-2003.

• Luật đấu thầu xây dựng số 61/2005/QH11 ngày 29-11- 2005 được Quốc hội khóa XI thông qua

• Luật đấu thầu xây dựng số 43/2013/QH13 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 26/11/2013.

• Nghị định số 16/2005/NĐ- CP ngày 07-02-2005 qui định quy chế quản lý đầu tư xây dựng.

• Nghị định số 112/2006/NĐ- CP ngày 29-9-2006 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghịđịnh số 16/2005/ NĐ- CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

26

• Nghị định số 111/2006/NĐ- CP ngày 29-9-2006 hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng .

• Nghị định 58/2008/NĐ- CP ngày 05-05-2008 Hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng.

• Nghịđịnh 85/2009/NĐ- CP ngày 15 - 10 -2009 Hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng.

+ Các văn bản quy định về quản lý các chủ thể hoạt động xây dựng, tư vấn đầu tư xây dựng. Bao gồm :

• Quyết định số 19/2003/QĐ- BXD ngày 3-7-2003 quy định điều kiện năng lực họat động xây dựng của Bộ trưởng bộ xây dựng.

• Thông tư số 09/2005/ TT- BXD ngày 7-5-2005 hướng dẫn một số nội dung về giấy phép xây dựng.

• Quyết định số 15/ 2005/ QĐ- BXD ngày 25.4. 2005 của Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc ban hành quy chế cấp giấy phép xây dựng.

+ Các văn bản quy định về quản lý chất lượng công trình

• Nghị định số 209/2004/NĐ- CP ngày 16-12-2004 của Chính Phủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

• Nghịđịnh số 15/2013/NĐ- CP ngày 06-02-2013 của Chính Phủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

+ Các văn bản quy định về bảo hiểm trong xây dựng

• Thông tư số 76/2003/ TT- BTC ngày 4-8-2003 của Bộ tài chính hướng dẫn về bảo hiểm trong đầu tư và xây dựng.

+ Các văn bản pháp luật quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính trong đấu thầu.

• Nghịđịnh số 53/2007/NĐ-CP ngày 04-4-2007 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

Ngoài luật và nghịđịnh đã có một số thông tư cụ thể hóa việc thực hiện công tác đấu thầu xây lắp tại thời điểm hiện nay như sau: Thông tư số 01/2010/TT-BKH ngày 06/01/2010 quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu xây lắp; Thông tư số

27

02/2010/TT-BKH ngày 19/01/2010 quy định lập hồ sơ mời thầu gói thầu xây lắp quy mô nhỏ; Thông tư số 04/2010/TT-BKH ngày 01/02/2010 quy định lập hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu xây lắp; Thông tư số 09/2010/TT/BKH ngày 21/04/2010 quy định lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hành hoá, xây lắp; Thông tư số 10/2010/TT-BKH ngày 13/5/2010 quy định vềđào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu; Thông tư số 20/2010/TTLT-BKH-BTC ngày 21/9/2010 quy định chi tiết việc cung cấp thông tin vềđấu thầu đểđăng tải trên báo đấu thầu.

1.5 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực đấu thầu xây lắp:

Để xem xét, chất lượng và hiệu quả công tác đấu thầu của một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, người ta thường dựa vào các chỉ tiêu sau:

1.5.1 Ch tiêu s công trình trúng thu và giá tr trúng thu:

Giá trị trúng thầu hàng năm là tổng giá trị của tất cả các công trình (kể cả gói thầu của hạng mục công trình k) mà doanh nghiệp đã tham gia đấu thầu và trúng thầu trong năm, thường tính cho ba năm trở lên.

Chỉ tiêu số công trình trúng thầu và giá trị trúng thầu qua các năm cho ta biết khái quát nhất tình hình kết quả đấu thầu của mỗi doanh nghiệp .Chỉ tiêu này càng lớn qua các năm chứng tỏ công tác đấu thầu của doanh nghiệp càng hiệu quả (tuy nhiên khi xem xét ta cần tính thêm chỉ tiêu giá trị trung bình của một công trình trúng thầu).

1.5.2 Ch tiêu xác sut trúng thu:

Xác suất trúng thầu có thể tính theo hai cách: -Theo số công trình:

Xác suất trúng thầu = Tổng số công trình trúng thầu x 100% Tổng số công trình tham gia đấu thầu -Theo giá trị:

Xác suất trúng thầu = Tổng giá trị trúng thầu x 100% Tổng giá trị các công trình dựđấuthầu

28

Chỉ tiêu này được tính cho từng năm. Tuy nhiên hai cách tính này thường kết quả không bằng nhau do giá trị các công trình khác nhau. Do đó tuỳ vào kết quả cụ thể mà đánh giá.

1.5.3 Th phn ca doanh nghip trên th trường xây lp:

Chỉ tiêu này có thểđược đo bằng thị phần tuyệt đối hoặc thị phần tương đối. -Thị phần tuyệt đối = Giá trị sản lượng xây lắp do doanh nghiệp hoàn thành

Tổng giá trị sản lượng xây lắp hoàn thành trên thị trường -Thị phần tương đối của doanh nghiệp được xác định trên cơ sở so sánh phần thị

trường tuyệt đối của một hoặc một sốđối thủ cạnh tranh dẩn đầu.

Ngoài ra cần tính thêm suất tăng trưởng thị trường để xem xét đánh giá. Các chỉ tiêu về thị phần xây lắp của doanh nghiệp càng lớn điều đó cho thấy doanh nghiệp tiêu thụ được nhiều sản phẩm N (công trình) hay doanh nghiệp trúng thầu được nhiều công trình .

1.5.4 Ch tiêu v tc độ tăng trưởng giá tr xây lp và li nhun đạt được:

Đểđánh giá chính xác hơn chất lượng công tác đấu thầu và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp xây dựng, ngoài chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng giá trị xây lắp ta phải kết hợp tính thêm chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên giá trị xây lắp hoàn thành (tính cho 3-5 năm trước đó).

Tuỳ từng trường hợp cụ thểđể đánh giá, chẳng hạn giá trị xây lắp hoàn thành tăng tức là giá trị thắng thầu tăng mà lợi nhuận không tăng, chứng tỏ doanh nghiệp đang vận dụng chiến lược đặt giá tranh thầu thấp chấp nhận lãi ít hoặc hoà vốn để giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tức là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp không phải là mạnh. Một công tác đấu thầu đạt chất lượng không chỉ đạt được giá trị trúng thầu lớn mà phải đem lại lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp.

Ngoài các chỉ tiêu lớn trên, khi xem xét đánh giá chất lượng và hiệu quảđấu thầu của doanh nghiệp, ta còn phải quan tâm đến chỉ tiêu uy tín của doanh nghiệp đó. Đây chỉ là chỉ tiêu định tính mang tính chất bao trùm. Nó liên quan đến tất cả các chỉ tiêu trên và nhiều yếu tố khác như chất lượng sản phẩm, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, với các tổ chức tài chính ngân hàng... Uy tín lớn khả năng thắng thầu cao hơn.

29

1.6. Các nhân tố bên ngoài và nhân tố nội bộ công ty ảnh hưởng đến chất  lượng quản lý đấu thầu. 

Có rất nhiều nhân tốảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quảđấu thầu xây dựng của một doanh nghiệp xây dựng. Trong đó ta có thể chia ra hai nhóm nhân tố chính đó là nhân tố năng lực doanh nghiệp (nhân tố chủ quan) và nhân tố bên ngoài (nhân tố khách quan):

1.6.1. Các nhân tố nội bộ công ty. 

Đây là nhân tố quyết định đến khả năng trúng thầu của công ty.

Khi xem xét đánh giá xếp hạng các Hồ sơ dự thầu của các nhà thầu thì chủđầu tư bao giờ cũng phải quan tâm hàng đầu đến năng lực của doanh nghiệp xem có đáp ứng được những yêu cầu của gói thầu hay không. Những chỉ tiêu về năng lực doanh nghiệp được xem xét đánh giá bao gồmK:

-Năng lực kỹ thuật của nhà thầu: Đó là khả năng đáp ứng các yêu cầu, các xu thế của công nghiệp hoá xây dựng và cơ giới hoá thi công . Năng lực kỹ thuật của nhà thầu thể hiện khả năng đảm bảo chất lượng công trình cũng như tiến độ thi công theo đòi hỏi của chủđầu tư hay không.

-Năng lực tài chính của nhà thầu: Đó là khả năng tài chính tự có, hiệu quả sử dụng các nguồn vốn, khả năng huy động vốn cho việc thực hiện gói thầu.Năng lực tài chính của nhà thầu thể hiện khả năng có đáp ứng được yêu cầu về vốn để thực hiện gói thầu hay không.

-Năng lực tổ chức: thể hiện ở việc tổ chức quá trình xây dựng, tổ chức lao động đảm bảo thực hiện gói thầu đúng tiến độđúng chất lượng.

-Kinh nghiệm xây lắp: là nhà thầu có đủ kinh nghiệm xây lắp đáp ứng yêu cầu của gói thầu hay không. Đó là số năm kinh nghiệm trong ngành xây dựng, các công trình đã thi công có tính chất và yêu cầu tương tự gói thầu đề ra.

1.6.2. Các nhân t bên ngoài.

a) Đó là sự cạnh tranh gay gắt của các nhà thầu khác. Những chỉ tiêu mà chủ đầu tư dùng để đánh giá và quyết định giao thầu cho một nhà thầu là: chỉ tiêu về kỹ thuật, chất lượng công trình; chỉ tiêu về giá dự thầu; chỉ tiêu về tiến độ thi công .Do đó các nhà thầu thường sử dụng các phương thức cạnh tranh chủ yếu sau:

30

+Cạnh tranh bằng chất lượng công trình +Cạnh tranh bằng giá dự thầu

+Cạnh tranh bằng tiến độ thi công

- Ngoài ra những chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước cũng có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đối với các nhà thầu khi tham gia đấu thầu .Đó là Quy chếĐấu thầu đã thực sự hợp lý hay chưa.

b) Sựủng hộ của chủđầu tư và các cơ quan liên quan đối với tổ chức xây dựng đang xét

Sựủng hộ của chủđầu tư và các cơ quan liên quan đối với tổ chức xây dựng có ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng thắng thầu của nhà thầu.

Sựủng hộ của chủđầu tư với nhà thầu có thểđược tạo dựng bằng uy tín của nhà thầu về chất lượng các công trình đã thi công, có thể bằng mối quan hệ qua lại giữa nhà thầu với chủđầu tư trong, trước và sau khi đấu thầu.

Các cơ quan liên quan khác bao gồm các bộ, ban ngành, người có thẩm quyền quyết định đầu tư. Nếu tạo được mối quan hệ tốt và tạo được sự ủng hộ từ bộ phận này nhà thầu sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi như thông tin về công trình thi công cần đấu thầu, định hướng vềđầu tư xây dựng trong tương lai và các thông tin liên quan khác để nhà thầu có phương án quyết định tham gia dự thầu ngay với các công trình có điều kiện thi công trên mặt bằng tương tự hoặc công trình công ty đã có kinh nghiệm thi công.

c) Điều kiện thị trường.

- Thị trường lao động: Hiện nay ở nước ta thị trường về cung lao động là tương đối lớn, giá nhân công rẻ. Với các công trình xây dựng việc sử dụng nhân công theo các hợp đồng ngắn hạn, nhân công ngay tại địa điểm thi công sẽ giúp giảm giá thành công trình tăng khả năng cạnh tranh về giá dự thầu.

- Thị trường các nhà thầu xây dựng: Rõ ràng thị trường xây dựng với nhiều các nhà thầu trong nước và quốc tế cùng tham gia tranh thầu các công trình cần đấu thầu sẽ làm giảm sút khả năng trúng thầu đối với các nhà thầu yếu kém về năng lực tài chính và trình độ kỹ thuật.

31

Kết luận chương 1.

Chương 1 đã khái quát một cách hệ thống cơ sở lý luận về quản lý dự án và đấu thầu xây lắp các dự án đầu tư xây dựng công trình. Trong đó đã trình bày rõ ràng về nội dung dự án đầu tư xây dựng công trình và về nội dung đấu thầu xây lắp, xem xét công tác tổ chức đấu thầu tại Việt Nam hiện nay dựa trên căn cứ các văn bản liên quan tới công tác đấu thầu đã được thống kê nghiên cứu như: Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005; Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về việc Hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội khóa XI.

Công tác đấu thầu xây lắp phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như pháp luật của Nhà nước, năng lực của chủđầu tư, năng lực của nhà thầu xây lắp, năng lực của đơn vị tư vấn thiết kế, năng lực của tư vấn lập hồ sơ mời thầu. Những yếu tố này đã được tổng hợp và phân tích đầy đủ trong chương này.

Đây chính là tiền đề để đưa ra những nhận xét về thực trạng công tác tổ chức đấu thầu xây lắp của Công ty xây dựng Lũng Lô 3.

     

32

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN VỪA QUA

2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty Xây dựng lũng lô 3

2.1.1 Lch s hình thành và phát trin ca Công ty.

Tiền thân của Công ty xây dựng Lũng Lô 3 là Công ty xây dựng công trình ngầm Lũng Lô thành lập ngày 16/11/1989 theo Quyết định số 294/QĐ-QP của Bộ Quốc phòng. Lúc này, đất nước đã chuyển sang thời bình, trong công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa, các chiến sỹ của cục công trình thuộc Bộ Tư lệnh Công binh trước đây tham gia xây dựng hầm hào chiến đấu thì nay chuyển sang làm công tác kinh tế. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty lúc bấy giờ là nhận thầu quy hoạch, khảo sát thiết kế, thi công các công trình ngầm trong công nghiệp dân dụng, giao thông thuỷ lợi. Ngày 18/7/1990, Bộ Quốc phòng có Quyết định số 196 / QĐ- QP về việc chuyển Công ty xây dựng công trình ngầm Lũng Lô thành Công ty Khảo sát thiết kế xây dựng Lũng Lô. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, cơ cấu ngành nghề của Công ty là nhận thầu quy hoạch, khảo sát thiết kế, xây dựng thi công các công trình ngầm, xử lý ứng dụng vật liệu nổ công nghiệp, làm dịch vụ đầu tư xây dựng. Ngày 26/8/1993, Bộ Quốc phòng có Quyết định số 577/ QĐ-QP đổi tên Công ty thành Công ty xây dựng Lũng Lô. Lúc này, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty không thay đổi nhưng cơ cấu tổ chức thì không còn như cũ.

Ngày 17/4/1996, Bộ Quốc phòng có Quyết định 466/QĐ - QP thành lập Công ty xây dựng Lũng Lô 3 trên cơ sở sát nhập ba doanh nghiệp :

- Công ty xây dựng Lũng Lô (cũ) - Công ty xây dựng 25-3

- Xí nghiệp khảo sát thiết kế và tư vấn xây dựng

Công ty có trụ sở tại 256 Thuỵ Khê - Hà Nội, với vốn pháp định là 3.625 triệu đồng. Đến tháng 7/1999, Công ty chuyển trụ sở về 162 Trường Chinh - Đống Đa - Hà Nội. Ngoài các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh như trên, Công ty còn tham gia

33

xây dựng các công trình điện hạ thế, kinh doanh bất động sản, được cấp giấy phép hành nghề và đăng ký kinh doanh :

- Đăng ký kinh doanh số 110753 do Uỷ ban Kế hoạch thành phố Hà Nội cấp ngày 26/6/1990.

- Chứng chỉ hành nghề xây dựng số 455BXD/CSXD do Bộ Xây dựng cấp ngày 20/10/1997.

- Giấy phép hành nghề xây dựng giao thông số 2417/CGĐ do Bộ Giao thông Vận tải cấp ngày 21/8/1996 .

- Giấy phép hành nghề xây dựng thuỷ lợi số 62-GP/NN do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp ngày 20/8/1996.

2.1.1.1 Quá trình phát triển.

+ Giai đoạn chưa sát nhập (1989 – 1996)

Ban đầu Công ty xây dựng công trình ngầm Lũng Lô (1989) có cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực quản lý đấu thầu của công ty xây dựng lũng lô 3 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)