1.3.1.1. Khái niệm phát triển nhân lực:
Nguồn nhân lực đƣợc hiểu là nguồn lực con ngƣời đó là yếu tố quan trọng và năng động nhất của sự phát triển của mỗi tổ chức kinh doanh. Khác
19
với các nguồn lực khác nhƣ: nguồn lực tài chính, đất đai, công nghệ… nguồn lực con ngƣời với đặc thù lao động sáng tạo tác động vào thế giới tự nhiên, biến đổi tự nhiên và trong quá trình lao động nảy sinh các quan hệ lao động và quan hệ xã hội. Chất lƣợng nhân lực nói chung đƣợc thể hiện hai yếu tố cơ bản: thể lực và trí lực.
Thể lực là sức khỏe của mỗi ngƣời, nó phụ thuộc vào sức vóc, tình trạng của ngƣời lao động, tuổi tác và còn phụ thuộc vào điều kiện sinh sống, điều kiện làm việc và mức thu nhập của ngƣời lao động.
Trí lực chỉ sự suy nghĩ, hiểu biết, sự tiếp thu, khả năng sáng tạo, quan niệm, nhân cách con ngƣời.
Chất lƣợng nhân lực của một tổ chức kinh doanh về cơ bản nhƣ chất lƣợng nhân lực nói chung, nhƣng chúng còn đòi hỏi thêm nhân lực đó phải có trình độ chuyên môn, khả năng nhận biết, học hỏi và kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc.
Phát triển nhân lực trong một doanh nghiệp đòi hỏi quá trình tạo ra đƣợc những đội ngũ lao động có sức khỏe, năng động, có trí sáng tạo, có nghề nghiệp, kỹ năng và trình độ đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc.
Theo quan điểm nói chung phát triển nhân lực “là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức đƣợc tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định để nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp của ngƣời lao động” [6, tr.161].
Đào tạo và phát triển là các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lƣợng nhân lực của tổ chức, là điều kiện quyết định để các tổ chức có thể đứng vững và thắng lợi trong môi trƣờng kinh doanh cạnh tranh.
Quá trình đào tạo và phát triển luôn gắn bó mật thiết với nhau, tác động tƣơng hỗ lẫn nhau. Đạo tạo là cơ sở cho sự phát triển, không có đào tạo thì sẽ không có phát triển. Ngƣợc lại sự phát triển là cơ sở tiền đề, mục tiêu cho đào
20
tạo. Thiếu mục tiêu của sự phát triển, thì đào tạo sẽ không còn ý nghĩa. Tuy nhiên giữa đào tạo và phát triển có những sự giống nhau và khác nhau ở một số điểm nhất định.
Có thể so sánh giữa đào tạo và phát triển nhân lực nhƣ sau:
Đào tạo Phát triển
1. Tập trung Công việc hiện tại Công việc tƣơng lai
2. Phạm vi Cá nhân Cá nhân và tổ chức
3. Thời gian Ngắn hạn Dài hạn
4. Mục đích Khắc phục sự thiếu hụt về kiến thức và kỹ năng hiện tại
Chuẩn bị cho tƣơng lai
1.3.1.2. Mối quan hệ giữa phát triển và đạo tạo:
Phát triển nhân lực chính là toàn bộ những hoạt động học tập đƣợc tổ chức bởi doanh nghiệp, do doanh nghiệp cung cấp cho ngƣời lao động. Các hoạt động đó có thể đƣợc cung cấp trong vài giờ, vài ngày, hoặc thậm chí tới vài năm, tùy vào mục tiêu học tập; và nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp cho ngƣời lao động theo hƣớng đi lên, tức là nhằm nâng cao khả năng và trình độ nghề nghiệp của họ. Nhƣ vậy, xét về nội dung, phát triển nhân lực bao gồm ba loại hoạt động có mối quan hệ mật thiết với nhau là: giáo dục, đào tạo và phát triển.
Giáo dục: đƣợc hiểu là các hoạt động học tập để chuẩn bị cho con ngƣời bƣớc vào một nghề nghiệp hoặc chuyển sang một nghề mới, thích hợp hơn trong tƣơng lai.
Đào tạo (hay còn được gọi là đào tạo kỹ năng): đƣợc hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp cho ngƣời lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn
21
chức năng, nhiệm vụ của mình. Đó chính là quá trình học tập làm cho ngƣời lao động nắm vững hơn về công việc của mình, là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của ngƣời lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả hơn.
Phát triển: là các hoạt động học tập vƣợt ra khỏi phạm vi công việc trƣớc mắt của ngƣời lao động, nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ sở những định hƣớng tƣơng lai của tổ chức.