Việt Nam bước vào ngưỡng phát triển của nhóm nước có thu nhập trung bình thấp, viện trợ ODA bắt đầu có hướng chuyển dịch, hỗ trợ ODA đối
với Việt nam nói chung, tỉnh Trà Vinh nói riêng sẽ giảm. Đối với dòng vốn nước ngoài, xu thế chung, vốn FDI sẽ tăng lên, hướng tới những vùng lãnh thổ có môi trường đầu tư thuận lợi và các ngành sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Thời gian trước mắt, nền kinh tế Việt Nam sẽ chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và suy thoái toàn cầu. Sự sụt giảm tăng trưởng thương mại toàn cầu, nhất là sự giảm nhu cầu nhập khẩu từ các nền kinh tế lớn, những thị trường xuất khẩu chủ chốt và là nguồn xuất siêu lớn của Việt Nam sẽ tác động tiêu cực tới xuất khẩu và cán cân thương mại đối với hàng hoá nông sản.
Cơ chế chính sách đối với phát triển nông nghiệp của tỉnh điều chỉnh chưa kịp thời, chậm đổi mới so với các lĩnh vực khác, đã làm hạn chế việc huy động các nguồn lực trong xã hội và hiệu quả đầu tư phát triển nông nghiệp.
Cạnh tranh thu hút vốn đầu tư giữa các tỉnh, thành trong khu vực và trong nước đang diễn ra một cách quyết liệt, vì vậy việc tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng một chính quyền năng động, hoạt động với cơ chế thông thoáng tạo thuận lợi cho công tác thu hút vốn đầu tư là việc làm cấp bách hiện nay.
Hạ tầng giao thông chưa phát triển đồng bộ, trình độ dân trí chưa cao, các vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến còn gặp nhiều khó khăn, nguồn vốn đầu tư phát triển hạn chế. Vì vậy nếu không có cơ chế chính sách hợp lý sẽ rất khó khăn trong việc thu hút các nhà đầu tư bỏ vốn vào địa bàn tỉnh nhất là lĩnh vực nông nghiệp.
Năng lực lãnh đạo, điều hành và tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư ở một số ngành, địa phương liên quan còn lúng túng, không sát với công việc.
Môi trường đầu tư chưa được cải thiện để hấp dẫn các nhà đầu tư cũng là một thách thức trong thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp của tỉnh.
3.1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ và định hướng