Đất đai thổ nhưỡng

Một phần của tài liệu THU HÚT ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH TRÀ VINH (Trang 42)

Theo số liệu và bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Trà Vinh tỷ lệ 1/50.000, do Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp xây dựng, trên địa phận tỉnh Trà Vinh có 7 nhóm đất chính, gồm:

- Đất phù sa chiếm 19,45% tổng diện tích toàn tỉnh, phân bố tập trung ven sông Tiền và sông Hậu, có nguồn nước tưới dồi dào, rất thích hợp với

nhiều loại cây trồng (lúa, rau – màu, cây ăn quả, …) rất thuận lợi cho đa dạng hoá các loại hình sử dụng đất.

- Đất phèn chiếm 18%, nhưng chỉ có 4,78% so với diện tích tự nhiên là đất phèn hoạt động, hiện được sử dụng vào mục đích lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản; đại bộ phận diện tích là phèn nhẹ (tầng phèn sâu) có thể sử dụng vào mục đích nông nghiệp, nhưng mức độ đa dạng hoá cây trồng trên loại đất này hạn chế hơn nhiều so với đất phù sa.

- Đất líp chiếm 18,06% tổng diện tích tự nhiên, trong đó có 27,3% là đất thổ cư và chuyên dùng, diện tích còn lại được sử dụng trồng cây lâu năm, chủ yếu là cây ăn quả và cây dừa.

- Đất mặn chiếm 25,7% tổng diện tích tự nhiên, trong đó khoảng 24,5% là đất mặn nặng hiện được sử dụng nuôi trồng thuỷ sản và trồng rừng ngập mặn, diện tích còn lại được sử dụng trồng luá, do thiếu nước nên chủ yếu trồng 1 vụ lúa, số ít trồng 2 vụ luá và lúa – màu.

- Đất cát giồng chiếm 7,7% diện tích tự nhiên, tuy độ phì không cao nhưng khá thích hợp với phát triển các loại rau – màu, rất thuận lợi cho đa dạng hoá các loại hình sử dụng đất.

- Đất bãi bồi ven biển chiếm 2,3% đây là sản phẩm của quá trình bồi lắng ở các cửa sông. Còn lại là đất sông rạch, chiếm 8,79 % diện tích tự nhiên.

Bảng 2.1: Các loại đất của tỉnh Trà Vinh năm 2012

Tên đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Ghi chú

1. Đất cát 17.665 7,70

2. Đất mặn 58.926 25,7

3. Đất phèn 41.267 18

5. Đất líp 41.413 18,06 6. Đất bãi bồi ven biển 5.259 2,30

7. Sông rạch 20.150 8,79

Tổng cộng 229.283 100

(Nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, 2012)

Yếu tố hạn chế đến phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản mà nhất là đến mức độ đa dạng hoá cây trồng, tăng vụ trên đất đai Trà Vinh chủ yếu là tình trạng ngập úng và ảnh hưởng của phèn. Tuy nhiên, trong những năm qua, bằng biện pháp thuỷ lợi và bố trí cơ cấu sử dụng đất hợp lý đã khắc phục khá cơ bản các hạn chế của đất phèn; riêng về đất mặn, nếu quản trị tốt bằng việc bố trí cơ cấu sử dụng hợp lý kết hợp với các biện pháp bảo vệ và cải tạo môi trường thì có thể đem lại hiệu quả cao và lâu bền.

Nhờ lợi thế về không bị ngập lũ và được bổ sung phù sa từ nguồn nước tưới khá dồi dào, kết hợp với những nổ lực về bố trí hợp lý cơ cấu cây trồng theo điều kiện sinh thái của từng tiểu vùng, nên môi trường đất của Trà Vinh nhìn chung là được bảo vệ và ngày càng được cải tạo tốt hơn.

Tài nguyên nước: nằm ở vị trí cuối nguồn nước ngọt, đầu nguồn nước mặn, với mạng lưới kênh rạch khá dày và giữa hai sông lớn, cùng với những ảnh hưởng của địa hình, thuỷ triều và phân hoá lưu lượng khá sâu sắc theo mùa, nên ngoài những lợi thế nổi bật về cung cấp nước mặt, cũng có nhiều hạn chế đến phát triển nông thôn của tỉnh.

Về tài nguyên biển, thủy sản: Trà Vinh có bờ biển dài lại là vùng biển nông, thuộc khu vực tiếp giáp của 2 vùng biển Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Đây là vùng biển có nguồn tài nguyên phong phú với giá trị kinh tế nguồn hải sản cao kết hợp với hệ thống sông ngòi chằng chịt, nguồn lợi thủy sản nội đồng phong phú sẽ là tiềm năng lớn để thúc đẩy phát triển kinh tế biển.

Tài nguyên rừng: Đến cuối năm 2012 Trà Vinh có 6.745,48 ha rừng (trong đó có 2.311,87 ha là rừng phòng hộ). Rừng của Trà Vinh có ý nghĩa phòng hộ chắn gió, chắn sóng biển và cân bằng hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Tài nguyên khoáng sản: Về mặt địa chất, toàn bộ tỉnh là trầm tích trẻ có nguồn gốc phù sa sông biển. Do đó khoáng sản của tỉnh chỉ có sét gạch ngói và một ít cát xây dựng và mỏ nước khoáng ở Long Toàn - Duyên Hải. Nhìn chung Trà Vinh là tỉnh nghèo khoảng sản.

c. Khí hậu, thời tiết

Tỉnh Trà Vinh nằm trong vùng nhiệt đới có khí hậu mát mẻ quanh năm, ít bị ảnh hưởng bởi bão, lũ. Trà Vinh là một trong số ít địa phương có điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và du lịch quanh năm.

Các yếu tố khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng, lượng nước bốc hơi và lương mưa được phân bổ đều khá rõ rệt giữa 2 mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11) và mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4).

Nhiệt độ trung bình giữa các tháng từ 26 - 27,60C, cao nhất vào tháng 4 và thấp nhất vào tháng 1. Lượng mưa trung bình năm 1.526,16 mm, cao nhất 1.862,9 mm, thấp nhất 1.209 mm, phân bố không đều theo không gian và thời gian, có xu thế giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

Độ ẩm tương đối trung bình năm 83 - 85%, tháng khô nhất: tháng 2 và tháng 3. Lượng bốc hơi nước bình quân nhiều năm của các tháng biến thiên từ 48 mm vào tháng 7 đến 111 mm vào tháng 3.

Nhìn chung khí hậu tỉnh Trà Vinh với đặc điểm nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt độ cao ổn định, nắng và bức xạ mặt trời rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nếu có đủ nước ngọt và vốn đầu tư có thể thâm canh 2- 3 vụ cây ngắn ngày trong năm, cho năng suất cao.

2.1.2. Điều kiện xã hội

Trên địa bàn Trà Vinh có 4 dân tộc cùng chung sống là: Kinh, Hoa, Khmer và Ấn. Trong đó dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ 69%, dân tộc Khmer 30%, còn lại 1% là dân tộc Hoa và dân tộc Ấn. So với các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Trà Vinh là một trong bốn tỉnh (Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Trà Vinh) có tỷ lệ đồng bào dân tộc Khmer đông nhất.

Đến cuối năm 2012, dân số của tỉnh là 1.007.743 người, trong đó dân số thành thị chiếm 15,39%, dân số nông thôn chiếm 84,61%, tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 1,13%/năm.

Mật độ dân số trung bình năm 2012 là 430,4 người/km2. Dân cư tỉnh Trà Vinh phân bố không đều giữa các huyện, tập trung chủ yếu ở thành phố Trà Vinh (khoảng 1.490 người/km2), thưa nhất là huyện Duyên Hải (khoảng 256 người/km2).

Bảng 2.2: Dân số và mật độ dân số của tỉnh Trà Vinh

Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2011 2012 1. Diện tích km2 2.292,8 2.295,1 2.295,1 2.292,8 % so cả nước % 0,69 0,69 0,69 0.70 2. Dân số 1000 ng 990,2 997,2 1.004,4 1.007.7 % so cả nước % 1,19 1,17 1,16 1,16 3. Mật độ dân số người/km2 432 434 437 430,4 % so cả nước % 172 169 168 167

(Nguồn: Niên Giám thống kê tỉnh Trà Vinh, 2012)

b. Lao động

Dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ khá cao trên dân số của tỉnh và tỷ lệ này luôn ở mức trên 75% giai đoạn từ 2009 đến nay. Lao động và cơ cấu lao động được thể hiện qua bảng sau.

Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 2012 1. Dân số trong độ tuổi lao động 1000 ng 751,7 755,8 757,6 761,3

% so dân số % 75,91 75,8 75,7 75,55

2. Nguồn lao động 1000 ng 676,5 704,4 712,1 723,3

% so dân số trong tuổi lao

động % 90 93,2 94 95

3. Lao động đang làm việc trong

các ngành kinh tế 1000 ng 562,6 571,7 576,7 580,8 Nông – lâm – ngư nghiệp 1000 ng 406,9 371,4 355,1 331 Công nghiệp – xây dựng 1000 ng 55,7 76,9 87,3 99,8

Dịch vụ 1000 ng 100 123,4 134,3 150

4. Cơ cấu sử dụng lao động % 100 100 100 100 Nông – lâm – ngư nghiệp % 72,3 69,1 61,6 57 Công nghiệp – xây dựng % 9,9 11,3 15,1 17,2

Dịch vụ % 17,8 19,6 23,3 25,8

(Nguồn: Niên Giám thống kê tỉnh Trà Vinh, 2012)

Qua bảng trên, cho thấy tính đến cuối năm 2012, tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 580.800 người, trong đó khu vực nhà nước có 32.500 người. Cơ cấu lao động theo hướng thu hút nhiều lao động vào các lĩnh vực công nghiệp – xây dựng (từ 9,9% năm 2009 lên 17,2% năm 2012), dịch vụ (từ 17,8% năm 2009 lên 25,8% năm 2012); giảm dần tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp từ 72,3% năm 2009 cuống còn 57% năm 2012. Cùng với phát triển kinh tế, năng suất lao động các ngành tăng lên.

Về giải quyết việc là cho nguồn lao động, thời kỳ 1996 - 2005 hàng năm giải quyết việc làm trung bình cho 8 – 10 nghìn lao động, thời kỳ 2006 – 2010 giải quyết việc làm trung bình cho 16 – 17 nghìn lao động.

Một phần của tài liệu THU HÚT ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH TRÀ VINH (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w