Trong tổng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp thì nguồn vốn từ ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng lớn bình quân cả giai đọan 2006 - 2012 chiếm 53,65%, khu vực ngoài Nhà nước chiếm 37,27% và khu vực nước ngoài chỉ chiếm 9,08%.
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào nông nghiệp cũng rất hạn chế, cả giai đoạn 2006 – 2012 chỉ có 107 tỷ đồng từ khu vực này đầu tư vào nông nghiệp.
Nguồn vốn từ khu vực doanh nghiệp trong nước giai đoạn 2006-2012 có sự biến động khá lớn, không ổn định. Nếu như năm 2006 tỷ lệ này 51,6% trên tổng vốn đầu tư, thì sang năm 2007 tỷ lệ này giảm chỉ còn 38,9%, tuy đến này 2009 có tăng lên 60,1% nhưng sang giai đoạn 2010 – 2012 có xu hướng
giảm, đến năm 2012 tỷ lệ này chỉ còn 38,2%. Cơ cấu vốn đầu tư vào nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2012 thể hiện qua bảng 2.8.
Bảng 2.8: Cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn vốn giai đoạn 2006 - 2012 Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 06-12 Tổng đầu tư vào nông
nghiệp 93 131 145 213 201 209 186 1.178 - Vốn KV Nhà nước 45 64 114 85 89 120 115 632 Tỷ lệ 48,4 48,9 78,6 39,9 44,3 57,4 61,8 53,7 - Vốn KV ngoài Nhà nước 48 51 31 128 36 74 71 439 Tỷ lệ 51,6 38,9 21,4 60,1 17,9 35,4 38,2 37,3 - Vốn nước ngoài 16 76 15 107 Tỷ lệ 12,2 37,8 7,2 - 9,1
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Trà Vinh; 2012)
Qua đó, có thể thấy đầu tư vào nông nghiệp vẫn còn chưa thật sự hấp dẫn nhà đầu tư tư nhân, vốn từ nhà nước vẫn là chủ đạo trong phát triển nông nghiệp và vẫn tiếp tục chiếm tỷ lệ cao trong những năm gần đây. Năm có tỷ lệ thấp nhất cũng đã chiếm 39,9% (2009) và năm cao nhất là 78,6% (2008). Trong khi đó, thu ngân sách chưa đảm bảo nguồn chi, điều này là một hạn chế nhất định trong việc khai thác lợi thế về nông nghiệp của tỉnh để góp phần phát triển kinh tế của tỉnh.
Về nguồn vốn tín dụng ngân hàng: Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng thương mại ở tỉnh Trà Vinh đang hoàn thiện và trên đà phát triển. Đến cuối năm 2012, đã có 9 ngân hàng thương mại trong nước đang hoạt động trên địa bàn, làm đa dạng hoá các hoạt động dịch vụ ngân hàng. Với sự phát triển nhanh chóng hệ thống ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu gửi tiền và nhu cầu vay vốn của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là các hộ gia đình vay vốn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Tổng dư nợ tín dụng toàn tỉnh được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.9: Dư nợ phân theo ngành tỉnh Trà Vinh 2008 – 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng dư nợ tín dụng 8.082 8.596 9.245 9.731 10.136 Trong đó: 1. Ngành nông nghiệp 2.263 2.493 2.866 2.919 3.446 2. Ngành công nghiệp – XD 1.859 1.977 2.034 1.946 2.230 3. Ngành Thương mại – DV 2.344 2.407 2.681 2.725 2.838 4. Ngành khác 1.616 1.719 1.664 2.141 1.622
Dư nợ nông nghiệp 28% 29% 31% 30% 34%
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Trà Vinh; 2012)
Qua bảng số liệu dư nợ của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Trà Vinh, số dư nợ toàn tỉnh năm 2008 là 8.082 tỷ đồng, đến cuối năm 2012 tăng lên 10.136Tỷ đồng. Trong đó lĩnh vực nông nghiệp chiếm 28% (năm 2008) và 34% (năm 2012). Nhìn chung, tỷ lệ dư nợ trong lĩnh vực nông nghiệp của hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng dần, đều này khẳng định sự quan tâm của địa phương trong chỉ đạo hệ thống ngân hàng, nhằm góp phần vào phát triển nông nghiệp của tỉnh.