Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Lịch sử thế giới đương đại vẫn tiếp tục chứng minh ở nhiều quốc gia, khi tiến hành tích luỹ vốn ban đầu cho sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã chọn khâu đột phá từ phát triển nền nông nghiệp hàng hoá.
Nông nghiệp hàng hoá là kiểu tổ chức kinh tế - xã hội sản xuất ra nông sản phẩm (nông, lâm, ngư nghiệp) không phải để tự tiêu dùng mà đem ra trao đổi, mua bán trên thị trường, mang lại lợi nhuận cho người sản suất.
Trong điều kiện phát triển nhảy vọt của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, cùng với quá trình hội nhập kinh tế đang diễn ra nhanh chóng, các nước phát triển nông nghiệp hàng hoá điều tăng cường vốn đầu tư nhằm nâng cao sức mạnh cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ nông sản thế giới.
Ở nước ta, gần 80% dân số và 60,6% lực lượng lao động sống ở nông thôn, với nguồn sống chính dựa vào sản xuất nông nghiệp. Do đó, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn với thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh tích luỹ vốn từ nội bộ ngành nông nghiệp là một yếu tố. Hiện nay, phát triển kinh tế nói chung, nông nghiệp nói riêng vẫn được Đảng, Nhà nước ta coi trọng và đặt lên vị trí hàng đầu.
Đối với các nước đang phát triển, vốn đầu tư đóng vai trò như một “cú hích ban đầu”, tạo đà cho sự cất cánh của nền kinh tế. Thiếu vốn là căn bệnh kinh niên của nền kinh tế các quốc gia này. Đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, do tính hấp dẫn nhà đầu tư tư nhân kém, trong khi đó nguồn vốn từ nhà nước có hạn và phải cân đối cho nhiều khoản chi khác, từ đó dẫn đến tình trạng thiếu vốn để đầu tư phát triển nông nghiệp.
Để điều trị căn bệnh đó không có cách nào tốt hơn là phải tăng cường thu hút, huy động vốn, khơi thông các dòng chảy của vốn và hướng chúng vào đầu tư phát triển kinh tế.