Đảm bảo trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn

Một phần của tài liệu THU HÚT ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH TRÀ VINH (Trang 98)

Tính hấp dẫn của môi trường đầu tư là yếu tố tiên quyết để các nhà đầu tư xem xét và đưa ra quyết định đầu tư. Đảm bảo trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn là một trong các điều kiện tạo tính hấp dẫn của môi trường đầu tư.

Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân ngày càng vững mạnh, xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững chắc.

Chủ động phòng ngừa và đấu tranh với các thủ đoạn của các thế lực thù địch và các tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trong mọi tình huống, tạo ra môi trường xã hội ổn định phục vụ công cuộc phát triển kinh tế xã hội.

Đồng thời, tăng cường lực lượng, biện pháp, tổ chức đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, tiếp tục làm giảm phạm pháp hình sự, giảm trọng án, đẩy lùi tệ nạn xã hội, không để xãy ra các vụ án nghiêm trọng gây ảnh hưởng xấu trong nhân dân và hoạt động của tội phạm có tổ chức, hoạt động theo kiểu “xã hội đen”.

KẾT LUẬN

Đầu tư có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội và tạo việc làm, thu nhập dân cư. Tăng cường thu hút, huy động mọi nguồn lực cho đầu tư là một nội dung trọng tâm có tính quyết định đến sự phát triển nhanh và bền vững của mỗi quốc gia, địa phương, đặc biệt đối với các tỉnh có nhiều khó khăn như tỉnh Trà Vinh.

Trà Vinh là một tỉnh phát triển chủ yếu dựa vào nông nghiệp, do đó phát triển nông nghiệp góp phần không nhỏ trong việc đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2020. Vì vậy, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp của tỉnh trong thời gian tới là yêu cầu cấp thiết, đòi hỏi phải có những giải pháp khác nhau, trong đó nâng cao khả năng thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp là một trong những giải pháp rất quan trọng.

Huy động vốn phát triển nông nghiệp phải từ nhiều nguồn, thông qua nhiều kênh dẫn vốn khác nhau. Trong đó, xác định rõ vốn ngân sách nhà nước là “vốn mồi”, vốn tín dụng là nguồn vốn chủ lực, cùng với các nguồn vốn khác tạo thành nguồn vốn lớn đầu tư phát triển nông nghiệp.

Huy động vốn phát triển nông nghiệp phải tính tới các nhân tố tác động để chủ động trong các kế hoạch khai thác, huy động và sử dụng vốn.

Đầu tư vốn phát triển nông nghiệp là đầu tư vào ngành sản xuất có lợi nhuận thấp, mức độ rủi ro cao, khó hấp dẫn các nhà đầu tư. Muốn thực hiện được mục tiêu kép: hiệu quả kinh tế gắn liền với hiệu quả xã hội trong huy động vốn đầu tư phát triển nông nghiệp, Nhà nước phải đóng vai trò “bà đỡ” trong giai đoạn đầu huy động vốn phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững,

hội nhập quốc tế, tạo ra thế và lực để phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội ở khu vực nông thôn.

Trà Vinh không chỉ là vùng đất có tiềm năng phát triển nông nghiệp mà còn là vùng có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng. Tuy nhiên, lượng vốn huy động váo phát triển nông nghiệp của tỉnh còn hạn chế, chất lượng và hiệu quả đầu tư chưa cao, nhất là chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa huy động – đầu tư – sử dụng vốn giữa các nguồn, … nên không thể tạo ra “cú hích” mạnh, khai thác tốt lợi thế trong nông nghiệp. Những hạn chế trên do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu la do tích luỹ nội bộ thấp dẫn đến đầu tư cho nông nghiệp của tỉnh còn khá khiêm tốn; chính sách kinh tế vĩ mô và vi mô phục vụ phát triển nông nghiệp hàng hoá còn chậm đổi mới; quản lý chồng chéo, thất thoát; sử dụng vốn kém hiệu quả; công tác xúc tiến đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu tình hình mới; chính sách cải cách thủ tục hành chính chưa nhanh; nguồn nhân lực qua đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu, …. Hơn nữa công tác vận động thuyết phục quần chúng có vốn đầu tư phát triển nông nghiệp hàng hoá chưa tốt; công tác khuyến nông, khuyến ngư còn chậm . Do đó, tìm biện pháp khắc phục nguyên nhân dẫn đến hạn cế trên sẽ góp phần thúc đẩy thu hút vốn phát triển nông nghiệp của tỉnh.

Thu hút vốn phát triển nông nghiệp của tỉnh phải xác định rõ những phương hướng cơ bản: khai thác và phát huy vai trò của các nguồn vốn; thu hút vốn gắn với sử dụng vốn hiệu quả; giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tích luỹ - tiêu dùng, tích luỹ - đầu tư; đổi mới cơ chế, chính sách vĩ mô. Đồng thời thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ yếu nhu:

- Đa dạng hoá các nguồn vốn, hình thành lượng vốn lớn, tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp; phát triển thị trường tài chính nông thôn.

- Tiếp tục thực hiện những giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh nhằm tạo động lực và sức thu hút vốn.

- Nâng cao hiệu hiệu quả sử dụng vốn trong phát triển nông nghiệp. - Đổi mới, hoàn thiện cơ chế chính sách kinh tế vĩ mô, nhất là chính sách tài chính khu vực nông thôn; đổi mới quản lý nhà nước ngành nông nghiệp.

Qua nghiên cứu, luận văn đạt được một số kết quả chủ yếu như sau: Một là, đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về vốn đầu tư, các nguồn vốn đầu tư và vai trò của vốn đầu tư đối với phát triển nông nghiệp; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp và tác động của quản lý nhà nước cấp tỉnh đối với thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp trên địa bàn. Hai là, đánh giá tình hình và thực trạng thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp của tỉnh năm 2006 đến 2012. Trên cơ sở đó, đồng thời căn cứ vào định hướng phát triển nông nghiệp và những yêu cầu đặt ra đối với thu hút đầu tư phát triển tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2013 – 2020 luận văn đề xuất hệ thống các giải pháp tăng cường thu hút đầu tư nhằm thúc đẩy nông nghiệp của tỉnh phát triển, góp phần tích cực vào sự phát triển chung về kinh tế xã hội trên địa bàn./.

Một phần của tài liệu THU HÚT ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH TRÀ VINH (Trang 98)