Thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu THU HÚT ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH TRÀ VINH (Trang 61)

Trong những năm qua tỉnh Trà Vinh đã thực hiện nhiều chính sách về cải cách hành chính, nhất là các thủ tục hành chính liên quan đến thu hút đầu tư, thành lập doanh nghiệp, cấp phép đầu tư. Triển khai thực hiện việc liên thông một cửa đối với thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế và

đăng ký mẫu dấu… tạo điều kiện giải quyết công việc cuả các tổ chức, cá nhân thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của nhiều cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp hoặc giữa các cấp hành chính, từ việc hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện, tại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

Thực hiện Đề án 30 của Chính phủ, tỉnh đã rà soát đơn giản hóa rất nhiều thủ tục hành chính lỗi thời, gây phiền hà cho tổ chức và công dân, qua rà soát đã đơn giản hoá 105 thủ tục hành chính, loại bỏ hoặc bổ sung 6 văn bản liên quan đến các lĩnh vực. Chỉ đạo các Sở, Ban ngành thực hiện công bố toàn bộ các thủ tục hành chính trên cổng thông tin điện tử tỉnh.

Phần lớn các đơn vị cấp tỉnh đều xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 vào các hoạt động, góp phần nâng dần chất lượng trong việc cung cấp các dịch vụ công của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh như:

- Đối với dự án đầu tư theo hình thức đăng ký cấp giấy Chứng nhận đầu tư thời gian quy định tại hệ thống quản lý chất lượng ISO còn 10 ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (theo quy định là 15 ngày).

- Đối với dự án thuộc diện thẩm tra thời gian giảm còn 20 ngày làm việc (theo quy định là 23 ngày).

Trong những năm qua, sự tăng trưởng kinh tế khá nhanh của tỉnh Trà Vinh một mặt dựa vào những lợi thế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đem lại. Nhưng cũng không thể phủ nhận rằng những chính sách của địa phương trong thời gian qua đã không ngừng cải thiện về chất lượng, cũng như việc thông thoáng đảm bảo cho các yếu tố nguồn lực được huy động và sử dụng có hiệu quả.

Từ khi tách tỉnh đến nay, tỉnh đã hoàn thành thực hiện hai chiến lược phát triển kinh tế cho thời kỳ 1992-2000 và 2001-2010 và đang bước vào thực

hiện chiến lược 2011-2020. Tất cả các chiến lược này dựa trên quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cho các giai đoạn này. Chính nhờ những công cụ này mà các nguồn lực của nền kinh tế đã được định hướng phân bổ và sử dụng hợp lý, đã tạo điều kiện cho nhiều chính sách cơ chế được ban hành triển khai tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi. Để có cơ sở đánh giá chính xác môi trường chính sách của tỉnh trong thời gian qua dựa trên số liệu thu thập của VCCI.

Bảng 2.13: Điểm tổng hợp PCI của Trà Vinh 2006 - 2012

Năm Điểm tổng hợp Kết quả xếp hạng Nhóm điều hành

2006 56,83 13 Khá/Mid-high 2007 56,30 28 Khá/Mid-high 2008 55,17 25 Khá/Mid-high 2009 63,22 17 Tốt/Mid-high 2010 65,80 4 Tốt/Mid-high 2011 57,56 42 Khá/Mid-high 2012 62,75 8 Tốt/Mid-high Nguồn: http://pcivietnam.org/…

Qua thu thập số liệu đánh giá môi trường kinh doanh của Tỉnh nhìn chung duy trì trong nhóm khá và nhóm tốt của Việt Nam theo đánh giá của doanh nghiệp trong bảng 2.13 VCCI xếp hạng của tỉnh tăng dân trong thời kỳ 2006 - 2010 và giảm xuống trong năm 2011 là năm bước đầu thời kỳ 05 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm thời kỳ 2011-2020 và điểm trung bình tăng từ 56,83 điểm năm 2006 lên 65,80 điểm năm 2010, sau đó năm 2011 là năm đầu tiên của thời kỳ mới giảm xuống còn 57,56 điểm, nhưng lại là đều đáng mừng vào năm 2012 tăng lên được 62,75 điểm. Tuy tỉnh vẫn thuộc nhóm có môi trường khá và tốt nhưng qua quá trình cải thiện môi truờng kinh doanh có nhiều vấn đề phát sinh, các tỉnh bạn có nhiều cố

gắn nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh tốt hơn và điểm từng mục được thống kê ở bảng sau.

Bảng 2.14: Chỉ số môi trường đầu tư của tỉnh Trà Vinh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long năm 2012

Thứ hạng Tỉnh Gia nhập thị trường Tiếp cận đất đai Tính minh bạch Chi phí thời gian Chi phí không chính thức Tính năng động Dịch vụ hỗ trợ DN Đào tạo lao động Thiết chế pháp lý Điểm 54 Vĩnh Long 8,8 7,5 5,5 6,9 7,1 6,9 4,7 5,2 4,2 62,9 42 Trà Vinh 8,9 7,7 6,2 7,1 7,5 6,7 2,6 5,0 2,8 62,7 30 Bến Tre 8,5 6,6 5,7 5,2 6,7 6,5 3,4 5,2 3,8 58,3 15 Sóc Trăng 7,9 7,0 5,9 5,1 7,4 4,8 2,8 4,0 4,5 55,0 16 Cần Thơ 9,2 6,1 5,9 6,8 6,8 4,9 3,8 5,0 4,1 60,3 43 Hậu Giang 9,1 7,1 6,5 6,8 7,7 6,2 2,8 4,5 3,3 62,0 39 Bạc Liêu 8,4 7,5 5,8 8,1 6,5 6,4 4,4 5,1 3,4 62,8 32 Cà Mau 8,4 7,1 6,2 4,7 5,9 3,7 3,5 4,4 4,1 53,7 28 Kiên Giang 9,5 8,8 5,1 7,2 8,6 6,3 3,7 4,5 4,5 62,9 3 Long An 9,4 7,1 6,8 4,9 6,6 6,6 3,7 4,8 4,4 60,2 31 Tiền Giang 8,9 7,1 5,8 5,2 6,8 6,6 2,8 4,2 5,0 57,6 4 Đồng Tháp 8,8 8,5 6,6 6,1 7,8 7,1 2,9 4,9 4,4 63,7 19 An Giang 9,0 7,8 6,1 6,7 7,1 6,4 4,9 5,2 3,6 63,4 Nguồn:http://pcivietnam.org/uploads/report/Ho%20so%2063%20tinh %20thanh_2012.pdf

Qua số liệu báo cáo về Chỉ số năng lực cạnh tranh của VCCI được thống kê trong bảng 2.14 cho thấy Trà Vinh được đánh giá về môi trường chính sách trong năm 2012 so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long thì Trà Vinh là tỉnh được đứng thứ hạng 6/13 so với các tỉnh và đứng hạng thứ 8/63 so với các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Trong các mặt yếu nhất của tỉnh Trà Vinh so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long bao gồm chi phí dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp 2,61 điểm và thiết chế pháp lý là 2,87 điểm, đây là hai chỉ tiêu rất đáng được lãnh đạo tỉnh

quan tâm hơn nữa để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đến tỉnh Trà Vinh để đầu tư. Hai chỉ tiêu này cũng thể hiện được trình độ và năng lực của cấp chính quyền địa phương.

Như phân tích trên dù có nhiều nỗ lực cố gắng nhưng các tỉnh nổ lực hơn nên năm 2011 hầu hết các tiêu chí của tỉnh điều bị giảm hạng hơn so với năm trước, chỉ có 02 tiêu chí là tiêu chí gia nhập thị trường thì tăng mạnh và tiêu chí chi phí không chính thức được giữ vững điểm. Điều đó, đòi hỏi tỉnh Trà Vinh trong thời gian tới phải hết sức nổ lực cố gắng để đưa các chỉ tiêu trên tăng mạnh so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Rõ ràng trong các chính sách cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh trong thời gian tới cần phải chú ý tới việc nhanh chống cải thiện lại các chính sách như chính sách đào tạo, sử dụng cán bộ; chính sách dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; chính sách cải thiện tính năng động, tiên phong của lãnh đạo, đồng thời hoàn thiện hơn nữa các chính sách còn lại để giải quyết những khó khăn trong kinh doanh như pháp lý, đất đai, chi phí thời gian, ... và đặc biệt giúp doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn vốn để phát triển.

c. Chính sách về đất đai, mặt bằng

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của tỉnh đã được Chính phủ phê duyệt, đồng thời các quy hoạch chi tiết cũng công khai nhằm tạo điều kiện cho nhà đầu tư tiếp cận quỹ đất đầu tư dự án. Đồng thời tùy thuộc vào dự án đầu tư sẽ có những chính sách ưu đãi về giá thuê đất như: miễm, giảm tiền thuê đất; ưu đãi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong Khu - Cụm công nghiệp như: tỉnh đầu tư đường giao thông, điện trung thế, đường cấp nước đến chân rào nhà máy.

Nhằm tạo môi trường thuận lợi thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, tỉnh Trà Vinh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi về đất đai đối với các

nhà đầu tư vào địa phương. Theo đó các nhà đầu tư khi đầu tư vào tỉnh sẽ được hưởng các ưu đãi như: Được tỉnh cam kết đảm bảo quy hoạch đủ diện tích phục vụ sản xuất – kinh doanh; được thuê đất với mức thấp theo khung giá của Nhà nước quy định; tỉnh cam kết đảm bảo tiến độ trong việc tổ chức thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng.

Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư đối với các dự án nông nghiệp nhìn chung được thực hiện nhanh, đúng pháp luật. Hầu hết các dự án sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, việc tổ chức giải phóng mặt bằng kịp thời, bàn giao đất cho các nhà đầu tư đúng tiến độ, cấp Giấy chứng nhận sử dụng đất cho nhiều công trình, dự án thuỷ lợi, thuỷ sản, …

Tuy nhiên, việc thu hút đầu tư vào ngành nông nghiệp còn hạn chế, do chưa có chính sách riêng khuyến thích đầu tư mạnh, như: miễm, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với các dự án có tính kích cầu, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản, chính sách hỗ trợ bồi thường giải phóng mặt bằng đối với dự án nông nghiệp.

Việc cấp, đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trang trại, đất nông nghiệp khi thực hiện chính sách “dồn điền, đổi thửa” còn chậm, đặc biệt chưa tạo sự đồng thuận của đại đa số người dân là một trở ngại lớn cho việc hình thành nhiều cùng sản xuất chuyên canh, qui mô lớn, tập trung, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy. Công tác chỉ đạo tổ chức giải phóng mặt bằng một số dự án nông nghiệp còn kéo dài, làm ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư dự án.

d. Chính sách thuế

Tùy thuộc vào địa bàn đầu tư hoặc lĩnh vực nhà đầu tư nhà đầu tư sẽ được ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp với các mức: 20%, 15% và 10% áp dụng trong thời gian 10 năm, 12 năm và 15 năm khi các dự án đầu tư vào

các lĩnh vực thuộc danh mục ưu đãi đầu tư và các huyện có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn của tỉnh.

Các thủ thục về kê khai nộp thuế từng bước được đơn giản hoá, theo hướng người nộp thuế tự kê khai, tự nộp thuế; công tác tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp trong thực hiện công tác kê khai, quyết toán được các tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện.

Một phần của tài liệu THU HÚT ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH TRÀ VINH (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w