Các kiến giải của cộng đồng từ góc nhìn của chủ nghĩa kiến tạo

Một phần của tài liệu Cộng đồng kinh tế ASEAN nhìn từ góc độ của chủ nghĩa kiến tạo và một số hàm ý chính sách cho Việt Nam (Trang 29)

Khái niệm về „cộng đồng‟ lần đầu tiên đƣợc Ferdinand Tönies đƣa ra vào cuối thế kỷ 19. Tönies (1887) phân biệt hai thuật ngữ xã hội học „Gesellschaft‟ và „Gemeinschaft‟ đƣợc dịch tƣơng ứng là tổ chức hoặc hiệp hội và cộng đồng. „Gemeinschaft‟ đƣợc hình thành dựa trên các mối liên hệ theo hợp đồng vì lợi ích chung, còn „Gesellschaft‟ đƣợc hình thành dựa trên các mối liên hệ về văn hóa, truyền thống, chuẩn mực và bản sắc chung. Trong quan hệ quốc tế, khái niệm về “cộng đồng” (community) thƣờng đƣợc dùng để chứng tỏ sự hợp tác sâu trong nhiều lĩnh vực. Karl Deutsch (1961) là ngƣời đầu tiên đƣa ra khái niệm này thông qua cách diễn giải về sự tồn tại của một "cộng đồng an ninh" giữa Mỹ và Tây Âu. Theo Deutsch (1961: 68), cộng đồng an ninh không hoàn toàn hàm ý hợp tác an ninh quân sự giữa các quốc gia mà để chỉ một nhóm nƣớc đã hội nhập đủ sâu sắc để bảo đảm có sự thay đổi yên bình giữa các nƣớc thành viên trong một thời kỳ dài.

Amitav Acharya (2009) cho rằng có hai hiểu lầm về cộng đồng mà nhiều ngƣời mắc phải, nhất là về cộng đồng an ninh. Một là các quốc gia hay những ngƣời sống trong một cộng đồng không xung đột nhau. Sự thực thì ý tƣởng về cộng đồng không ngăn cản xung đột mà nó chỉ yêu cầu rằng các xung đột phải đƣợc giải quyết một cách hoà bình. Hai là cộng đồng phải cùng nhau tự vệ chống lại những ngƣời ngoài nhóm. Thực tế là một số cộng đồng có thể làm nhƣ vậy và mang bản chất của một đồng minh song cộng đồng không luôn luôn giống với đồng minh.

Trong liên kết kinh tế, khái niệm “cộng đồng kinh tế” thƣờng đƣợc dùng để chỉ một trong các hình thức hợp tác kinh tế là việc thành lập một khu vực thƣơng mại tự do, liên minh thuế quan, thị trƣờng chung hoặc liên minh kinh tế. Thí dụ, Hiệp ƣớc Rôma (Điều 2) thành lập Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) năm 1957 xác định EEC là một “thị trƣờng chung” và “từng bƣớc hài hoà chính sách kinh tế” của các nƣớc thành viên để tiến tới một liên minh thuế quan và xoá bỏ các trở ngại đối với tự do di chuyển của ngƣời, lƣu chuyển của dịch vụ và vốn giữa các nƣớc thành viên (Điều 3).

Bảng 1. 3: Các hình thức liên kết kinh tế khu vực Giảm thuế quan trong nhóm Loại bỏ thuế quan trong nhóm Thuế quan chung đối với ngoài nhóm Dịch chuyển tự do lao động và vốn trong nhóm Chính sách kinh tế chung và đồng tiền chung Hiệp định thương mại ưu

đãi

Khu vực thương mại tự do Liên minh thuế quan Thị trường chung Liên minh kinh tế

Bàn về "cộng đồng văn hoá-xã hội," theo Amitav Acharya (2009), sự gần gũi, các mối quan hệ lịch sử và nền văn hoá chung không phải lúc nào cũng tạo ra đƣợc cộng đồng, nhƣng chúng có thể tạo ra động lực ban đầu để xây dựng cộng đồng. Khái niệm "cộng đồng văn hoá-xã hội" không chỉ có nghĩa là thừa nhận những điểm giống nhau hiện tại về văn hoá và xã hội giữa các quốc gia mà nó đòi hỏi phải có niềm mong mỏi và nỗ lực muốn tham gia vào các quan hệ xã hội nhằm thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau và tạo ra một "cảm nghĩ chung." Các cộng đồng văn hoá xã hội đích thực phải đƣợc xây dựng từ dƣới lên (bottom-up) chú không phải từ trên xuống (top-down). Do đó, sự đa dạng về văn hoá, ngôn ngữ và tôn giáo (thứ mà thƣờng đƣợc coi là rào cản cuối cùng đối với một cộng đồng khu vực) có thể không quan trọng bằng việc ý thức đƣợc rằng phải nỗ lực xã hội hoá và tạo dựng sự đồng nhất trên cơ sở tập hợp các mục tiêu chung.

Cộng đồng là kết quả của hội nhập quốc tế. Quá trình này có thể đƣợc tiếp cận từ một số trƣờng phái lý thuyết phổ biến kể trên. Tuy nhiên, những lý thuyết nêu trên đều xuất phát từ quá trình hội nhập khu vực ở châu Âu và nhằm giải thích cho quá trình này là chính. Rõ ràng rằng, khả năng hình thành một liên bang hay một tổ chức siêu quốc gia là quá xa vời trong tƣơng lai hợp

tác khu vực ở Đông Nam Á. Cho đến gần đây, mức độ thể chế hóa và mô hình hợp tác của ASEAN vẫn còn thua kém xa nhiều liên kết khu vực khác trên thế giới. Ngƣợc lại, chủ nghĩa đa nguyên và chủ nghĩa xuyên quốc gia chƣa đủ “mạnh” để giải thích quyết tâm nâng hợp tác khu vực lên mức độ “cộng đồng,” nhất là khi các nƣớc Đông Nam Á lại phụ thuộc vào bên ngoài về các mặt kinh tế và chính trị nhiều hơn. Chủ nghĩa chức năng mới cũng chỉ lý giải đƣợc phần nào quá trình hợp tác theo “chức năng” của ASEAN trong những thập niên 1980 và 1990, song cũng chƣa thể giải thích đƣợc thực tế rằng ASEAN vốn bắt đầu từ hợp tác vì mục đích chính trị rồi chuyển sang lĩnh vực kinh tế trƣớc khi có quyết tâm đột phá mạnh mẽ xây dựng một cộng đồng toàn diện hiện nay.

Xét một khía cạnh nào đó, chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa liên chính phủ dƣờng nhƣ có thể lý giải đƣợc phần nào hợp tác khu vực ở Đông Nam Á. “Chủ nghĩa hiện thực ngoại vi” (peripheral realism) (Escude, 1998) và “chủ nghĩa hiện thực cấp dƣới” (subaltern realism) (Ayoob, 1998) nói về một hệ thống khu vực ở thế giới thứ ba không phải lúc nào cũng ở tình trạng vô chính phủ mà có thể tồn tại theo một “thứ bậc” (hierarchy), trong đó có những nƣớc nhỏ và những nƣớc lớn; có những mối liên hệ mật thiết giữa chính trị trong nƣớc và chính trị quốc tế, và giữa hòa bình và ổn định ở trong nƣớc với ảnh hƣởng từ bên ngoài. Những loại chủ nghĩa hiện thực này cũng cho rằng do là những nƣớc yếu và lệ thuộc về mặt kinh tế và quân sự vào bên ngoài, các nƣớc thế giới thứ ba thƣờng quan tâm đến lợi ích so sánh và ngắn hạn hơn là lợi ích dài hạn và tuyệt đối. Các nƣớc này cũng hạn chế khả năng họat động quốc tế trong phạm vi láng giềng khu vực, và ít quan tâm hơn đến các vấn đề an ninh ở mức độ toàn cầu. Điều này có thể đúng với ASEAN trong buổi đầu thành lập khi các nƣớc thành viên luôn quan ngại về an ninh và ổn định ở trong nƣớc trƣớc các sức ép và mối đe dọa từ bên ngoài, và cho cả đến hiện nay ASEAN cũng luôn là nơi cạnh tranh ảnh hƣởng của các nƣớc lớn từ bên ngoài khu vực.

Tuy nhiên, chủ nghĩa hiện thực chƣa thể giải thích đƣợc sức ép đối với ASEAN trƣớc diễn biến nhanh chóng trong xu thế hợp tác khu vực ở Đông Á và châu Á-Thái Bình Dƣơng: hoặc ASEAN sẽ bị hoà tan; hoặc ASEAN cần phải tăng cƣờng bản sắc và liên kết chặt chẽ hơn nữa. Tháng 12 năm 1997, trong bối cảnh ASEAN chuẩn bị bƣớc sang thế kỷ 21, các nhà lãnh đạo ASEAN đã đƣa ra “Tầm nhìn 2020,” khẳng định quyết tâm chính trị theo đuổi những mục tiêu cuối cùng mà ba thập kỷ trƣớc Tuyên bố Băng Kốc đã đặt ra là hƣớng tới một ASEAN là “một khối hài hoà các dân tộc ở Đông Nam Á,

hướng ra bên ngoài, chung sống trong hoà bình, thịnh vượng, gắn bó với nhau bằng mối quan hệ đối tác, trong sự phát triển năng động và trong một cộng đồng gồm các xã hội đùm bọc lẫn nhau” (Ban thƣ ký ASEAN, ASEAN

Vision 2020). Trong đó, các nhà lãnh đạo ASEAN đã nêu rõ: “Chúng tôi hình

dung đến năm 2020 toàn bộ Đông Nam Á sẽ là một Cộng đồng ASEAN nhận thức được các mối liên hệ lịch sử của mình, hiểu rõ di sản văn hoá của mình và gắn bó với nhau bằng một bản sắc chung của khu vực.”

Tầm nhìn 2020 về Cộng đồng ASEAN đã chia sẻ phần nào quan điểm của chủ nghĩa kiến tạo xã hội (social constructivism). Quan điểm này cho rằng các quốc gia có mối tƣơng tác về mặt xã hội nên chúng là những thực thể xã hội, có bản sắc và lợi ích xã hội. Bản sắc (identity), theo nghĩa là những nhận thức cụ thể về vai trò của mình và mong muốn về mình, là lợi ích cơ bản của quốc gia và lợi ích này có thể dần thay đổi trong quá trình tƣơng tác giữa các nƣớc. Cấu trúc chủ quan liên thông (inter-subjective structure), theo nghĩa hiểu biết ngƣời khác và đƣợc ngƣời khác hiểu mình, về bản sắc và lợi ích sẽ chi phối hành động của quốc gia (Wendt, 1992). Những ngƣời theo chủ nghĩa kiến tạo xã hội cho rằng văn hóa và chuẩn mực là những yếu tố quan trọng tạo nên môi trƣờng quan hệ quốc tế, và chính môi trƣờng này tạo cho quốc gia những nhận thức nhất định về lợi ích. Do bản sắc xã hội và lợi ích đƣợc hình thành trong một quá trình và theo nhận thức, nên quá trình “ra hiệu – diễn

Xét từ quan niệm xã hội học, Barry Buzan (1993) cho rằng quá trình hình thành “cộng đồng” (Vergemeinschaftung) và việc xây dựng một hiệp hội hay tổ chức (Vergesellschaftung) không thể tách rời nhau. Trong đó, việc hình thành các thỏa thuận và hợp đồng trong một tổ chức và hiệp hội sẽ tạo nền tảng cho việc hình thành các kinh nghiệm và bản sắc chung của một nhóm các quốc gia trong quá trình xây dựng cộng đồng.

Chủ nghĩa kiến tạo và các lý thuyết xã hội học cho rằng “cộng đồng” đƣợc hình thành qua ba giai đoạn tiến triển về nhận thức và hành vi đối xử với nhau giữa các thành viên. Giai đoạn thứ nhất là xây dựng một tình cảm dung thứ (tolerance), thể hiện qua việc khép lại quá khứ, hƣớng tới tƣơng lai cùng với sự ngƣỡng mộ, lắng nghe và học hỏi lẫn nhau. Giai đoạn thứ hai là sự đối xử tƣơng hỗ (reciprocity), theo Robert Putnam (2000), thể hiện qua việc “tôi sẽ làm việc này cho bạn bây giờ mà không trông đợi sự đáp trả tức thời, thậm chí không cần phải biết bạn là ai, và tự tin rằng sau này bạn hoặc một ai đó sẽ đáp trả.” Nói một cách khác, trong ngắn hạn, đối xử tƣơng hỗ xuất phát từ sự thật lòng và trong dài hạn chính là vì lợi ích bản thân. Giai đoạn thứ ba là có đƣợc một mức độ tín nhiệm (trust), thể hiện qua sự tự tin rằng mọi ngƣời và các thể chế sẽ hành động một cách thống nhất, trung thực và hợp lý. Tín nhiệm không loại trừ sự góp ý và chỉ trích với mục đích tốt.

Khi nghiên cứu về ASEAN, Amitav Acharya (2009) cho rằng cộng đồng này có hai đặc điểm chính. Thứ nhất, nó chỉ một quan hệ xã hội, chứ

không phải một quan hệ chỉ thuần tuý mang tính phƣơng tiện. Những thuộc tính chính yếu của cộng đồng là sự tin cậy, tình hữu nghị, sự bù đắp và tinh thần trách nhiệm. Thứ hai, cộng đồng không phải chỉ là một nhóm những

ngƣời có cùng văn hoá mà cũng là nhóm ngƣời có tinh thần trách nhiệm chung, sự tin tƣởng, quí trọng, và tự giác nhận thức đƣợc về sự đồng nhất. Việc phát triển một cộng đồng thƣờng liên quan đến ý thức về sự đồng nhất chung song các cộng đồng cũng có thể tạo dựng đƣợc sự đồng nhất và mục tiêu chung bằng cách thu hút và hấp dẫn những ngƣời ngoài chứ không phải

là loại trừ hoặc chống lại họ. Thực tế cho thấy, ASEAN đã có một lịch sử lâu dài về các mối quan hệ hƣớng ra bên ngoài với các nƣớc lớn bên ngoài khu vực. Tuy nhiên, theo Acharya (2009), động lực của chủ nghĩa khu vực Đông Nam Á không chỉ do sức ép hay sự đe doạ từ bên ngoài mà nó phức tạp hơn nhiều, đƣợc hình thành trong quá trình „xã hội hoá‟ (socialization) các chuẩn mực và gây dựng tính đồng nhất. Vì thế, để trở thành một cộng đồng theo đúng nghĩa, thì các nƣớc ASEAN cần tăng cƣờng quan hệ hơn nữa bằng cách gạt ra những mối quan tâm thuần tuý mang tính phƣơng tiện đi liền với chủ quyền quốc gia.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu Cộng đồng kinh tế ASEAN nhìn từ góc độ của chủ nghĩa kiến tạo và một số hàm ý chính sách cho Việt Nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)