- Hội nhập kinh tế khu vực
6 Xin xem thêm Tầm nhìn ASEAN 2020, Kuala Lumpur,
trụ cột chính là hợp tác an ninh chính trị, hợp tác kinh tế và hợp tác văn hoá- xã hội đan xen và hỗ trợ chặt chẽ cho nhau vì mục đích đảm bảo hoà bình, ổn định và thịnh vượng chung trong khu vực. ASEAN sẽ tiếp tục có những nỗ lực bảo đảm tiến trình hội nhập cùng có lợi giữa các dân tộc gần gũi hơn, thúc đẩy hoà bình và ổn định, an ninh, phát triển và thịnh vượng trong khu vực…ASEAN sẽ tiếp tục phấn đấu cho một cộng đồng các xã hội đùm bọc nhau và tăng cường bản sắc khu vực.” Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II cũng
một lần nữa khẳng định ASEAN sẽ có một sự thống nhất trong tƣơng lai qua việc duy trì và xây dựng “một tầm nhìn, một bản sắc và một cộng đồng.”
Sự tiến triển nhận thức về nguyên tắc, cơ cấu tổ chức và thể chế
Năm 1967, ASEAN ra đời mà chƣa có một nguyên tắc hoạt động nào cụ thể cả. Theo nguyên Tổng thƣ ký ASEAN, Rodolfo C. Severino (2006: 11), “Tuyên bố Bangkok, văn kiện thành lập ASEAN, là một tuyên bố có nội
dung đơn giản. Nó không được diễn đạt bằng những nội dung pháp lý, không tạo nên những thể chế mang tính khu vực, và không được ràng buộc trong một ý nghĩa pháp lý.” Chỉ cho đến Hiệp ƣớc Thân thiện và Hợp tác ở Đông
Nam Á (Hiệp ƣớc Bali) năm 1976, ASEAN mới xây dựng đƣợc cho mình những nguyên tắc ứng xử giữa các quốc gia thành viên và với bên ngoài, gồm có: i) Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc của tất cả các dân tộc; ii) Quyền của mọi quốc gia đƣợc lãnh đạo hoạt
động của dân tộc mình, không có sự can thiệp, lật đổ hoặc cƣỡng ép của bên ngoài; iii) Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; iv) Giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình; v) Không đe doạ hoặc sử dụng vũ lực; vi) Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả. Có thể nói đây là
những “chuẩn mực” (norms) quan hệ cơ bản của ASEAN trong hơn 40 năm qua.
Tuyên bố thành lập ASEAN nhắc đến hợp tác về các hàng hoá cơ bản, đặc biệt là trong các lĩnh vực nông nghiệp và năng lƣợng; hợp tác công nghiệp bao gồm việc xây dựng những nhà máy công nghiệp có quy mô lớn
của ASEAN; hợp tác thƣơng mại bao gồm hợp tác trong các lĩnh vực thƣơng mại nhằm thúc đẩy sự phát triển và tăng trƣởng sản xuất, cải thiện cơ cấu thƣơng mại, hình thành những dàn xếp thƣơng mại ƣu đãi và coi đó là mục tiêu lâu dài v.v… Trong hai thập kỷ 70 và 80 của thế kỷ trƣớc, ASEAN đã bắt đầu triển khai một số chƣơng trình hợp tác về thƣơng mại và công nghiệp quan trọng nhƣ Thỏa thuận thƣơng mại ƣu đãi (PTA), Dự án công nghiệp ASEAN (AIP), Chƣơng trình bổ trợ công nghiệp ASEAN (AIC), Chƣơng trình liên doanh công nghiệp ASEAN (AIJV) đã đƣợc ký kết và đƣa vào thực hiện trong những năm 1970-1980. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, kết quả của các chƣơng trình hợp tác này còn rất hạn chế.
Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 4, năm 1992, tại Singapore, nội dung hợp tác kinh tế đƣợc đặt lên hàng đầu với việc ký kết hiệp định Thuế quan Ƣu đãi có hiệu lực chung (CEPT). Hiệp định này là cơ sở nền tảng để xây dựng Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Tuyên bố Singapore năm 1992 có nêu rõ: “ASEAN sẽ thiết lập Khu vực Mậu dịch Tự do trong
ASEAN, sử dụng Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung như là cơ chế chính trong vòng 15 năm bắt đầu từ ngày 1-1-1993 với mức thuế ưu đãi cuối cùng có hiệu lực từ 0 đến 5%. Các quốc gia thành viên đã xác định 15 nhóm sản phẩm được đưa vào chương trình CEPT về giảm thuế quan….”7.
Ngoài việc quyết định xây dựng Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN, Hội nghị Cấp cao lần này còn đƣa ra nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy, mở rộng sự hợp tác kinh tế và thƣơng mại giữa các nƣớc thành viên ASEAN nhƣ tăng cƣờng đầu tƣ, liên kết, củng cố và phát triển hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực thị trƣờng vốn, khuyến khích, tạo điều kiện dễ dàng cho việc chuyển dịch tự do vốn và các nguồn tài chính khác…Ngoài ra, trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX, ASEAN đã ký kết một số văn bản hợp tác kinh tế quan trọng khác nhƣ Chƣơng trình hợp tác Công nghiệp ASEAN – AICO