Khái niệm chủ nghĩa kiến tạo

Một phần của tài liệu Cộng đồng kinh tế ASEAN nhìn từ góc độ của chủ nghĩa kiến tạo và một số hàm ý chính sách cho Việt Nam (Trang 26)

Chủ nghĩa kiến tạo đƣợc hiểu nhƣ là 1 trƣờng phái nhận định tri thức vấn đề qua các mấu chốt cơ bản: (1) Tìm hiểu; (2) Nhận định ý nghĩa của nhiều ngƣời tham gia; (3) Xây dựng lịch sử và xã hội; (4) Tạo ra lý thuyết.

Đặc trƣng Chủ nghĩa kiến tạo xã hội:

Nhân tố chính: Bản sắc quốc gia, bản sắc chung, giới tinh hoa lãnh đạo. Quan điểm cá nhân: Không

Quan điểm quốc gia: Quốc gia tạo bởi văn hóa, niềm tin và bản sắc của mỗi dân tộc.

Quan điểm hệ thống quốc tế: Sự tƣơng đồng về thể chế, cấu trức đặt ra vấn đề hƣớng đến thống nhất hệ thống chính trị thế giới và xã hội hóa phạm vi cộng đồng thế giới.

Khả năng thay đổi: Có khả năng và thƣờng xuyên khi hình thành nên bản sắc, cộng đồng mới, quan hệ mới, niềm tin.

Các nhà lý luận chính trị: Nicolas Onuf, Friedrich Kratochwill, Alexander Wendt

Xét trên góc độ cộng đồng:

Chủ nghĩa kiến tạo cho rằng Cộng đồng là một sự kiến tạo mang tính chất xã hội trong quan hệ quốc tế ở khu vực, trong đó nhấn mạnh khía cạnh mặt nhận thức về cộng đồng trong hợp tác khu vực.

Chủ nghĩa kiến tạo cho rằng các quốc gia có mối tƣơng tác về mặt xã hội nên chúng là những thực thể xã hội, có bản sắc và lợi ích xã hội

Chủ nghĩa kiến tạo xã hội cho rằng văn hóa và chuẩn mực là những yếu tố quan trọng tạo nên môi trƣờng quan hệ quốc tế, và chính môi trƣờng này tạo cho quốc gia những nhận thức nhất định về lợi ích. Do bản sắc xã hội và lợi ích đƣợc hình thành trong một quá trình và theo nhận thức, nên quá trình “ra hiệu – diễn giải – phản ứng” sẽ chi phối hành vi của các nƣớc.

Bảng tổng hợp dƣới đây sẽ phân tích rõ hơn về chủ nghĩa kiến tạo trong mối tƣơng quan so sánh giữa các trƣờng phái nghiên cứu.

Trong các trƣờng phái kể trên xét trên một khía cạnh nào đó, chủ nghĩa hiện thực dƣờng nhƣ có thể lý giải đƣợc phần nào hợp tác khu vực ở Đông Nam Á. “Chủ nghĩa hiện thực ngoại vi” (peripheral realism) (Escude, 1998) và “chủ nghĩa hiện thực cấp dƣới” (subaltern realism) (Ayoob, 1999) cho rằng một hệ thống liên kết khu vực ở thế giới thứ ba không phải lúc nào cũng ở tình trạng vô chính phủ mà có thể tồn tại theo một “thứ bậc” (hierarchy), trong đó có những nƣớc nhỏ và những nƣớc lớn; có những mối liên hệ mật thiết giữa chính trị trong nƣớc và chính trị quốc tế, và giữa hòa bình và ổn định ở trong nƣớc với ảnh hƣởng từ bên ngoài. Nhƣng chủ nghĩa hiện thực này cũng cho rằng do các nƣớc thuộc thế giới thứ ba là những nƣớc yếu và lệ thuộc về mặt kinh tế và quân sự vào bên ngoài nên họ thƣờng quan tâm đến lợi ích so sánh và ngắn hạn hơn là lợi ích dài hạn và tuyệt đối. Các nƣớc này cũng hạn chế khả năng hoạt động quốc tế trong phạm vi láng giềng khu vực và ít quan tâm hơn đến các vấn đề an ninh ở mức độ toàn cầu. Điều này có thể đúng với ASEAN trong buổi đầu thành lập khi các nƣớc thành viên luôn quan ngại về an ninh và ổn định ở trong nƣớc trƣớc các sức ép và mối đe dọa từ bên ngoài, và cho cả đến hiện nay ASEAN cũng luôn là nơi cạnh tranh ảnh hƣởng của các nƣớc lớn từ bên ngoài khu vực.

Tuy nhiên, chủ nghĩa hiện thực cũng chưa lý giải được sức ép đối với ASEAN trước diễn biến nhanh chóng trong xu thế hợp tác khu vực ở Đông Á và châu Á- Thái Bình Dương: hoặc ASEAN sẽ bị hoà tan; hoặc ASEAN cần phải tăng cường bản sắc và liên kết chặt chẽ hơn nữa.

Một phần của tài liệu Cộng đồng kinh tế ASEAN nhìn từ góc độ của chủ nghĩa kiến tạo và một số hàm ý chính sách cho Việt Nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)