Một số tác động của việc tham gia AEC đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam

Một phần của tài liệu Cộng đồng kinh tế ASEAN nhìn từ góc độ của chủ nghĩa kiến tạo và một số hàm ý chính sách cho Việt Nam (Trang 62 - 64)

- Hội nhập kinh tế khu vực

8 Xin xem thêm Chƣơng trình hành động Hà Nội, Hà Nội,

3.1. Một số tác động của việc tham gia AEC đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam

VIỆT NAM VÀO CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN

3.1. Một số tác động của việc tham gia AEC đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam của Việt Nam

Tác động tích cực

+ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tham gia phân công lao động quốc tế của Việt Nam

Tham gia AEC sẽ giúp Việt Nam mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, thu hút FDI cũng nhƣ mở rộng đầu tƣ của Việt Nam ra các nƣớc AEC . AEC sẽ làm cho doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với cạnh tranh lớn hơn . Xu thế này tạo ra sự chuyển hƣớng đầu tƣ sản xuất trong nội bộ nền kinh tế từ những lĩnh vực kém hiệu quả mà trƣớc đây tồn tạ i đƣợc coi là do chính sách bảo hộ sang nhƣ̃ng lĩnh vƣ̣c Việt Nam có lợi thế cạnh tranh nhƣ các ngành sƣ̉ dụng nhiều lao động thủ công nhƣ dệt may , đồ gỗ, sản xuất hàng gia dụng, chế biến thƣ̣c phẩm và tiến tới các ngành c ông nghệ cao và kinh tế trí thƣ́c nhƣ khoa học máy tính , điện tƣ̉ viễn thông , cơ khí tƣ̣ động hóa , công nghệ sinh học và vật liệu mới. Nhƣ vậy, Việt Nam tham gia nhiều hơn và có hiệu quả hơn trong phân công lao động quốc tế, trƣớc hết là trong chuỗi sản xuất của AEC.

+ Việt Nam tranh thủ đƣợc nhƣ̃ng lợi ích thiết thƣ̣c tƣ̀ nhƣ̃ng hoạt động hợp tác kinh tế -thƣơng mại và chuyên ngành của ASEAN và giƣ̃a ASEAN với các đối tác bên ngoài; hỗ trợ đắc lƣ̣c cho sƣ̣ nghiệp xây dƣ̣ng và phát triển đất nƣớc cũng nhƣ nỗ lƣ̣c hội nhập khu cƣ̣c và quốc tế của ta.

+ Việt Nam có điều kiện tiếp cận đƣợc thông tin và các tiến bộ khoa học- công nghệ hiện đại; học tập và chia sẻ kinh nghiệm về phát triển quản lý, hội nhập và tham gia hợp tác đa phƣơng ; tƣ̀ đó góp phần tạo bƣớc chuyển biến tích cƣ̣c trong quá trình xây dƣ̣ng chính sách hội nhập khu vƣ̣c và quốc tế, thúc đẩy việc điều chỉnh dần các thủ tục hành chính, phong cách làm việc

trong nƣớc theo hƣớng phù hợp tiêu chuẩn khu vƣ̣c và quốc tế . Ta cũng có môi trƣờng rèn luyện , nâng cao trình độ và năng lƣ̣c của đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành, nhất là khi tham gia các hoạt động đa phƣơng.

+ Thúc đẩy cải cách thể chế kinh tế

Việt Nam sẽ phải xây dƣ̣ng hệ thống pháp luật kinh tế hợp chuẩn quốc tế và AEC . Chính sách thuế quan sẽ phải cải cách theo khung khổ AEC theo hƣớng tiến tới một chính sách thuế quan chung của ASEAN đối với ngoài khu vƣ̣c. Các cam kết tự do hóa thƣơng mại với ASEAN sẽ phải đạt mức độ sâu hơn và rộng hơn các cam kết chung với WTO . Ngoài ra, Việt Nam cũng phải điều chỉnh một loạt chính sách ngành để tuân thủ khung khổ của thị trƣờng và cơ sở sản xuất thống nhất , tƣ̣ do lƣu chuyển hàng hóa , dịch vụ, đầu tƣ, vốn và lao động có kỹ năng trong AEC.

Việt Nam sẽ phải tƣ̣ do hóa thị trƣờng hơn nƣ̃a , đặc biệt phải mở cƣ̉a dịch vụ và những ngành nghề đang bị độc quyền bởi khu vực doanh nghiệp nhà nƣớc và hệ thống hành chính công nhằm thực hiện nguyên tắc đối xử quốc gia đối với các nhà đầu tƣ ASEAN.

Tác động tiêu cực

Tham gia AEC sẽ ảnh hƣởng đến quyền tự quyết của Việt Nam trong một số chính sách kinh tế , đặc biệt nếu trong tƣơng lai AEC có th ể trở thành một liên minh thuế quan hay thị trƣờng chung ASEAN . Hội nhập sâu hơn vào khu vƣ̣c cũng có nghĩa rằn g Việt Nam sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào khu vƣ̣c trong quá trình phát triển kinh tế.

Việt Nam phải chịu sƣ́c ép cạnh tranh lớn hơn tƣ̀ các nền kinh tế khác của AEC trong điều kiện không cân sức , gây ra một số khó khăn thiệt hại cho nền kinh tế Việt Nam khi quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé và năng lƣ̣c cạnh tranh chƣa đáp ƣ́ng đƣợc yêu cầu phát triển , chênh lệch của Việt Nam với các nƣớc ASEAN 6 còn khoảng cách lớn.

các doanh nghiệp , trình độ khoa học công nghệ và tay nghề lao động khiến cho nền kinh tế Việt Nam có sƣ́c cạnh tranh kém và chƣa muốn mở cƣ̉a nhanh để cạnh tranh với các nền kinh tế trong khu vƣ̣c. Trong hội nhập kinh tế khu vƣ̣c nói riêng và mở cƣ̉a nền kinh tế nói chung , Việt Nam biết rằng mở cƣ̉a kinh tế là quá trình tất yếu song nền kinh tế Việt Nam lại chƣa đủ vƣ̃ng mạnh để có thể mở cửa hoàn toàn và nhanh chóng. Trong hợp tác kinh tế ASEAN , Việt Nam mong muốn hội nhập kinh tế khu vƣ̣c sâu hơn sẽ giúp thƣơng mại phát triển song kết quả không mong đợi lại là hiện tƣợng nhập siêu . Việt Nam muốn khẳng định năng lƣ̣c hội nhập khu vƣ̣c , nâng cao hình ảnh của mình và chƣ́ng tỏ với các nƣớc ASEAN khác rằng Việt Nam đang chuyển tƣ̀ thế “đi theo” sang thế “chủ động” trong hợp tác kinh tế ASEAN bằng cách đảm nhận vai trò điều phối viên chính của một trong 12 ngành ƣu tiên hội nhập là ngành dịch vụ hậu cần . Song thƣ̣c tế cho thấy các công ty giao nhận ở Việt Nam lại đang mất dần thị trƣờng vào tay các công ty nƣớc ngoài . Có thể Việt Nam sẽ phải chịu nhiều tác động tiêu cực những quá trình này trong giai đoạn đầu trên con đƣờng xây dƣ̣ng một nền kinh tế thƣ̣c sƣ̣ hiệu quả và có khả năng cạnh tranh cao hơn.

Hội nhập kinh tế AEC nói riêng và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung vƣ̀a có lợi, vƣ̀a bất lợi tùy thuộc vào khả năng đối phó, thích nghi và vận hành của nền kinh tế dƣới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nƣớc . Tuy nhiên , Việt Nam dƣ́t khoát sẽ bị thua thiệt nếu không hội nhập kinh tế khu vƣ̣c và quốc tế . Tác động tích cực sẽ lớn hơn tác động tiêu cƣ̣c . Lợi ích thu đƣợc lớn hơn thất bại trong quá trình hội nhập AEC.

Một phần của tài liệu Cộng đồng kinh tế ASEAN nhìn từ góc độ của chủ nghĩa kiến tạo và một số hàm ý chính sách cho Việt Nam (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)