Kiến nghị về một số nhóm giải pháp chính sách đối với sự tham gia của Việt Nam vào Cộng đồng ASEAN và AEC

Một phần của tài liệu Cộng đồng kinh tế ASEAN nhìn từ góc độ của chủ nghĩa kiến tạo và một số hàm ý chính sách cho Việt Nam (Trang 72)

- Hội nhập kinh tế khu vực

14 Cộng đồng Kinh tế ASEAN: Nội dung và lộ trình Đề tài cấp bộ Viện Khoa học xã hội Việt Nam Năm 2008.

3.3 Kiến nghị về một số nhóm giải pháp chính sách đối với sự tham gia của Việt Nam vào Cộng đồng ASEAN và AEC

của Việt Nam vào Cộng đồng ASEAN và AEC

Một số kiến nghị đối với sự tham gia của Việt Nam vào cộng đồng ASEAN

(1) Thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với ASEAN cả về đa phương và song phương , phát triển quan hệ này sang giai đoạn mới về chất và có hiệu quả hơn . Tích cực tham gia thực hiện Chƣơng trình VAP và các Kế hoạch xây dƣ̣ng cộng đồng ASEAN về chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa- xã hội; chọn lọc những chƣơng trình và lĩnh vực phù hợp để có thể

lồng ghép vào chƣơng trình phát triển quốc gia , tƣ̀ đó tạo thuận lợi cho ta chủ động hội nhập khu vƣ̣c.

(2) Tham gia chủ động và tích cực hơn trên cơ sở giữ vững chủ quyền và bảo đảm lợi ích quốc gia ; thƣờng xuyên nghiên cƣ́u và đề xuất sáng kiến khả thi thúc đẩy hợp tác trên những lĩnh v ực phù hợp với lợi ích của ta, nhằm tận dụng tối đa các cơ hội và lợi ích co đƣợc.

Các nƣớc tham gia ASEAN trƣớc hết nhằm bảo vệ và phục vụ lợi ích quốc gia, tạo môi trƣờng khu vực thuận lợi cho an ninh và phát triển đất nƣớc , làm chỗ dựa để mở rộng quan hệ với bên ngoài và hội nhập quốc tế . Các nƣớc đều x ác định ASEAN là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của mình , nhƣng chƣa phải là ƣu tiên cao nhất ; vẫn đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích khu vƣ̣c, mặc dù ngày càng nhận thấy cần coi trọng hơn đến lợi ích cộng đồng để xây dƣ̣ng một ASEAN gắn kết . Hơn nƣ̃a , ASEAN-10 quá đa dạng và không có một nƣớc hoặc nhóm nƣớc đóng đƣợc vai trò lãnh đạo, thúc đẩy liên kết khu vƣ̣c nhƣ trục Pháp - Đức của tổ chức EU . Do vậy, đoàn kết và hợp tác ASEAN sẽ chỉ đạt mức độ nhất định , dƣ̣a trên cơ sở các mẫu số chung về lợi ích quốc gia và tầm nhìn chung về lợi ích khu vực ; và thƣờng xuất hiện xu hƣớng “ly tâm” , “đi riêng lẻ” trên một số vấn đề , kể cả về chính trị - an ninh và kinh tế . Trên cơ sở phân tích kỹ nhƣ̃ng lợi ích quốc gia của Việt Nam , chúng ta cần giải đáp các câu hỏi : lợi ích của ta trong vấn đề đang xem xét là gì, tham gia nhƣ thế nào , mƣ́c độ nào , lộ trình nào để có lợi ích nhấ t cho đất nƣớc.

Cần tăng cƣờng nghiên cƣ́u , điều tra, khảo sát để nhận biết và đánh giá sát về những chuyển biến ở khu vực , về chính sách của các nƣớc , kể cả các nƣớc lớn đối với Đông Nam Á , tƣ̀ đó giúp ta xác định cá c chủ trƣơng và chính sách đối ngoại phù hợp . Ta cũng thấy rõ hơn nhƣ̃ng phƣ́c tạp Việt Nam đã và sẽ phải vƣợt qua , để tiếp tục triển khai tốt nhất chính sách khu vực ; tham gia có hiệu quả hơn vào hoạt động của ASEAN.

nhất cao trong nhận thƣ́c về tầm quan trọng chiến lƣợc của ASEAN đối với ta cũng nhƣ những lợi ích to lớn và thiết thực mà ta đƣợc khi tham gia hợp tác ASEAN, nên có nơi có lúc chƣa có sƣ̣ quan tâm và đầu tƣ thích đáng , nhất là về nhân lƣ̣c và tài chính cho việc tham gia các hoạt động của ASEAN . Mặt khác, nƣớc ta chƣa có chiến lƣợc tổng thể và đồng bộ về việc tham gia hợp tác ASEAN, do vậy sƣ̣ tham gia của ta tuy tích cƣ̣c nhƣng chƣa hoàn toàn chủ động; chất lƣợng và hiệu quả tham gia nhìn chung chƣa cao ; chƣa có nhiều đề xuất sáng kiến và dƣ̣ án khả thi để tranh thủ tối đa nhƣ̃ng lợi ích thiết thƣ̣ c trên các lĩnh vƣ̣c hợp tác mà ta có lợi ích trƣ̣c tiếp.

(3) Tham gia ASEAN là một quá trình hợp tác và đấu tranh , do vậy nƣớc ta cần tiếp tục kiên trì giƣ̃ vƣ̃ng các vấn đề thuộc về nguyên tắc , nhƣng linh hoạt về biện phá p và cách thƣ́c ; coi trọng củng cố đoàn kết và hợp tác ASEAN, nâng dần chất lƣợng của sƣ̣ “thống nhất trong đa dạng” của Hiệp hội, nhƣng trong một số trƣờng hợp cụ thể , ta không nhất thiết phải vì đoàn kết ASEAN mà để ảnh hƣởng đến lợi ích cơ bản của ta hoặc quan hệ của ta với các đối tác quan trọng bên ngoài . Nƣớc ta tiếp tục coi trọng việc củng cố và tăng cƣờng đoàn kết và hợp tác ASEAN trên cơ sở Hiệp ƣớc TAC ; kiên trì giƣ̃ vƣ̃ng các nguyên tắc cơ bản của ASEAN, nhất là nguyên tắc “đồng thuận” và “không can thiệp”, song tùy tƣ̀ng vấn đề cụ thể không nhạy cảm có thể linh hoạt xem xét các công thức khác để ra quyết định, kể cả bỏ phiếu.

(4) Nước ta cần chủ động tham gia đẩy mạnh hợp tác giữa ASEAN với các đối tác ngoái khu vực, nhất là về kinh tế - thương mại, nhằm tranh thủ tối đa sƣ̣ hợp tác và hỗ trợ của các nƣớc bên ngoài cho mục tiêu hòa bình và phát triển của ASEAN. Ta cần kiên trì giƣ̃ vƣ̃ng vai trò chủ đạo của ASEAN trong quá trình kiến tạo các cấu trúc khu vực đang nổi lên thông qua các diễn đàn khu vƣ̣c để tạo ra sƣ̣ tập hợp lƣ̣c lƣợng đa dạng và rộng lớn hơn theo hƣớng có lợi cho ASEAN và ta, tránh để một nƣớc lớn nào thao túng các vấn đề khu vƣ̣c.

vi khu vƣ̣c Đông Nam Á và 10 nƣớc thành viên , mà còn liên quan nhiều đến quan hệ và chính sách của các đối tác quan trọng bên ngoài ở khu vực (nhất là thông qua các khuôn khổ hợp tác ASEAN +1, ASEAN+3, EAS, ARF, …); có ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi ích an ninh và phát triển của ta cũng nhƣ việc triển khai chính sác h đối ngoại nói chung của ta . Vì vậy, trong khi tích cƣ̣c tham gia xây dƣ̣ng một ASEAN liên kết sâu rộng hơn và nâng cao vai trò quan trọng của Hiệp hội ở châu Á - Thái Bình Dƣơng , ta cần hạn chế sƣ̣ can thiệp và thao túng của cá c đối tác bên ngoài ; đồng thời xác lập vƣ̃ng chắc vai trò chủ chốt của Việt Nam trong ASEAN và trong quan hệ giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài.

(5) Tăng cường công tác chỉ đạo , tổ chức , tập trung nguồn lực (tài chính và cán bộ) cho việc tham gia AC.

Sƣ̣ chuẩn bị và sẵn sàng trong nội bộ ta có vai trò rất quan trọng để có thể tận dụng tối đa các cơ hội và hạn chế nhƣ̃ng khó khăn . Ta cũng cần sớm có chủ trƣơng , biện pháp xƣ̉ lý nhƣ̃ng khó khăn trong quá trình tham gia ASEAN, do sƣ̣ khác biệt về chế độ chính trị và trình độ phát triển kinh tế giƣ̃a ta và các nƣớc thành viên khác , để ta có thể chủ động tham gia hoạt động của ASEAN, tránh biến đây trở thành trở ngại duy nhất cho sự đồng thuận của ASEAN. Các hoạt động tham gia AC cần sự chỉ đạo tập trung thống nhất của Chính phủ; sƣ̣ tham gia tích cƣ̣c và phối hợp chặt chẽ của nhiều Bộ /ngành của ta, cũng nhƣ sự đầu tƣ thích đán g về nhân lƣ̣c và tài chính . Cần tăng cƣờng hơn nƣ̃a công tác chia sẻ thông tin giƣ̃a các ngành cũng nhƣ tuyên truyền rộng rãi cho các tầng lớp nhân dân về tình hình hợp tác ASEAN và sự tham gia của ta trong ASEAN

Một số kiến nghị đối với sự tham gia của Việt Nam vào AEC

(1) Tham gia tích cực hơn vào các mạng sản xuất quốc tế, nâng cao vị trí trong chuỗi giá trị

Khai thác cơ hội do việc hình thành AEC đem lại, Việt Nam nên tham gia tích cực hơn vào mạng sản xuất khu vực. Để thu hút đƣợc các phân đoạn

sản xuất quốc tế, Việt Nam cần có chiến lƣợc thu hút FDI trong đó chú trọng đến phát triển công nghiệp hỗ trợ. Tận dụng thời cơ do gia tăng dòng FDI mang lại khi AEC thành lập, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao vị trí của mình bằng cách nâng cấp cơ cấu công nghiệp theo hƣớng tăng tỷ trọng của ngành chế tạo ô tô, xe máy, điện tử và đóng tàu, tiến lên vị trí thƣợng nguồn (thiết kế mẫu mã, sản xuất đƣợc phụ liệu) trong ngành dệt may, da giầy.

(2) Nỗ lực thu hút FDI sử dụng chiến lược định hướng

Chiến lƣợc này lấy định hƣớng FDI xuất khẩu làm mục tiêu thu hút. Phƣơng pháp thu hút là phát triển ngành hậu cần, phát triển công nghiệp phụ trợ và áp dụng Marketing FDI.

Chiến lƣợc FDI của Việt Nam để thích ứng với việc thành lập AEC cần đặt trọng tâm vào thu hút các công ty đa quốc gia đƣa các công đoạn sản xuất của họ sang Việt Nam. Yếu tố cần thiết đầu tiên là phát triển hậu cần để kết nối các phân đoạn sản xuất với nhau. Tiếp theo để thu hút các phân đoạn sản xuất cần phải phát triển công nghiệp phụ trợ. Và cuối cùng cần phải có chiến lƣợc marketing khôn ngoan để lôi kéo các công ty đa quốc gia.

(3) Thu hút trụ sở chính khu vực của công ty đa quốc gia

Tự do hóa dịch vụ trong khuôn khổ AEC có thể thúc đẩy các công ty đa quốc gia tái xác định địa điểm các trụ sở chính khu vực. Việt Nam nên học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia Thái Lan và Trung Quốc (xây khu vực riêng cho trụ sở chính), Sinhgapore (ƣu đãi thuế cho trụ sở chính),… để lựa chọn chính sách phù hợp trong việc thu hút trụ sở chính của các công ty đa quốc gia đặt tại Việt Nam.

KẾT LUẬN

Chủ nghĩa kiến tạo xã hội cho rằng Cộng đồng ASEAN là một sự kiến tạo mang tính chất xã hội trong quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á. Theo đó, sự tiến triển nhận thức về cộng đồng thể hiện trên ba khía cạnh: về mặt nhận thức cần phải hình thành cộng đồng; về nguyên tắc và cơ cấu tổ chức; và về lộ trình tiến tới cộng đồng, trong hợp tác khu vực ở Đông Nam Á đóng vai trò quan trọng. Hiện tại, ASEAN đang triển khai một thứ “chính trị tốc độ” trong quá trình xây dựng AEC. Điều này thể hiện quyết tâm mạnh mẽ hơn bao giờ hết và quan trọng là không thể đảo ngƣợc đƣợc của các nhà lãnh đạo ASEAN đối với việc đẩy mạnh hội nhập khu vực và xây dựng một cộng đồng các quốc gia và dân tộc ở Đông Nam Á. Quyết tâm này của ASEAN không phải là không có cơ sở mà nó đƣợc dựa trên những thành tựu hội nhập quan trọng mà ASEAN đã đạt đƣợc trong hơn bốn thập kỷ qua trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa-xã hội và an ninh-chính trị.

Tháng 11 năm 2008, Hiến chƣơng ASEAN bắt đầu có hiệu lực và trở thành trụ cột thể chế của Cộng đồng ASEAN. Tại Hội nghị thƣợng đỉnh lần thứ 14, các nhà lãnh đạo ASEAN cũng đã thông qua bản Kế hoạch Cộng đồng ASEAN là sự kết hợp của ba bản Kế hoạch Cộng đồng Chính trị-An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN kèm theo Kế hoạch thực hiện Sáng kiến hội nhập ASEAN giai đoạn II (2009-2015). Xét về triển vọng, với những gì đang diễn ra thì có khả năng nhất AEC sẽ hình thành đúng thời hạn, nhƣng chỉ dừng lại ở mục tiêu khiêm tốn hơn và có thể một số nội dung đƣợc gác lại.

Hội nhập liên kết kinh tế ASEAN là một trong nhƣ̃ng trụ cột cơ bản của chiến lƣợc hội nhập quốc tế của Việt Nam . Việt Nam tham gia tích cực AEC là sƣ̣ kết hợp sƣ́c mạnh bên trong với bên ngoài , giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại . Việt Nam tham gia AEC trƣớc hết nhằm bảo vệ và phục vụ lợi ích quốc gia , tạo môi trƣờng khu vực thuận lợi cho phát triển đất nƣớc, và làm chỗ dƣ̣a để mở rộng quan hệ với bên ngoài và hội nhập quốc tế.

Trong thời gian tới , Việt Nam cần có các định hƣớng sau khi đóng góp và tham gia vào việc hình thành AEC:

 Thống nhất nhận thƣ́c tích cực về AEC và quán triệt quan điểm tích cực tham gia AEC

 Nỗ lực thiết lập vai trò chủ chốt của Việ t Nam trong quá trình xây dựng AEC

 Xác định rõ thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi tham gia AEC

 Tích cực nghiên cứu đề xuất các sáng kiến về mô hình và cơ chế hoạt động AEC

 Kết hợp đồng thời đổi mới kinh tế và hội nhập kinh tế vào AEC Lợi ích của Việt Nam gắn liền với lợi ích của ASEAN trong các liên kết khu vực rộng lớn hơn . Khu vƣ̣c Đông Nam Á và ASEAN là “cầu nối” quan trọng để Việt Nam bƣớc ra khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng và thế giới. Việt Nam chỉ có thể hội nhập tốt vào thể chế toàn cầu khi đã hội nhập tốt vào ASEAN. Vì vậy, nếu đặt AEC là hạt nhân của ASEAN thì Việt Nam cần nỗ lực tham gia vào quá trình xây dựng AEC từ các thể chế hiện hành của ASEAN để thể chế hợp tác kinh tế này phát huy tối đa nhất hiệu quả./.

Một phần của tài liệu Cộng đồng kinh tế ASEAN nhìn từ góc độ của chủ nghĩa kiến tạo và một số hàm ý chính sách cho Việt Nam (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)