Tiếp cận sự hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) dƣới góc độ của Chủ nghĩa kiến tạo

Một phần của tài liệu Cộng đồng kinh tế ASEAN nhìn từ góc độ của chủ nghĩa kiến tạo và một số hàm ý chính sách cho Việt Nam (Trang 41 - 44)

- Hội nhập kinh tế khu vực

2.2. Tiếp cận sự hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) dƣới góc độ của Chủ nghĩa kiến tạo

độ của Chủ nghĩa kiến tạo

Các nghiên cứu hiện nay thƣờng nêu hai quan điểm về sự hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Quan điểm thứ nhất cho rằng AEC là sự “phản ứng” chính sách của ASEAN trƣớc những thay đổi của bối cảnh quốc tế và khu vực. Quan điểm thứ hai cho rằng AEC là kết quả tất yếu khách quan của quá trình hợp tác kinh tế lâu dài giữa các nƣớc ASEAN. Nhƣ vậy, AEC sẽ là bƣớc phát triển tiếp theo của các chƣơng trình hợp tác kinh tế đã và đang đƣợc thực hiện trong ASEAN nhƣ AFTA, AICO, AFAS và AIA; đồng thời,

AEC đƣợc dự tính sẽ khác về chất so với những chƣơng trình hợp tác đó do có thể chế cao hơn và mức độ liên kết rộng và sâu hơn.

Chủ nghĩa kiến tạo xã hội cho rằng Cộng đồng kinh tế ASEAN là một sự kiến tạo mang tính chất xã hội (socially constructed) trong quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Nam Á. Giả thiết đƣa ra là: mặc dù AEC là bước phát triển tiếp theo của các chương trình hợp tác kinh tế đã và đang được thực hiện trong ASEAN song AEC hình thành không phải là kết quả tất yếu khách quan mà là do sự thay đổi về nhận thức đối với hợp tác kinh tế ở khu vực Đông Nam Á.

Theo đó, sự tiến triển nhận thức về cộng đồng trong hợp tác khu vực ở Đông Nam Á đóng vai trò quan trọng. Sự tiến triển này đƣợc thể hiện trên ba khía cạnh sau:

Sự tiến triển về mặt nhận thức cần phải hình thành cộng đồng

Ý tƣởng thành lập một tổ chức khu vực ở Đông Nam Á đã đƣợc thai nghén từ năm 1947 qua sáng kiến của lãnh tụ Miến Điện (Myanmar) U Aung San về thành lập một liên bang gồm các nƣớc Miến Điện, Thái lan, Đông Dƣơng, Inđônêxia, Philíppin và Malaixia nhằm mục đích hợp tác kinh tế. Tiếp đó là một loạt sáng kiến khác nhƣ của Inđônêxia năm 1954 về Khối đoàn kết liên Á (Pan-Asian Unity), của Philíppin về Liên minh Đông Nam Á (Southeast Asian Union) và của Thái lan về Liên minh các nƣớc theo Phật giáo gồm Thái lan, Miến Điện và Campuchia. Năm 1961, một tổ chức mang tên Hội Đông Nam Á (Association of Southeast Asia) đƣợc thành lập bao gồm Thái lan, Malaixia và Philíppin. Năm 1963, Hội Đông Nam Á tan rã và bị thay thế bởi tổ chức MAPHILIPINDO gồm Malaixia, Philíppin và Inđônêxia song tổ chức này cũng chỉ tồn tại đƣợc vài tháng. Những nỗ lực nhằm thành lập một tổ chức khu vực ở Đông Nam Á cho đến thời điểm đó đã thất bại khi tình hình khu vực còn phức tạp: Đông Nam Á bị lôi cuốn vào cuộc chiến tranh ở Đông Dƣơng; nhiều nƣớc còn mâu thuẫn với nhau sâu sắc về biên giới, lãnh thổ và sắc tộc; và các chính phủ cũng còn hết sức lo ngại về

tình trạng bất ổn và tan rã ngay tại chính đất nƣớc mình khi vừa mới giành đƣợc độc lập. Tất cả những điều này khiến cho thúc đẩy quan hệ hợp tác với các nƣớc láng giềng chƣa phải là mong muốn khát khao của các nhà lãnh đạo ở khu vực.

Năm 1967 ASEAN ra đời là một thành tựu hết sức lớn lao của các nỗ lực hợp tác giữa các quốc gia Đông Nam Á, gác lại những tranh chấp bất đồng, xây dựng lòng tin cậy lẫn nhau vì lợi ích chung của toàn khu vực. Tuyên bố Bangkok thành lập ASEAN năm 1967 đã nêu rõ hai mục đích cơ bản của ASEAN là hợp tác và tƣơng trợ lẫn nhau để 1) thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá ở khu vực; và 2) thúc đẩy hoà

bình và ổn định thông qua tôn trọng luật pháp trong quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chƣơng Liên Hợp Quốc (Ban thƣ ký ASEAN, Overview: ASEAN).

Mặc dù vậy, trong bối cảnh của thời kỳ Chiến tranh lạnh, quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á bị chi phối bởi tƣ tƣởng chính trị hiện thực về cân bằng quyền lực, và giữa các nƣớc trong khu vực còn có mối nghi kỵ lẫn nhau do khác biệt về ý thức hệ, các nhà lãnh đạo ASEAN đã tỏ ra rất thận trọng với sự hợp tác an ninh và chính trị vì các hình thức hợp tác khu vực liên quan đến an ninh và chính trị dễ bị đánh đồng với các liên minh chống lại một nƣớc nào đó hoặc là âm mƣu thao túng khu vực của các nƣớc lớn. Thay vào đó, ASEAN đã chú trọng phát triển hợp tác theo các “lĩnh vực chức năng” vốn ít nhạy cảm để giải tỏa mối quan ngại nói trên. Tuy nhiên, trải qua thời gian chính sự hợp tác chức năng, mà chủ yếu là kinh tế và văn hóa-xã hội, đã tạo ra sự tin cậy lẫn nhau ở Đông Nam Á, tạo ra nền móng cho quyết tâm phát triển toàn diện quan hệ hợp tác ASEAN và làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác này qua việc xây dựng một cộng đồng.

Trong suốt gần 35 năm (1967-1999), ASEAN đã dần dần mở rộng, kết nạp thêm các thành viên mới, và trở thành tổ chức gồm 10 quốc gia ở Đông Nam Á vào năm 1999. Các nhà lãnh đạo ASEAN nhận thức rõ hơn rằng mặc

dù ASEAN có thể vẫn giữ tên gọi nhƣ lúc ban đầu là “hiệp hội” các quốc gia, song ASEAN cần hƣớng tới một sự hội nhập cuối cùng là hình thành một “cộng đồng” các quốc gia, không chỉ trên lĩnh vực kinh tế mà cả các lĩnh vực văn hóa-xã hội và đặc biệt là an ninh-chính trị vốn từng bị tránh né. Đây chính là sự khẳng định mạnh mẽ nhất sự tồn tại, sức mạnh và đoàn kết của ASEAN trong bối cảnh toàn cầu hóa và khu vực hóa diễn ra sâu sắc, trƣớc sự tranh giành ảnh hƣởng của các nƣớc lớn và để giúp ASEAN hoạt động hiệu quả hơn, đóng góp tốt hơn cho an ninh, thịnh vƣợng và hài hòa xã hội ở Đông Nam Á và trên thế giới.

Trong Tầm nhìn ASEAN 2020 (thƣờng đƣợc biết đến là Tầm nhìn 2020) đƣợc thông qua vào năm 1997, các nhà lãnh đạo ASEAN đã nêu rõ: “Chúng tôi hình dung đến năm 2020 toàn bộ Đông Nam Á sẽ là một Cộng đồng ASEAN nhận thức được các mối liên hệ lịch sử của mình, hiểu rõ di sản văn hoá của mình và gắn bó với nhau bằng một bản sắc chung của khu vực”6.

Năm 2003 các nhà lãnh đạo ASEAN đã tuyên bố thành lập Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột: Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN (APSC); Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC); và Cộng đồng Văn hoá – Xã hội ASEAN (ASCC). APSC, AEC và ASCC có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và việc xây dựng thành công mỗi một cộng đồng là điều kiện quan trọng để xây dựng thành công cộng đồng khác. APSC nhằm duy trì hoà bình ổn định ở Đông Nam Á là điều kiện tiên quyết cho hợp tác kinh tế khu vực phát triển và thúc đẩy giao lƣu giữa những ngƣời dân ASEAN. Trong khi đó, AEC tạo ra sự tuỳ thuộc và ràng buộc lẫn nhau về lợi ích kinh tế buộc các nƣớc phải giải quyết xung đột bằng biện pháp hoà bình. ASCC tạo ra một “xã hội ASEAN” hài hoà và tin cậy lẫn nhau tuân theo những chuẩn mực và đạo đức chung là điều kiện cần thiết cho hoà bình và phát triển. Tuyên bố Hoà hợp ASEAN II thành lập Cộng đồng ASEAN nêu rõ: “Một Cộng đồng ASEAN sẽ được thiết lập với ba

Một phần của tài liệu Cộng đồng kinh tế ASEAN nhìn từ góc độ của chủ nghĩa kiến tạo và một số hàm ý chính sách cho Việt Nam (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)