CÔNG TY ĐẾN NĂM 2015
3.2.1. Phƣơng hƣớng và nhiệm vụ của Tổng công ty trong thời gian tới
Khi bước vào hoạt động kinh doanh, bất kỳ một công ty nào cũng đều phải xác định được mục tiêu kinh doanh cho thời gian tới. Trên cơ sở các mục tiêu đã đề ra, các công ty mới có thể xây dựng được các kế hoạch kinh doanh cũng như các chính sách cho từng thị trường để thực hiện.
Tổng công ty Thương mại Hà Nội trong thời gian qua tuy đạt được một số kết quả đáng kể nhưng vẫn chưa có được những bước tiến nhanh và vững chắc. TCT đã đề ra các chỉ tiêu mục tiêu ngắn hạn để thực hiện còn các kế hoạch kinh doanh dài hạn đang trong quá trình hình thành. Tuy nhiên, quan điểm kinh doanh của TCT trong những năm tới vẫn là tập trung xây dựng và phát triển các mối quan hệ bền vững với khách hàng. Trên cơ sở phân tích những thuận lợi và khó khăn của TCT trong điều kiện mới, ban lãnh đạo TCT đã đề ra phương hướng hoạt động của TCT trong thời gian tới như sau:
- Chú trọng mở rộng các mối quan hệ thương mại với các thị trường trong và ngoài nước.
- Khuyến khích nhiều biện pháp để tăng nhanh xuất khẩu hoặc liên doanh liên kết để xuất khẩu, phát triển các hình thức gửi bán, giới thiệu hàng hoá. Phát huy kinh nghiệm xuất nhập khẩu, cân đối giữa xuất và nhập đối với một số thị trường như Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc...
- Tiếp tục tập trung vào một số mặt hàng chủ lực theo hướng phát triển sản phẩm để giữ thị trường.
- Thực hành tiết kiệm chống lãng phí, phấn đấu giảm chi phí kinh doanh để tăng lợi nhuận.
- Tiếp tục thực hiện cơ chế khoán mà TCT đã đề ra, thực hiện phân phối tiền lương theo lợi nhuận để thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.
- Tiếp tục công tác đào tạo cán bộ, nhân viên cả về nghiệp vụ lẫn ngoại ngữ để tiến hành đổi mới cơ cấu lao động.
- Giải quyết dứt điểm các công nợ còn tồn đọng, tránh việc ách tắc vốn. Đối với hàng thủ công mỹ nghệ, TCT sẽ tập trung vào hai mặt hàng chủ yếu là mây tre đan và gốm sứ. Hàng mây tre sẽ được mở rộng theo hướng phát triển những sản phẩm có giá trị cao như bàn ghế, giường tủ...để nâng cao lợi nhuận. Còn mặt hàng thảm, tuy không là loại hàng xuất khẩu chính nhưng nếu khách hàng có yêu cầu, dù là đơn hàng có giá trị nhỏ thì TCT cũng sẽ cố gắng đáp ứng. Tuy nhiên, trong hàng thảm, TCT sẽ dành ưu tiên đối với thảm len vì thảm đay có giá trị rất thấp và không có nhiều khả năng phát triển... Trong thời gian tới, tiếp tục chú trọng công tác thị trường, tìm kiếm thị trường mới, tăng giá trị xuất khẩu ở những thị trường có khả năng cạnh tranh.
3.2.2. Phƣơng hƣớng và nhiệm vụ dài hạn
+ Đối với thị trường trong nước:
- Mạng lưới cửa hàng bán lẻ sẽ được thiết lập chủ yếu tại các đô thị lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh... để nắm bắt trực tiếp nhu cầu của thị trường trong nước.
- TCT sẽ liên kết với các công ty chưa có nhiều kinh nghiệm xuất nhập khẩu hoặc các công ty cần nhập khẩu loại hàng hoá ngoài lĩnh vực kinh doanh của họ, để tiêu thụ được hàng nhập khẩu của TCT.
- Một mặt TCT vẫn liên kết với các bạn hàng cũ để phát triển sản xuất kinh doanh, một mặt tìm kiếm các nguồn hàng mới làm đa dạng danh mục mặt hàng xuất khẩu.
+ Đối với thị trường ngoài nước:
- Mở rộng sang các thị trường ở châu Phi và Trung Đông
- Tiếp tục duy trì, củng cố và phát triển theo chiều sâu thị trường Nga, Nhật Bản, Mỹ các nước Đông Âu, một số nước trong khu vực Đông Bắc và Đông Nam Á. Giữ vững những thị trường này bằng cách phát triển sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm.
+ Đối với cơ cấu mặt hàng thủ công mỹ nghệ:
Bên cạnh yếu tố phân chia khu vực thị trường, xác định được đúng chủng loại mặt hàng cũng là một yếu tố quan trọng mang đến sự thành công của hoạt động kinh doanh. Do đó trong thời gian tới TCT xác định tập trung đầu tư vào 02 nhóm hàng, đó là:
- Nhóm thứ nhất tập trung vào các sản phẩm truyền thống có chất lượng trung bình, rẻ mà TCT đã xuất chạy trong những năm qua. Những sản phẩm này chủ yếu làm bằng chất lượng mây tre, lá bàng, buông, kỹ thuật đan đơn giản nhưng chắc chắn. Ví dụ như: Mũ cao bồi đi biển tập trung xuất vào các khu vực gần biển có thời tiết ôn đới nóng, phát triển du lịch quanh năm như Ohama, California, Los Angeles. Những sản phẩm như tấm lót tre, giỏ lá buông, lục bình đan; hàng bát tre cuốn, hàng bát gỗ tự nhiên, chậu gốm ngoài trời, vải trải bàn, nến, đồ sứ trong nhà dành cho các khu vực có nhiều người châu Á
- Nhóm thứ hai gồm những sản phẩm dành cho khu vực thị trường có thu nhập cao, chúng có chất lượng cao, đặc tính nổi trội được làm ra bởi các nghệ nhân có tay nghề giỏi, khéo léo. Đó là các sản phẩm đồ nội thất trong nhà như bàn ghế, giường tủ, tượng gốm sứ... chất lượng cao, tinh xảo. Bên cạnh những mặt hàng truyền thống hiện tại được cạnh tranh rất gay gắt, do các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước cũng như các TCT nước ngoài đều có khả năng cung cấp, TCT chú trọng tăng dần tỷ trọng và chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ sản phẩm có chất lượng cao.
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ Ở TỔNG CÔNG TY THƢƠNG MẠI KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ Ở TỔNG CÔNG TY THƢƠNG MẠI HÀ NỘI
3.3.1 Giải pháp về phía TCT
Trên cơ sở thực trạng phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở TCT Thương mại Hà Nội hiện đang gặp nhiều khó khăn, bài viết đưa ra một số biện pháp nhằm phát triển thị trường theo cả chiều rộng và chiều sâu.
3.3.1.1. Nhóm giải pháp về thị trường và sản phẩm thủ công mỹ nghệ +/ Tăng cường công tác nghiên cứu và dự báo thị trường +/ Tăng cường công tác nghiên cứu và dự báo thị trường
Trong hoạt động xuất nhập khẩu, vấn đề tìm kiếm thị trường, bạn hàng tiêu thụ giữ vai trò quan trọng hàng đầu, thành công trong việc phát triển thị trường cũng đồng nghĩa với việc đảm bảo lợi nhuận. Đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ, để mở rộng thị trường xuất khẩu, TCT phải nắm bắt được nhu cầu về chủng loại, số lượng, chất lượng, các đối thủ cạnh tranh các quy định pháp lý... tức là nghiên cứu các yếu tố từ môi trường khách quan ảnh hưởng tới khả năng hiện diện, tồn tại và phát triển của TCT trên các thị trường.
Như ta đã biết, nhu cầu hàng thủ công mỹ nghệ có xu hướng tăng lên cùng với sự tiến bộ phát triển của xã hội. Hàng thủ công mỹ nghệ được dùng nhằm thoả mãn nhu cầu cao cấp hơn là nhu cầu xã hội, nhu cầu thưởng thức cái đẹp. Do đó loại sản phẩm, số lượng sản phẩm tiêu thụ được sẽ phụ thuộc vào trào lưu tiêu dùng, quan niệm về cái đẹp ở từng thị trường. Ở Châu Âu, người dân đã sử dụng hàng thủ công mỹ nghệ từ lâu đời, nhất là các loại thảm, đồ gốm sứ, thuỷ tinh.. trong khi đó tại khu vực châu Á: Nhật, Singapo, Hàn quốc... xu hướng này mới chỉ nhen nhóm và phát triển trong thời gian gần đây. Việc nghiên cứu thị trường cần chỉ ra được thị hiếu của người dân ở từng nơi về sản phẩm, kiểu dáng và hoa văn trang trí để TCT có những điều chỉnh về sản phẩm.
Phục vụ lễ hội của các nước cũng là một hướng quan trọng để TCT thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Trên thế giới có rất nhiều các lễ hội lớn của các
dân tộc và mỗi dịp lễ hội chính là cơ hội để tiêu thụ các loại hàng hoá, trong đó có hàng thủ công mỹ nghệ. Vào mùa giáng sinh, các nước châu Âu thường nhập một số lượng lớn các sản phẩm như các loại tượng nhỏ, vật trang trí tường, các sản phẩm làm từ cói hay mây tre đan. Điều này cho thấy nếu như TCT tổ chức tốt công tác nghiên cứu, nắm bắt được nhu cầu, cung ứng được những sản phẩm phù hợp với từng lễ hội về ăn mặc, trò chơi giải trí, vật lưu niệm... thì khả năng tiêu thụ là rất lớn.
Đối với các thị trường quen thuộc như Nhật, Chile, Đức... yếu tố lạ độc đáo của sản phẩm truyền thống sẽ dần mất đi sự hấp dẫn, mà thay vào đó người tiêu dùng sẽ quay sang các sản phẩm mới lạ hơn. Do đó các kết quả nghiên cứu thị trường cần chỉ ra xu hướng thay đổi của nhu cầu trên thị trường để TCT có những cách ứng phó thích hợp.
Đa số các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được dùng để phục vụ nhu cầu trong gia đình như bàn ghế, tủ, thảm, giỏ lẵng... nên việc nghiên cứu thị trường cần tập trung vào tầng lớp xã hội, điều kiện sống của các gia đình. Trong đó, đặc biệt chú ý đến vai trò của người phụ nữ chịu trách nhiệm chi tiêu mua sắm vì các sản phẩm này không quá quan trọng và người phụ nữ thường là người quyết định mua.
Nghiên cứu thị trường, TCT còn cần nghiên cứu khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp khác, xác định khả năng cung ứng sản phẩm như thế nào với chất lượng, giá cả ra sao và mức độ chiếm lĩnh thị trường, các biện pháp cạnh tranh họ đang sử dụng...
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam khác, sản phẩm của họ cũng thường tương tự như của TCT về chất lượng, mẫu mã. Điều mà TCT cần chú trọng đó là sự cạnh tranh về giá - một biện pháp mà các TCT Việt Nam thường hay sử dụng. Trong các hội chợ quốc tế, các TCT của Việt Nam nên hợp tác với nhau để thuê các gian hàng một cách tập trung. Điều này sẽ tăng khả năng cạnh tranh của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Trong số các đối thủ nước ngoài, TCT cần chú ý đến các TCT từ Philippin, Trung Quốc, Thái Lan, Indonexia... Đây là bốn quốc gia xuất khẩu hàng mây tre với
khối lượng lớn - mặt hàng kinh doanh chính của TCT. Hàng hoá của TCT không thua kém nhiều về chất lượng nhưng mẫu mã, giá cả thì yếu thế hơn. Philipin có cả một trung tâm nghiên cứu, thiết kế mẫu mã và phát triển sản phẩm nên sản phẩm của họ bắt nhịp được với sự thay đổi của thị trường. Các quốc gia khác cũng có những hỗ trợ về tài chính nên các TCT của họ có nhiều lợi thế.
Trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu thị trường, các đối thủ cạnh tranh, TCT nên so sánh các điểm mạnh, điểm yếu của mình và của đối thủ, từ đó xác định thị trường trọng điểm của mình.
Tiếp tục tăng cường việc nghiên cứu thị trường, TCT không nên chỉ dựa vào các nguồn tin có sẵn hoặc từ các trung tâm xúc tiến thương mại mà nên cử các cán bộ có năng lực làm đại diện tại nước ngoài, đi thăm dò nghiên cứu qua các đợt công tác ngắn. Như vậy, hiệu quả sẽ cao hơn và TCT sẽ nắm bắt tốt hơn nhu cầu của thị trường.
+/ Xây dựng chính sách phát triển phù hợp với từng thị trường
Sau khi nghiên cứu về tình hình thị trường, TCT nên xây dựng các chiến lược kinh doanh cho từng khu vực, từng nước.
Đối với thị trường khu vực Đông Á: Đây là thị trường kinh doanh chủ yếu, quen thuộc của nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng như của một số nước lân cận. Khu vực Đông Á có nhu cầu tương đối lớn về nhiều loại hàng thủ công mỹ nghệ khác nhau, lại có vị trí địa lí thuận lợi nên hầu hết các TCT đều lấy đây là thị trường trọng điểm. Do đó, cạnh tranh trên thị trường này rất khốc liệt và thường cạnh tranh bằng giá là chủ yếu.
Thị trường Nhật, Đài Loan đang giảm dần nhu cầu nhập hàng mây tre và gốm sứ do mẫu mã, kiểu dáng không thay đổi nhiều. Vì thế, để duy trì hai thị trường này, TCT phải nghiên cứu đưa ra những sản phẩm mới, kết hợp được tính hiện đại và tính truyền thống. Nói cách khác, TCT phải áp dụng chiến lược phát triển sản phẩm ở đây. Ngoài ra, TCT cũng có thể mở rộng mặt hàng xuất như chào hàng may mặc bằng chất liệu thổ cẩm vì khách du lịch Nhật khi sang Việt Nam thường rất thích và tìm mua mặt hàng này.
Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công sang Nhật, TCT phải có phương thức và kênh bán hàng phù hợp như thông qua chi nhánh của mình tại Nhật hoặc tham gia giới thiệu các sản phẩm tại trung tâm Việt Nam Square đặt tại Ôsaka. Mặt khác, TCT có thể liên hệ với các cửa hàng lớn của Nhật nên TCT có thể hiểu rõ hơn nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Đối với thị trường Hàn Quốc, nhu cầu của thị trường này tập trung nhiều vào hàng mây tre và chưa có dấu hiệu bão hoà. Vì vậy, TCT vẫn có thể khai thác những mặt hàng hiện tại nhưng giá cả phải cạnh tranh được với hàng của Trung Quốc và Inđônêxia. Hàng hóa xuất sang thị trường Hàn Quốc, không cần quá tập trung vào chất lượng mà nên tập trung vào giá cả và các biện pháp xúc tiến.
Đối với thị trường Châu Âu: Gần đây, nhờ xúc tiến tích cực của Chính phủ, thị trường Tây Âu không còn quá xa đối với TCT và doanh nghiệp kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ khác. Để mở rộng thị trường sang khu vực này, TCT cần tập trung vào các hoạt động quảng cáo trên các tạp chí thương mại, tích cực gửi chào hàng, giới thiệu hàng hoá tại các hội chợ, triển lãm. Song song với quá trình này, TCT nên tìm kiếm đối tác qua các trung gian.
Hàng năm, tại châu Âu thường diễn ra các hội chợ hàng tiêu dùng cao cấp có uy tín. Hàng trưng bày chủ yếu là các mặt hàng như gốm sứ, thuỷ tinh, trang sức vàng bạc, đồ nội thất, hàng mây tre, thủ công mỹ nghệ dành cho các nước phát triển. Tham dự những hội chợ như thế, TCT chỉ có thể cạnh tranh bằng tính thủ công và truyền thống chứ không bằng tính hiện đại. Hàng hoá giới thiệu nên tập trung vào các mặt hàng gốm sứ, gỗ mỹ nghệ và đồ nội thất bằng mây tre đan - những mặt hàng sử dụng nguyên liệu của xứ nhiệt đới.
Phát triển sang thị trường này, giá cả hàng hoá không là điều quá quan trọng mà các sản phẩm phải đảm bảo có chất lượng cao. Vì thế nguyên liệu phải được xử lí tốt để tránh tình trạng gặp điều kiện khí hậu khô lạnh, sản phẩm bị cong vênh, nứt nẻ...hoặc bị mốc khi trời ẩm. Ngoài ra, TCT phải áp dụng chính sách phát triển sản phẩm theo hướng đa dạng mẫu mã, đưa ra các loại hàng độc đáo.
Đối với thị trường Đông Âu, TCT nên chú trọng nối lại các mối quan hệ với các bạn hàng cũ. Yêu cầu về chất lượng ở thị trường này không cao như thị trường Tây Âu nhưng đòi hỏi TCT phải thay đổi cung cách và phương thức làm ăn so với trước đây. Các sản phẩm cung ứng không nên rập khuôn như trước mà phải thay đổi kiểu dáng cho phù hợp với từng thị trường.
Đối với thị trường Châu Mỹ: Tại thị trường Bắc Mỹ, TCT mới chỉ cung ứng được một lượng đồ gốm sứ, mây tre vào Mỹ mà chưa có đủ khả năng để phát triển theo chiều sâu do không cạnh tranh nổi về giá.
Canada là một thị trường có nhiều tiềm năng nhưng TCT dường như chưa