Kể từ khi thành lập, TCT đã có quan hệ với khách hàng trên 70 nước và trao đổi buôn bán trực tiếp với 60 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau trên toàn thế giới, tập trung vào 3 khu vực chính: Đông Á, Châu Mỹ và Châu Âu [13].
Thị trường Đông Á: hàng thủ công mỹ nghệ của TCT xuất hiện tại một số nước như: Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Thái Lan, HongKong… Nhật trở thành bạn hàng của TCT từ những năm đầu mới thành lập. Thị trường này thường có cầu về các mặt hàng mây tre như: khay mây, ghế tre, đệm lục bình, dép, giỏ tre, lá buông, mành trúc, thảm cói… và các sản phẩm về gỗ như: khay gỗ, hộp gỗ, guốc gỗ, đòn gỗ… Tuy nhiên do đòi hỏi tính thẩm mỹ và chất lượng hàng hóa cao đồng thời TCT lại phải cạnh tranh với chính các công ty trong và ngoài nước nên số lượng xuất sang thị trường Nhật thường không lớn và không
2006, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang Nhật đạt 222.329,98 USD nhưng đến những năm 2009-2010 con số này đã gấp đôi (Hình 2.6). So với tiềm năng dồi dào của thị trường này thì khả năng xuất khẩu của TCT còn nhỏ. Nhật là thị trường xuất khẩu chính không chỉ của Việt Nam mà còn của các nước như Trung Quốc, Inđonêxia, Philippin... nên cạnh tranh rất gay gắt, các Công ty Nhật chuyển sang quan hệ trực tiếp với các đơn vị chuyên sản xuất hoặc kinh doanh các loại mặt hàng này nên khả năng phát triển thị trường của TCT tại đây còn gặp nhiều khó khăn. Hiện TCT đang có kế hoạch đẩy mạnh hơn nữa vào thị trường này bằng các sản phẩm mây tre, gốm có tính thẩm mỹ và chất lượng cao; phát triển một số mặt hàng mới như khăn thêu, tấm thêu.
0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 450000 500000 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Hình 2.6: Kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty sang thị trƣờng Nhật Bản giai đoạn 2005-2010
(Đơn vị: USD)
Nguồn: Báo cáo tổng hợp kim ngạch xuất khẩu của TTXKPB, TCT Thương mại Hà Nội, các năm 2005, 2006, 2007, 2008 , 2009, 2010
Đài Loan, Hàn Quốc hiện là hai thị trường có tiềm năng, nhu cầu về hàng thủ công mỹ nghệ ở đây khá lớn, chủ yếu là đối với mặt hàng mây tre, mũ lá, lẵng giỏ hoa, các con giống về đồ gốm mỹ nghệ, gốm sứ (Đài Loan). Hai thị trường này
không yêu cầu cao về chất lượng như thị trường Nhật hay Tây Âu và các sản phẩm xuất sang thường là các sản phẩm thông dụng nên giá trị hàng xuất không lớn.
Singapore trong những năm vừa qua cũng đều đặn đặt hàng của TCT. Các mặt hàng chủ yếu là đồ gỗ, các loại nước xả, dầu gội. Số lượng đơn hàng và kim ngạch tuy không lớn nhưng tăng dần theo các năm. Năm 2010, tổng kim ngạch đạt xấp xỉ 100.000 USD [13].
Thị trường Đông Á là thị trường có nhiều lợi thế cạnh tranh về địa lý, có nhiều tương đồng về phong tục tập quán và đã xây dựng được mối quan hệ buôn bán lâu dài với TCT nên TCT hết sức chú trọng duy trì mối quan hệ, uy tín đồng thời đầu tư mở rộng thị trường và đa dạng các mặt hàng để tăng lợi nhuận.
Thị trường Châu Âu: Đây là khu vực có nền kinh tế phát triển nhất thế giới, có lượng khách hàng tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ khá lớn và yêu cầu về chất lượng khá cao, nhu cầu đa dạng.
Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang một số thị trƣờng khu vực Châu Âu giai đoạn 2005-2010
(Đơn vị : 1000 USD)
Thị trƣờng 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Nga 229,928 185,004 465,095 375,492 475,449 447,169
Italia 52,294 3,538 12,967 4,230
Đức 13,487 15,398 23,468 53,678 35,600 62,597
Tây Ban Nha 10,687 36,530 16,367
Hà Lan 6,736 72,798 45,247 28,451 49,462 Serbia 3,479 50,786 81,307 65,291 74,494 Anh 10,542 16,837 Đan Mạch 21,719 22,347 Latavia 72,617 83,886 65,12 Netheland 44,12 49,043 35,69 Uruguay 8,20 10,103 15,03 Hungary 4,176 22,041
Nguồn: Báo cáo tổng hợp kim ngạch xuất khẩu của TTXKPB, TCT Thương mại Hà Nội, các năm 2005, 2006, 2007, 2008 , 2009, 2010
Số liệu trong bảng 2.3 cho thấy kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Châu Âu khá lớn, ổn định tăng dần qua các năm. Trong đó, Nga là thị trường lâu năm, hiện nay TCT có văn phòng đại diện đặt tại Nga. Hàng năm kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm tới thị trường này rất lớn, không chỉ riêng nhóm hàng thủ công mỹ nghệ. Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này tăng dần theo các năm. Nếu như năm 2005, trị giá kim ngạch đạt 229.928 USD thì đến năm 2010 tăng lên 447.169 USD. Năm 2009, 2010 đã có thêm rất nhiều khách hàng mới và các đơn hàng mới.
TCT đang tiếp tục đầu tư hơn nữa cho thị trường này, vì đây là một thị trường vô cùng tiềm năng, bởi nền kinh tế Nga đang ngày càng lớn mạnh hơn
Các nước Tây Âu có truyền thống dùng hàng thủ công mỹ nghệ từ lâu đời nhưng còn ít biết đến hàng Việt Nam, do hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam chỉ mới bắt đầu xâm nhập thị trường này từ những năm 80. Các sản phẩm của TCT cũng đã sớm có mặt tại Italia, Đức, Đan Mạch…
Thị trường Châu Mỹ: Đây là một thị trường lớn đầy hứa hẹn bao gồm các nước Mỹ, Canada, Argentina, Chilê, Brasil..., tuy điều kiện văn hoá có nhiều nét khác Việt Nam, nhưng hàng thủ công mỹ nghệ của TCT khá được ưa chuộng tại thị trường này. Theo hình 2.7, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ xuất sang thị trường này khá lớn, năm 2006 là gần 750.000 USD nhưng bước sang năm 2007 bắt đầu giảm dần và đặc biệt 2008-2010 kim ngạch bị giảm sút do nước Mỹ bước vào giai đoạn khủng hoảng tài chính, nhu cầu tiêu dùng co lại và tỉ giá hối đoái của đồng VND/USD biến động mạnh, nên các đơn hàng của khách Mỹ giảm nhiều, đặc biệt là các mặt hàng mũ. Do tỉ giá giao dịch thấp, nên giá chào cho khách hàng cao, khách Mỹ chuyển sang đặt hàng của nhà cung cấp Trung Quốc với giá chào cạnh tranh hơn 20-30% khiến cho lượng đặt hàng giảm, kim ngạch chỉ còn 470.012 USD năm 2008 và 290.768 USD năm 2009. Các sản phẩm của TCT được thị trường này rất ưa chuộng là mây tre lá, đồ gỗ gia dụng, gốm sứ mỹ nghệ. Tuy nhiên, để đứng vững trước sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài vào thị trường tiềm năng này, TCT cần có chiến lược kinh doanh thích hợp, đồng thời đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định và giao hàng đúng hẹn.
0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Hình 2.7: Kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty sang thị trƣờng châu Mỹ giai đoạn 2005-2010
(Đơn vị: USD)
Nguồn: Báo cáo tổng hợp kim ngạch xuất khẩu của TTXKPB, các năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010