Đặc điểm hàng thủ công mỹ nghệ

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Trang 34)

Hàng thủ công mỹ nghệ là những mặt hàng thuộc các ngành nghề truyền thống được truyền từ đời này sang đời khác. Chúng được tạo ra nhờ sự khéo léo của các thợ thủ công, sản xuất bằng tay là chủ yếu nên các sản phẩm có chất lượng

không đồng đều, khó tiêu chuẩn hoá. Tuy nhiên, các sản phẩm này thường rất tinh xảo và độc đáo.

Hàng thủ công mỹ nghệ thường chứa đựng các yếu tố văn hoá một cách đậm nét vì chúng là những sản phẩm truyền thống của dân tộc. Mỗi dân tộc đều có một nền văn hoá riêng và có cách thể hiện riêng qua hình thái, sắc thái sản phẩm. Chính điều này đã tạo nên sự độc đáo, khác biệt giữa các sản phẩm dù có cùng chất liệu ở các quốc gia khác nhau.

Nhìn chung, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đều thể hiện mảng đời sống hiện thực, văn hoá tinh thần với sắc màu đa dạng hoà quyện, mang tính nghệ thuật đặc sắc. Do đó, chúng không chỉ là những vật phẩm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong cuộc sống hàng ngày mà còn là những sản phẩm phục vụ đời sống tinh thần, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của các dân tộc.

Với sự phát triển của cuộc sống, nhu cầu về sản phẩm thủ công mỹ nghệ ngày càng cao. Mặc dù khoa học công nghệ cho phép sản xuất ra nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú và đẹp nhưng các sản phẩm này thường được sản xuất hàng loạt, mang tính đồng nhất, chính xác đến từng chi tiết nên biểu cảm tính nghệ thuật không nhiều. Bởi vậy, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ dù tinh xảo hay mộc mạc đều khẳng định được chỗ đứng trong đời sống con người.

Ở Việt Nam, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ gần đây đang khởi sắc do nhu cầu tiêu dùng trong nước và cho xuất khẩu đều tăng lên. Cùng với sự mở rộng quan hệ giao lưu văn hoá, kinh tế giữa các nước trên thế giới, hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã có mặt trên thị trường nhiều nước châu Âu, Đông Á, Mỹ và Nam Mỹ. Do vậy, quan tâm và có chính sách thoả đáng phát triển các ngành nghề này, mở rộng thị trường xuất khẩu là thiết thực bảo tồn và phát triển một trong những di sản văn hoá quý giá của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh ý nghĩa góp phần truyền bá, giới thiệu văn hoá truyền thống ra thế giới, việc đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này còn góp phần tạo ra một lượng lớn công ăn việc làm, giải quyết tình trạng dư thừa lao động, nhất là ở nông thôn trong thời gian nông nhàn, giúp họ có thêm thu nhập góp phần xoá đói giảm nghèo.

1.2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển thị trƣờng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động kinh doanh trên thị trường thường chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Để ra quyết định chiến lược và quyết sách đúng trong quá trình lựa chọn cơ hội hấp dẫn và tiến hành các hoạt động khai thác các cơ hội đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu các yếu tố này. Thông thường các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường của doanh nghiệp được chia thành hai nhóm: Nhóm các yếu tố khách quan và nhóm các yếu tố chủ quan.

1.2.2.1. Các yếu tố khách quan

Các yếu tố khách quan là các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp như khách hàng, các đối thủ cạnh tranh, luật pháp, chính trị... Và doanh nghiệp không thể điều khiển chúng theo ý muốn của mình. Doanh nghiệp chỉ có thể cố gắng thích ứng một cách tốt nhất với xu hướng vận động của chúng. Nếu không doanh nghiệp không những không phát triển được thị trường, nâng cao được vị thế của mình mà còn có thể bị mất thị phần hiện tại hoặc bị đào thải khỏi thị trường.

a. Khách hàng và các yếu tố thuộc về văn hoá xã hội.

Đây là yếu tố đầu tiên và cũng là yếu tố quyết định đến khả năng tiêu thụ hàng hoá nói chung và mặt hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng.

Như ta đã biết, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ không chỉ là những sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng thông thường mà còn có tính nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của người tiêu dùng. Chính vì vậy đời sống được nâng cao đã kéo theo sự gia tăng nhu cầu về các sản phẩm này. Ở những nước có nền kinh tế phát triển như châu Âu, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc... nhu cầu về hàng thủ công mỹ nghệ khá lớn.

Khả năng tiêu thụ các sản phẩm thủ công mỹ nghệ còn rộng mở hơn nhất là khi người tiêu dùng đang có xu hướng bảo vệ thiên nhiên, trở về gần gũi với thiên nhiên thông qua việc sử dụng các sản phẩm được làm từ chất liệu tự nhiên như các đồ dùng mây, tre, cói, đay thay cho các sản phẩm từ plastic, thuỷ tinh, sợi nhân

tạo... Mặt khác, sự phát triển giao lưu kinh tế, văn hoá cũng góp phần đẩy mạnh tiêu thụ, truyền bá, giới thiệu mặt hàng này tới những thị trường giàu tiềm năng.

Tóm lại, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm thủ công mỹ nghệ nói chung có xu hướng ngày càng tăng. Tuy nhiên, khi dự định đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường nào, doanh nghiệp cần phải đặc biệt chú ý đến các yếu tố văn hoá – xã hội của thị trường đó.

Trước hết, doanh nghiệp nên xem xét đến yếu tố truyền thống, tập quán sử dụng hàng hóa của mỗi thị trường. Ở châu Âu, nhiều gia đình thường sử dụng thảm để trải sàn, một số nước Đông Âu lại hay sử dụng các sản phẩm thêu ren, còn ở Nhật, Hàn Quốc, người dân rất ưa chuộng những vật phẩm bằng mây, tre, cói... Chính những tập quán sử dụng này sẽ là gợi ý cho doanh nghiệp nên kinh doanh mặt hàng gì ở thị trường nào.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần chú ý đến quy mô dân số của thị trường tiêu thụ vì nó sẽ ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm có thể tiêu thụ được... Thông thường quy mô dân số càng lớn thì khả năng tiêu thụ càng lớn và ngược lại. Doanh nghiệp cần phân ra khách hàng của mình thành các nhóm theo các tiêu thức khác nhau như độ tuổi, cơ cấu gia đình và nhóm các tổ chức, từ đó, xem xét quy mô của mỗi nhóm. Cũng như những mặt hàng khác, khả năng tiêu thụ của hàng thủ công mỹ nghệ cũng phụ thuộc vào thu nhập, mức sống và địa vị xã hội của người tiêu dùng. Tuỳ theo khả năng tài chính, vị trí xã hội của mình mà người tiêu dùng lựa chọn loại sản phẩm với chất lượng, cách thức phục vụ.

b. Môi trường cạnh tranh

Khi cung ứng các sản phẩm thủ công mỹ nghệ ra thị trường thế giới, doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhiều đối thủ: các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở nước đó, các doanh nghiệp từ nhiều quốc gia khác và các doanh nghiệp cùng nước với nhau.

Sự cạnh tranh ở cấp độ đầu tiên diễn ra với các sản phẩm công nghiệp có cùng công dụng: đó là sự cạnh tranh giữa các sản phẩm với nhau để cùng thoả mãn một mong muốn. Các sản phẩm công nghiệp do được sản xuất bằng máy móc thiết

bị, sản xuất hàng loạt nên có chất lượng đồng đều, tốt, giá thành lại rẻ, kiểu dáng cũng đa dạng. Do đó, cạnh tranh với sản phẩm công nghiệp, các sản phẩm thủ công thường lấy cái truyền thống để cạnh tranh với cái hiện đại. Hầu hết các quốc gia đều có những ngành nghề thủ công truyền thống, trong đó phổ biến là nghề gốm, đan lát, dệt, đúc tạc... Thế nhưng, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các quốc gia có sự khác biệt dù chúng cùng thuộc một ngành. Sự khác biệt này thể hiện qua hình dáng, hoa văn sản phẩm và được xuất phát từ các quan niệm nhân sinh quan, các tư tưởng, phong tục tập quán khác nhau giữa các dân tộc. Vì vậy, trên thị trường quốc tế sự cạnh tranh giữa các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đến từ các quốc gia khác nhau là sự cạnh tranh về sự độc đáo, về văn hoá biểu hiện qua sản phẩm.

Ngoài ra, khi xuất khẩu sang một thị trường, doanh nghiệp còn phải cạnh tranh với những doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trong đó, có một số nước mà các sản phẩm của họ không khác biệt nhiều so với của Việt Nam. Lúc này, sự cạnh tranh diễn ra ở cấp độ gay gắt hơn và các doanh nghiệp thường phải sử dụng các biện pháp cạnh tranh bằng chất lượng, giá cả, dịch vụ.

Tuỳ theo số lượng đối thủ trên thị trường mà người ta xác định mức độ khốc liệt của cạnh tranh. Cạnh tranh ngày càng gay gắt, khả năng chiếm lĩnh phát triển thị trường của doanh nghiệp càng trở nên khó khăn. Cho nên doanh nghiệp cần xác định trạng thái cạnh tranh trên thị trường là cạnh tranh thuần tuý, hỗn tạp, hay cạnh tranh độc quyền để xác định vị thế của mình và của các đối thủ. Từ đó, tính chất, độ đa dạng, giá cả của sản phẩm cũng như quy mô khối lượng doanh nghiệp cung ứng ra thị trường sẽ được quyết định.

c. Môi trường chính trị, luật pháp.

Yếu tố chính trị có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Môi trường chính trị trong nước cũng như ở thị trường xuất khẩu ổn định là điều kiện thuận lợi để cho doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, yếu tố luật pháp cũng như các quy định của chính phủ là các yếu tố doanh nghiệp buộc phải tuân theo nên chúng chi phối nhiều tới khả năng mở rộng thị trường của doanh nghiệp.

d. Môi trường kinh tế.

Các yếu tố tốc độ phát triển kinh tế, tình hình lạm phát, sự ổn định tỷ giá, hệ thống thuế thuộc môi trường kinh tế là các yếu tố chủ yếu tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Nền kinh tế của quốc gia đó tăng trưởng hay giảm sút sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân qua thu nhập và cách phân bổ thu nhập, tác động tới khả năng mở rộng hay thu hẹp quy mô thị trường của doanh nghiệp.

Ngoài ra, ta còn có thể kể đến một số yếu tố thuộc môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu, tăng thị phần của doanh nghiệp như yếu tố khoa học công nghệ, môi trường sinh thái, địa lý.

1.2.2.2. Các yếu tố chủ quan.

Nhóm các yếu tố chủ quan là các yếu tố thuộc về tiềm lực của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể kiểm soát ở một mức độ nào đó như: yếu tố tài chính, con người, trình độ khoa học kỹ thuật, tài sản vô hình của doanh nghiệp... Việc khai thác các cơ hội kinh doanh có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào các tiềm lực này ở thời điểm hiện tại và trong tương lai. Do vậy các doanh nghiệp luôn có các chính sách nghiên cứu và phát triển các tiềm năng của mình. Đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ, khả năng phát triển thị trường phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố sau:

- Năng lực hoạch định chiến lược của ban lãnh đạo: Hàng thủ công mỹ nghệ của doanh nghiệp có được chú ý phát triển hay không và phát triển ở thị trường nào trước hết phụ thuộc vào mục tiêu của ban lãnh đạo và sự kiên định theo đuổi mục tiêu đó. Khả năng kinh doanh ở mỗi thị trường có độ may rủi cao, thấp khác nhau và mỗi nhà lãnh đạo có thể chấp nhận may rủi ở những mức độ khác nhau và điều này ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn cơ hội kinh doanh.

- Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp: Là yếu tố quan trọng phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối quản lý có hiệu quả các nguồn vốn. Tiềm

hữu, vốn huy động, tỷ lệ tái đầu tư từ lợi nhuận, khả năng chi trả nợ của doanh nghiệp. Quy mô của vốn phản ánh quy mô của doanh nghiệp và quy mô cơ hội doanh nghiệp có thể khai thác được. Doanh nghiệp không thể cung ứng đủ hàng hoá nếu tất cả số vốn huy động được không đủ để sản xuất, thu mua theo đúng số lượng, chất lượng khách hàng yêu cầu. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, các chi phí cho các hoạt động tìm hiểu thị trường, tham dự triển lãm quốc tế thường rất cao cho nên sự hạn chế đầu tư cho các hoạt động marketing sẽ dẫn đến khó khăn trong cạnh tranh và phát triển thị trường.

- Sản phẩm của doanh nghiệp: Vì sản phẩm là đối tượng được trực tiếp tiêu dùng, được đánh giá về chất lượng mẫu mã nên nó chính là nhân tố quyết định khiến người tiêu dùng mua sản phẩm. Để mở rộng được thị trường của mình, các sản phẩm của doanh nghiệp trước hết phải có chất lượng kiểu dáng phù hợp với thị hiếu nhu cầu của khách hàng.

Ngoài việc cạnh tranh bằng sản phẩm, các doanh nghiệp thường cạnh tranh bằng giá cả nhất là những sản phẩm tương tự nhau. Trên thị trường thế giới do số lượng người cung ứng nhiều trong khi cầu về mặt hàng này lại có hạn nên cạnh tranh bằng giá cả diễn ra khá gay gắt. Mức giá doanh nghiệp đưa ra phải tính đến sự cạnh tranh trên thị trường, nhất là với những sản phẩm tương tự như của đối thủ, mức giá phải thấp hơn thì mới tiêu thụ được sản phẩm. Việc duy trì và phát triển thị trường của doanh nghiệp phụ thuộc vào nỗ lực giảm các chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm hay liên kết giữa các doanh nghiệp trong cùng một nước để có sức cạnh tranh mạnh hơn.

- Khả năng kiểm soát, chi phối độ tin cậy của nguồn cung cấp hàng hoá: Với các doanh nghiệp thương mại kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, nguồn hàng cho xuất khẩu chủ yếu là thu mua từ các chân hàng: các hợp tác xã, các làng nghề, hộ gia đình hoặc doanh nghiệp sản xuất. Khả năng kiểm soát nguồn cung cấp hàng hoá ảnh hưởng đến đầu vào của doanh nghiệp và tác động mạnh mẽ đến kết quả thực hiện các hoạt động kinh doanh cũng như ở khâu cuối cùng là tiêu thụ sản phẩm. Việc kiểm soát chi phối nguồn hàng tốt sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp chủ

động về nguồn cung cấp: an tâm về chất lượng hàng hoá, số lượng hàng hoá cũng như bảo đảm được tiến độ giao hàng cho khách,

- Con người và tiềm lực vô hình của doanh nghiệp: Nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp nói chung và công tác phát triển thị trường nói riêng. Bởi vì, chính con người thu thập các thông tin đầu vào để hoạch định mục tiêu, lựa chọn và thực hiện các chiến lược thị trường của doanh nghiệp. Công việc được thực hiện tốt đến đâu phụ thuộc vào trình độ của các cán bộ nhân viên.

Bên cạnh yếu tố con người, tiềm lực vô hình cũng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng bán hàng của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp tạo dựng được một ấn tượng tốt cho khách hàng đối với việc cung ứng các sản phẩm tốt, giá cả phải chăng, thực hiện đầy đủ các thoả thuận thì khách hàng thường có xu hướng ưu tiên chọn doanh nghiệp cho những lần mua sau. Đồng thời, mối quan hệ xã hội của ban lãnh đạo cũng góp phần đáng kể cho việc phát triển thị trường. Các mối quan hệ rộng rãi sẽ cho phép doanh nghiệp tạo ra được một nhóm bạn hàng trung thành với doanh nghiệp cũng như các tổ chức bộ phận cộng tác có thể giúp đỡ doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Ngoài ra còn có thể kể đến một số yếu tố khác như trình độ khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý... cũng tác động đến việc phát triển thị trường của doanh nghiệp.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TẠI TỔNG CÔNG TY

THƢƠNG MẠI HÀ NỘI

2.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CÙA TỔNG CÔNG TY THƢƠNG MẠI HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2004-2010

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Trang 34)