Cơ cấu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuấtkhẩu

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Trang 42)

Thủ công mỹ nghệ là một trong những mặt hàng xuất khẩu khá ổn định của TCT trong những năm qua mặc dù chưa chiếm tỷ lệ thật cao trong cơ cấu hàng xuất

khẩu, nhưng có nhiều tiềm năng để phát triển cùng với sự khởi sắc của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam nói chung. Mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của TCT khá đa dạng và phong phú, từ các vật dụng đơn giản làm đồ dùng trong nhà như bát, đũa, sọt để quần áo, dép cho đến các sản phẩm trang trí như nến, khung tranh, tượng sứ, đá, đến các sản phẩm dùng ngoài trời như chậu cây cảnh, tượng... Các mặt hàng kinh doanh đa dạng như vậy một phần do chức năng chính của TCT là hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng mỹ nghệ tạp phẩm. Các mặt hàng chủ yếu đều được thu gom từ các đơn vị cơ sở trong nước, đa phần là các sản phẩm có giá trị nhỏ. Cơ cấu mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của TCT tập trung vào ba nhóm hàng chủ yếu:

- Nhóm hàng mây tre đan - Nhóm hàng gốm sứ mỹ nghệ - Nhóm hàng đồ gỗ mỹ nghệ 45.6 23.9 18 12.5 Nhóm hàng đan Nhóm hàng gốm sứ Nhóm hàng gỗ Nhóm hàng khác

Hình 2.1: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của TCT

(Đơn vị: %)

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Phòng Khu vực thị trường 1/TTXKPB – TCTTMHN Về nhóm hàng mây tre đan: (chiếm 45,6% trong cơ cấu mặt hàng thủ công xuất khẩu) các sản phẩm vô cùng đa dạng từ rất nhiều chất liệu khác nhau như tre, cói, mây, lục bình, lá buông, lá chuối, lá cọ, sợi dừa, trúc, sợi giang, lá bàng… trong

đó các sản phẩm đan bằng tre được nhiều khách hàng quan tâm và đặt hàng nhất, chiếm tỉ trọng 40,08%, với các sản phẩm chính là giỏ, khay, bát, bình, mành, tủ, bàn ghế, bát đũa, đĩa, tấm lót… Riêng các sản phẩm làm bằng tre cuốn chiếm 45% kim ngạch xuất sang thị trường Châu Mỹ, Châu Âu. Kế tiếp trong cơ cấu nhóm hàng đan, mặt hàng làm bằng lục bình, lá buông chiếm tỉ trọng 18,68%, với mặt hàng chủ yếu là giỏ, rổ, rá, chậu, mũ được xuất đi các thị trường Châu Âu, Châu Mỹ, Trung Đông, và Châu Á. Mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn xếp thứ ba là hàng làm từ cói chiếm tỉ trọng 16,49% với các sản phẩm xuất chính là rổ, hộp. Kế đến là mặt hàng làm bằng mây, chuối, sơn mài cũng chiếm tỉ lệ khá lớn từ 15,96%-17,01%, được bạn bè Châu Mỹ, Châu Âu rất quan tâm [11].

Nhóm hàng gốm sứ: (chiếm 23,9% trong cơ cấu mặt hàng thủ công xuất khẩu) các sản phẩm được xuất chủ yếu là gốm sứ mỹ nghệ; gốm sứ gia dụng. Các chủng loại hàng gốm sứ mỹ nghệ chủ yếu là: lọ gốm hoa hồng, chậu đất nung, lọ sứ sơn mài, bình gốm, chậu gốm, chậu sứ, tượng và đồ trang trí… Các chủng loại gốm sứ gia dụng bao gồm bát, đĩa, thìa, đèn trang trí, bình ấm nước… Các sản phẩm này chủ yếu hiện đang được xuất sang thị trường Nga và Trung Đông với số lượng lớn, trung bình là 4-5 cont 40’HC/tháng. Đơn vị sản xuất chính là xí nghiệp Gốm Chu Đậu ở Hải Dương, xí nghiệp Gốm Sứ Bát Tràng, Bắc Ninh- hai nhà máy này được TCT đầu tư vốn 100% [11].

Nhóm hàng gỗ: (chiếm 18% trong cơ cấu mặt hàng thủ công xuất khẩu), các sản phẩm chủ yếu là hàng gỗ mỹ nghệ, gia dụng. Mặt hàng đồ gỗ chiếm một tỉ trọng nhỏ và kim ngạch xuất khẩu không đồng đều qua các năm. Một số thị trường truyền thống nhập khẩu mặt hàng này của TCT như: Nhật, Mỹ, Singapore, Châu Mỹ.

Nhóm hàng khác: (chiếm 12,5% trong cơ cấu mặt hàng thủ công xuất khẩu). Ngoài các mặt hàng chủ đạo trên, trong những năm gần đây TCT đã mở rộng, đa dạng hóa một số sản phẩm như hàng tạp phẩm để tăng kim ngạch xuất khẩu cho TCT.

2.1.3. Thị trƣờng xuất khẩu

Thị trường đầu ra cho sản phẩm hàng hóa luôn là vấn đề sống còn của tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp thương mại. Đây là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh của mình.

Công tác tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu luôn được TCT quan tâm. Cùng với sự chuyển biến tích cực của hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, TCT đã thực hiện đa dạng hoá các mối quan hệ làm ăn với nhiều Công ty và doanh nghiệp của các nước trên thế giới. Đến nay, TCT đã có quan hệ với khách hàng trên 70 nước và trao đổi buôn bán trực tiếp với 60 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau trên toàn thế giới. [10,11]

Thị trường xuất khẩu của TCT tập trung vào ba khu vực: Châu Âu, Châu Mỹ và Đông Á. Trong đó, thị trường Đông Á là thị trường gần gũi về mặt địa lý, phong tục tập quán và đã có mối quan hệ buôn bán lâu dài với TCT trong những năm qua. Bên cạnh đó, công tác phát triển thị trường cũng đang được đẩy mạnh, tuy nhiên, khi tiếp cận với những thị trường mới đòi hỏi TCT phải tìm hiểu văn hóa kinh doanh và phải tuân thủ luật và các quy định hết sức nghiêm ngặt về chất lượng, kiểm dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm.

31 35.5 20.7 12.8 Châu Mỹ Châu Âu Đông Á Các nước khác

Hình 2.2: Cơ cấu các nhóm thị trƣờng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của TCT (Đơn vị: %)

Thị trường Châu Mỹ (Chiếm 31% thị trường xuất khẩu hàng TCMN): Đây là một thị trường lớn đầy hứa hẹn bao gồm các nước Mỹ, Canada, Argentina, Chile, Brazil... tuy điều kiện văn hoá có nhiều nét khác Việt Nam, nhưng hàng thủ công mỹ nghệ của TCT khá được ưa chuộng tại thị trường này. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ xuất sang thị trường này khá lớn, năm 2007 là gần 40%, nhưng bước sang năm 2008, 2009 kim ngạch bị giảm sút do một số khách hàng lớn đã tìm đến nguồn hàng cạnh tranh hơn từ Trung Quốc do giá hàng trong nước tăng đột biến, khiến cho lượng đặt hàng giảm [10]. Các sản phẩm của TCT được thị trường này rất ưa chuộng đó là mây tre lá, đồ gỗ gia dụng, gốm sứ mỹ nghệ. Tuy nhiên, để đứng vững trước sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài vào thị trường tiềm năng này, TCT cần có chiến lược kinh doanh thích hợp, đồng thời đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định và giao hàng đúng hẹn.

Thị trường Châu Âu (chiếm 35,5%): Đây là khu vực có nền kinh tế phát triển nhất thế giới, thu nhập bình quân đầu người thuộc vào loại cao nhất thế giới, vì thế tiêu chuẩn về hàng hoá của thị trường này rất cao. Đây là thị trường đa dạng cho nhiều chủng loại hàng thủ công mỹ nghệ, nhất là gỗ mỹ nghệ, gốm sứ, đồ gia dụng. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công giảm vào các năm 2008, 2009 do một số khách hàng phân phối hàng hoá cho Walmart của TCT bị phá sản và do ảnh hưởng không nhỏ của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Thị trường Đông Á ( chiếm 20,7%): Đây là thị trường truyền thống,gần gũi về mặt địa lý, phong tục tập quán và đã có mối quan hệ buôn bán lâu dài với TCT. Thị trường châu Á có nhu cầu về các mặt hàng mây tre, gỗ, thị trường này đòi hỏi các sản phẩm thủ công có tính thẩm mỹ cao, thường chỉ đặt những đơn hàng nhỏ nên trị giá kim ngạch không lớn. Hiện TCT đang có kế hoạch đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu vào thị trường này bằng các sản phẩm có tính thẩm mỹ và chất lượng cao.

Các thị trường khác (chiếm 12,8%): chủ yếu là một số nước Nam Phi, châu Úc… Các đơn đặt hàng từ thị trường này không đều, nhỏ, lẻ. Khó khăn chung đó là do giá sản phẩm tăng cao do giá xăng, dầu tăng, đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc kinh doanh. Trong những năm tới, TCT cần quan tâm và tìm hiểu kỹ hơn về nhu

cầu, thị hiếu tại những thị trường này, để từ đó có những chiến lược kinh doanh sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao.

Qua các thông tin về thị trường trên đây, có thể thấy TCT đã và đang tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc bằng cách mở rộng thị trường xuất khẩu với các mặt hàng chủ lực là hàng thủ công mỹ nghệ.

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ Ở TỔNG CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2004-2010 HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ Ở TỔNG CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2004-2010 2.2.1. Phân tích thực trạng thị trƣờng xuất khẩu của Tổng Công ty

2.2.1.1. Thị trường xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng

Hàng thủ công mỹ nghệ cuả TCT xuất khẩu tập trung vào 3 nhóm chính bao gồm hàng mây tre, hàng gỗ và hàng gốm sứ. Trong đó xuất khẩu hàng mây tre vượt trội so với hai mặt hàng còn lại. Năm 2005, riêng mặt hàng này đã xuất được 795.018,35 USD chiếm 79,08% tổng kim xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của TCT. Trong khi đó hàng gốm chỉ đạt 159.489,35 USD chiếm 15,86%, hàng đồ gỗ đạt 36.101,84 USD chiếm 3,59%. Sang các năm sau, hàng mây tre vẫn chiếm tỉ trọng lớn xấp xỉ 50% (Bảng 2.2)

Bảng 2.2: Kim ngạch và tỷ trọng cơ cấu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của TCT giai đoạn 2005-2010 (Đơn vị : USD) Mặt hàng 2005 Tỷ trọng ( % ) 2006 Tỷ trọng ( % ) 2007 Tỷ trọng ( % ) 2008 Tỷ trọng ( % ) 2009 Tỷ trọng ( % ) 2010 Tỷ trọng ( % ) Gốm sứ 159.489,35 15,86 463.555,51 29,90 362.074,11 22,52 631.386,33 35,81 586.445,97 45,55 697.163,92 45,12 Mây tre đan 795.018,04 79,08 968.419,98 62,47 1.178.674,08 73,31 1.033.377,49 58,61 552.525,11 42,91 677.977,85 43,88 Đồ gỗ 36.101,84 3,59 106.647,13 6,88 61.745,20 3,84 88.725,60 5,03 20.768 3,94 76.328,76 4,94 Mặt hàng khác 14.760 1,47 11.626,30 0,75 5.314 0,33 9.754,65 0,55 97.760,06 7,59 93.529,47 6,05

Về nhóm hàng mây tre:

Trong giai đoạn từ năm 2005-2010, mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của TCT phải kể tới các sản phẩm đan - hàng mây tre lá. Xuất khẩu hàng mây tre lá đan của TCT có xu hướng tăng trưởng khá ổn định.

0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Hình 2.3: Kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre của Tổng công ty giai đoạn 2005-2010

(Đơn vị: USD)

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp kim ngạch xuấtkhẩu TTXKPB - TCT Thương mại Hà Nội, các năm 2005, 2006, 2007, 2008 , 2009, 2010)

Hàng mây tre xuất được nhiều hơn hai mặt hàng gốm sứ và gỗ, trước hết là do chủng loại sản phẩm. Nếu như hàng gỗ của TCT chỉ gồm hàng gỗ mỹ nghệ và gia dụng, còn hàng gốm sứ bao gồm lọ gốm hoa hồng, chậu đất nung, lọ sứ sơn mài, bình gốm, chậu gốm, chậu sứ, tượng và đồ trang trí, bát, đĩa, thìa, đèn trang trí, bình ấm nước… thì hàng mây tre, lá đan, bao gồm giỏ tre, tre cuốn, khay song, bát song, bình, mành, tủ, bàn ghế, bát đũa, đĩa, tấm lót… Không chỉ nhiều hơn về chủng loại sản phẩm, chất liệu kiểu dáng của từng loại cũng thường phong phú hơn như mũ thì có mũ lá buông, mũ tre, mũ giang; khay song, khay mây; tấm lót tre, tấm lót tre bọc sứ… Các nguyên liệu chính đều có sẵn từ tre, giang, buông, cói, trúc, lá buông, lục bình… các sản phẩm xuất khẩu cũng rất đa dạng từ túi, tấm lót đan đến bát, khay, thìa nĩa ghép từ sợi tre mỏng ép khuôn, mũ đi biển, bình, rương, sọt, rổ rá… Các mặt hàng này mẫu mã tuy không quá cầu kỳ, cách đan đòi hỏi không quá phức tạp nhưng phát triển nhanh tại thị trường các nước, do các sản phẩm đáp ứng được chỉ

tiêu kiểm tra chất lượng dùng chủ yếu một lần, chi phí thấp. Các sản phẩm người tiêu dùng ưa thích thường là màu tự nhiên, mẫu mã phong phú, đa dạng chủng loại, tương đối tốt và khéo léo trong cách đan. Ta có thể thấy, hàng mây tre được sử dụng ở rất nhiều quốc gia có nền văn hoá khác nhau như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Italia, Nga, Mỹ, Canada, Đức, Malaysia... Cũng chính vì khả năng tiêu thụ của hàng mây tre mà TCT vẫn xác định đây là mặt hàng chủ lực của nhóm hàng thủ công mỹ nghệ trong thời điểm hiện tại cũng như trong vài năm tới.

Qua hình 2.3 ta có thể thấy hàng mây tre đan luôn chiếm tỉ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của TCT, từ năm 2005 tốc độ tăng trưởng nhanh, chiếm trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công và đặc biệt là năm 2007 đạt 1.178.676,08 USD. Các năm sau tốc độ tuy có giảm do khủng hoảng kinh tế, chính trị tuy nhiên mây tre vẫn là mặt hàng chủ lực của TCT. Vì lẽ đó, TCT đang tìm cách phát triển thị trường để khôi phục và tăng giá trị xuất khẩu của mặt hàng này.

Về nhóm hàng gốm sứ mỹ nghệ:

Sau mặt hàng mây tre, gốm sứ cũng là mặt hàng được phát triển ổn định, có tiềm năng và được TCT chú trọng đầu tư phát triển.

0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Hình 2.4: Kim ngạch xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ của Tổng công ty giai đoạn 2005-2010

(Đơn vị: USD)

Nguồn: Báo cáo tổng hợp kim ngạch xuất khẩu của TTXKPB, TCT Thương mại Hà Nội, các năm 2005, 2006, 2007, 2008 , 2009, 2010

Sồ liệu trong hình 2.4 cho thấy kim ngạch xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ của TCT có tốc độ tăng trưởng khá ổn định qua các năm. Tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng gốm sứ chiếm xấp xỉ 20% tổng kim ngạch vào năm 2005 và tới năm 2010 con số này đã tăng lên gần 50% (697.163,95 USD) đạt kim ngạch lớn nhất từ trước đến nay. Qua đó thấy được hướng đầu tư đúng dắn của TCT cho mặt hàng tuy có giá trị xuất khẩu nhỏ nhưng tiềm năng phát triển là rất lớn trong tương lai.

Các sản phẩm của TCT chủ yếu về gốm sứ thường là các loại bộ chậu gốm, bình hoa, lọ, chậu đất đỏ... TCT đã mạnh dạn đầu tư vào nhà máy gốm sứ Bát Tràng chuyên cung cấp phần lớn các sản phẩm đồng thời thu mua hàng gốm ở các cơ sở như Đồng Nai và Bình Dương.

Tuy nhiên, xét về sức cạnh tranh trên thị trường thế giới thì sự phong phú và đa dạng về mẫu mã, chủng loại mặt hàng gốm sứ của Việt Nam nói chung và của TCT nói riêng chưa bằng của Trung Quốc. Do hoạt động đầu tư bước đầu vẫn còn thụ động, manh mún, bán chủ yếu các sản phẩm có sẵn trên thị trường, chất liệu và mẫu mã văn hoa chưa đi vào chi tiết. Vì thế mặt hàng này thường được xuất sang một số nước như Nga, Serbia, Israel… còn các thị trường khó tính, yêu cầu cao về chất lượng và mẫu mã như Nhật, Mỹ… mặt hàng này xuất khẩu vẫn còn nhiều hạn chế.

Về nhóm hàng đồ gỗ mỹ nghệ:

Kim ngạch mặt hàng này trong những năm 2006-2010 có tăng lên so với năm 2005 một cách đáng kể, tuy nhiên sự tăng trưởng này không ổn định.

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Hình 2.5: Kim ngạch xuất khẩu hàng đồ gỗ mỹ nghệ của Tổng công ty giai đoạn 2005-2010

(Đơn vị: USD)

Nguồn: Báo cáo tổng hợp kim ngạch xuất khẩu của TTXKPB, TCT Thương mại Hà Nội, các năm 2005, 2006, 2007, 2008 , 2009, 2010

Mặt hàng này chủ yếu được TCT xuất sang một số thị trường truyền thống như Nhật, Mỹ và một số nước Đông Nam Á như Singapore; Malaysia với các sản phẩm chủ yếu là hàng gỗ mỹ nghệ, gia dụng. Các chủng loại gỗ mỹ nghệ là tượng, đồ nội thất, khung tranh. Các chủng loại gỗ gia dụng bao gồm đồ gỗ trong bếp như bát, đĩa, thìa nĩa, đũa gỗ, guốc gỗ, ghế gỗ, thanh gỗ, hộp gỗ, khay gỗ… Các sản phẩm gỗ hiện chiếm kim ngạch nhỏ trong tổng kim ngạch xuất hàng thủ công mỹ nghệ của TCT, chủ yếu xuất sang thị trường Châu Mỹ với các sản phẩm đồ gỗ phục vụ nhà bếp làm bằng chất liệu gỗ cao su, chi phí thu mua nguyên liệu rẻ. Hiện nay, mặt hàng chiếm kim ngạch lớn trong nhóm hàng gỗ chủ yếu là loại gỗ dăm, nguyên liệu để sản xuất giấy, hiện đang được xuất thường xuyên sang thị trường Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)