ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG XUẤT

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Trang 69)

HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ Ở TCT.

2.3.1. Ƣu điểm.

Về kim ngạch xuất khẩu: TCT đã duy trì được con số xuất khẩu tích cực, 06 năm liền (năm 2005 đến năm 2010) kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ luôn duy trì ở mức cao, đạt trên 1triệu USD, đem lại lợi nhuận kinh tế lớn cho TCT. Tốc độ tăng trưởng đạt trung bình 110-115% [13]. Điều này góp phần không nhỏ vào việc duy trì thị phần của hàng thủ công mỹ nghệ nói chung của Việt Nam.

Về giá cả cạnh tranh: Đa số các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của TCT đều có khả năng cạnh tranh về giá, do TCT đã tạo dựng quan hệ với các chân hàng xuất khẩu uy tín lâu năm, cơ sở sản xuất được bố trí gần nguồn nguyên liệu. Đặc biệt là

hàng mây tre, do quan hệ với các cơ sở lớn như Ngọc Sơn, Ngọc Sang, Sao Đỏ ở phía Bắc, cơ sở Phước Thành, Quang Minh ở phía Nam, nên kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này hàng năm chiếm 45-70% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu phụ cho sản xuất khá nhỏ, nguồn lao động cho sản xuất mặt hàng này khá dồi dào, chi phí lao động thấp, và vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh nhìn chung không lớn nên đây là mặt hàng có cạnh tranh về giá khá tốt.

Về đa dạng mặt hàng và chất lượng sản phẩm: Mặt hàng thủ công mỹ nghệ chào bán đã phát triển nhiều chủng loại, chất liệu và trên dưới 1000 thiết kế khác nhau. Mẫu mã được TCT đầu tư một đội ngũ chuyên nghiên cứu và thiết kế mẫu mã cho từng mặt hàng. Bên cạnh đó, TCT không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua việc tìm kiếm, chọn lọc những nguồn hàng với yêu cầu ngày càng cao và kiểm hàng chặt chẽ trước khi xuất.

Về việc tạo dựng quan hệ tốt với các cơ sở sản xuất trong nước: Cho đến nay, TCT đã quan hệ mật thiết với khoảng 60 nhà cung cấp có nguồn hàng chất lượng cao, và giá cạnh tranh. Họ sẵn sàng thực hiện các đơn hàng của TCT với số lượng lớn, ưu tiên thời gian giao hàng nhanh so với các đối tác khác. Việc tạo dựng mối quan hệ tốt này là do TCT thường ứng trước hoặc nhanh chóng chi trả tiền mua hàng để họ thu mua hàng hóa ngay khi đơn hàng được ký kết, và cố gắng hỗ trợ tối đa kinh phí để họ đầu tư công nghệ máy móc, nâng cao chất lượng sản phẩm. TCT cũng rất công bằng trong việc đặt hàng giữa các đơn vị cung cấp. TCT sử dụng mẫu mã của đơn vị sản xuất nào để chào bán, nếu được khách hàng chấp thuận đặt hàng thì sẽ ký hợp đồng đặt hàng tại chính cơ sở đó. Đối với những mẫu hàng do phía khách hàng đưa ra, TCT đưa nhiều cơ sở cùng làm mẫu và chào giá. Sản phẩm đẹp, giá cả cạnh tranh sẽ được TCT xem xét và đặt hàng. Chính vì thế, TCT không gặp nhiều khó khăn trong việc thu mua hàng hóa.

Về nguồn nhân lực: Có thể nói nguồn nhân lực là một trong những lợi thế mà TCT có được. Với gần 90% số cán bộ công nhân viên đã qua đại học, trong đó hầu hết cán bộ kinh doanh có trình độ về nghiệp vụ ngoại thương, thành thạo trong công

việc. Chính vì vậy, phần lớn các cán bộ đã hoàn toàn thích nghi được với cơ chế thị trường, tác phong làm việc nghiêm túc hiệu quả và nhanh nhạy với sự biến động của thị trường.

Về kinh nghiệm: Đặc thù hàng thủ công mỹ nghệ là loại hàng có tính mỹ thuật cao, sản xuất theo yêu cầu của thị trường và sản phẩm phải phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và trình độ tay nghề của người thợ. Với kim ngạch xuất khẩu thủ công mỹ nghệ hàng năm của TCT vẫn duy trì trên 1 triệu USD, chứng tỏ hàng thủ công mỹ nghệ của TCT đã được bạn hàng tin dùng và ưu chuộng, khả năng tìm hiểu mặt hàng, và thị trường của TCT đã hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, là một đơn vị dẫn dầu ngành thương mại của Thủ đô, nên TCT còn có quan hệ tốt với các cơ quan tổ chức Chính Phủ (Bộ Công Thương, Bộ Ngoại Giao, Cục xúc tiến, Thương Vụ), những mối quan hệ này đã giúp TCT thu thập các thông tin cần thiết về thị trường một cách thuận tiện và nhanh chóng hơn.

Về thương hiệu: Hàng hóa mang thương hiệu TCT đã thực sự trở thành thương hiệu được thừa nhận, có uy tín và được đăng ký bảo hộ tại 17 quốc gia trên thế giới. Thương hiệu TCT đã tiếp tục được khẳng định và thể hiện giá trị, góp phần không nhỏ vào việc xuất khẩu hàng hóa. Rất nhiều các bạn hàng đã tự tìm đến thương hiệu uy tín này qua thương vụ ở nước ngoài, qua các chương trình xúc tiến thương mại của Bộ Công thương và qua các kỳ hội chợ quốc tế lớn. Đây là một lợi thế không dễ gì đạt được và sẽ là cơ sở để TCT tiếp tục gây dựng được một lượng lớn bạn hàng, và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trong tương lai.

2.3.2. Tồn tại.

Nhìn vào kim ngạch xuất khẩu của TCT trong 06 năm qua, chúng ta thấy các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của TCT đã có chỗ đứng vững chắc. Tuy nhiên, tỉ trọng hàng thủ công mỹ nghệ của TCT nói chung còn chưa lớn so với tiềm năng thực tế, và tính bền vững trong hoạt động xuất khẩu chưa cao. Điều này xuất phát từ một trong những khó khăn và hạn chế sau đây:

thủ công mỹ nghệ vẫn còn chưa có sự thống nhất và ổn định về chất lượng, khó chịu được thời tiết khắc nghiệt, dẫn đến biến dạng và hư hỏng sản phẩm, đặc biệt là chưa đáp ứng được các yêu cầu ngày càng khắt khe về chất lượng của thị trường.

Ví dụ về vấn đề xử lý chống mốc mọt: Vấn đề này rất quan trọng đối với mặt hàng mây tre đan. Thông thường để cạnh tranh về giá cả, các cơ sở sản xuất chủ yếu dùng lưu huỳnh để ủ sấy rất đơn giản và tiện lợi. Đặc biệt là trong mùa mưa phùn ở miền Bắc, vấn đề mốc hàng trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, lưu huỳnh là chất độc cấm sử dụng ở thị trường Mỹ; mặt khác cũng chỉ có tác dụng chống mốc, mọt trong thời gian ngắn, sau khi bay hơi hết vẫn xảy ra tình tình mốc mọt bình thường. Vì vậy, khi hàng mẫu xác nhận trước khi sản xuất hàng loạt thì tốt, khi hàng sản xuất của Tổng TCT xuất sang thị trường Mỹ vào vùng thời tiết dễ ẩm, thường bị mốc mọt, không đảm bảo chất lượng. Trong năm 2006, một lô hàng lẻ 8 khối hàng của TCT đã bị kiện với trị giá 10.561,23 USD, TCT buộc phải đàm phán giảm giá và làm nửa lô hàng thay thế cho khách [10].

Về giá thành sản phẩm: Do tạo dựng được mối quan hệ lâu dài với nhiều các cơ sở sản xuất lớn nên TCT được lợi thế cạnh tranh về giá (giá gốc) cung cấp sản phẩm. Tuy nhiên, trong những năm gần đây đặc biệt là từ năm 2007, so với đơn vị kinh doanh tư nhân độc lập trong nước, giá thành sản phẩm của TCT chào cho khách hàng nói chung vẫn cao hơn. Thứ nhất, vì TCT là đơn vị kinh doanh xuất khẩu nên các chi phí giao dịch với khách hàng, chi phí hoạt động cho bộ máy xuất khẩu, chi phí hoạt động cho khối văn phòng và chi phí phát triển quảng bá thương hiệu, kể cả chi phí vận chuyển, chi phí thủ tục, chi phí tiếp khách, quan hệ, được cộng vào chi phí sản phẩm. Thứ hai, chi phí cấu thành sản phẩm ngay từ đơn vị sản xuất cao hơn so với chi phí sản xuất tại Trung Quốc. Mặc dù, Việt Nam có nguồn nhân công rẻ, nhưng giá sản phẩm vẫn cao hơn đối thủ cạnh tranh ở Trung Quốc, nguyên nhân là hàng thủ công mỹ nghệ hầu hết là nghề truyền thống, quy mô nhỏ, nên công tác tổ chức lao động ít được quan tâm, từ đó không tiết kiệm được chi phí. Vùng nguyên liệu chưa được quy hoạch và khai thác quy mô, dẫn tới chất lượng nguyên liệu không ổn định nên giá thành sản phẩm cao. Một yếu tố nữa, do chủ yếu là

nghề truyền thống, nên không thể sản xuất đại trà khối lượng lớn; do lượng sản phẩm sản xuất ra nhỏ nên tất cả các khoản chi phí tính trên sản phẩm cao. Trong khi đó, Trung Quốc đã có chính sách khuyến khích phát triển làng thủ công theo đúng vùng miền và có rất nhiều các nhà máy, cơ sở được đầu tư vốn, có quy mô sản xuất lớn.

Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam nói chung và TCT nói riêng vẫn chưa tìm ra lối thoát cho tình trạng sao chép mẫu mã, dẫn đến các hàng hóa khó cạnh tranh được về giá, do ít có độ tinh xảo, nổi trội của sản phẩm.

Về cung hàng hóa: Hàng thủ công mỹ nghệ thường không tập trung, mà nằm rải rác. Ngoài ra, nguồn nguyên liệu phát triển theo khí hậu của vùng miền, không phải nơi nào cũng có. Ví dụ, hàng tre cuốn chỉ có thể sản xuất ở miền Bắc, trong khi đó hàng gỗ cao su, keo lại chỉ có ở miền Nam. Hay ở miền Bắc nguyên liệu cói đẹp và rẻ hơn so với ở miền Nam, trong khi đó, ở miền Nam nguyên liệu lục bình lại đẹp và chất lượng tốt hơn ở miền Bắc. Do đó, khi hàng hóa được đan kết hợp giữa lục bình và cói, đòi hỏi người sản xuất phải thu gom hàng hóa tốt mà chi phí sản xuất không được đội lên, để đáp ứng được yêu cầu giá của khách hàng. Vấn đề về thu gom hàng hóa cũng gặp khó khăn nếu nhu cầu hàng hóa lớn, TCT phải gom hàng từ nhiều cơ sở khác nhau. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho TCT cần phải tiếp tục liên kết với nhiều chân hàng mới và lớn, tạo dựng mối quan hệ lâu dài, để khi có đơn hàng thì các cơ sở có thể phối hợp đáp ứng chất lượng hàng hóa, giá cả và thời gian giao hàng nhanh chóng.

Về việc sao chép mẫu mã: Mặc dù, TCT đã có nhiều cố gắng trong việc phát triển sản phẩm, nhưng chưa thật chủ động đáp ứng được các mặt hàng khách cần, mà chủ yếu chào bán những sản phẩm mình có. Khi khách hàng hỏi các mẫu mới, thì TCT thường lấy các thiết kế, sản phẩm hiện đang xuất cho các nhà thương mại khác từ các cơ sở, chân hàng quen để chào bán. Chiến lược này có thể giúp TCT có đơn hàng trong ngắn hạn, nhưng có thể tạo ra bất lợi trong dài hạn, vì bán cùng một loại sản phẩm cho nhiều người mua tại cùng một thị trường, thị trường nhanh chóng trở nên bão hoà và thừa cung còn sản phẩm mất dần tính độc đáo, đặc trưng. Hiện

tại, TCT đã chú trọng đầu tư vào đội ngũ thiết kế mẫu riêng; tuy nhiên đội ngũ này vẫn còn ít người, tập trung làm rất nhiều việc (từ việc thiết kế catalogue cho các hàng cùng chủng loại, cho đến việc thiết kế gian hàng hội chợ…), trong khi tùy từng thị trường và khách hàng đòi hỏi phải có thiết kế mặt hàng riêng. Vì thế, công việc của đội ngũ thiết kế rất bận rộn, và việc mở rộng mẫu mã vẫn bị hạn chế; chủ yếu theo lối mòn, chưa có bước đột phá; bộ phận thiết kế của TCT ít được tiếp xúc với nhu cầu của khách hàng nên việc tìm hiểu mặt hàng chưa tốt, hầu hết chưa có mẫu mã riêng. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh thương mại.

Về khả năng ứng phó với biến động thị trường: TCT chưa có kế hoạch cụ thể đối phó với sự biến động bất thường của thị trường và điều kiện tự nhiên, hàng thủ công phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. Trước những thay đổi liên tục và bất ngờ của khí hậu, TCT chưa có phương án phòng trừ linh hoạt, hiệu quả, khả năng ứng phó còn thấp. Ví dụ: tháng 12/2009, TCT đang thực hiện đơn hàng 1000 bộ tre cuốn của khách Canada, đơn hàng thực hiện được 500 bộ sản phẩm thì nguyên liệu hết, và không thể thu gom với giá cũ (giá tại thời điểm ký kết đơn hàng) cho 500 sản phẩm tiếp theo, trong khi đó thời gian giao hàng rất gấp [10,11]. Nguyên liệu hiếm một phần do thời tiết xấu, một phần do mặt hàng mây tre là mặt hàng được dùng nhiều trong các sản phẩm mỹ nghệ, có thể cất giữ trong kho và sử dụng quanh năm, nên có nhà đầu cơ liên tục thu gom tích lũy. Vấn đề đặt ra trước mắt là TCT phải thực hiện đơn hàng bằng mọi cách để giữ uy tín, và tiếp tục giữ mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Do đó, để thực hiện đơn hàng, TCT phải trả chi phí cao hơn để cơ sở sản xuất mua nguyên vật liệu, chấp nhận chịu lỗ đơn hàng. Như vậy, khả năng ứng phó của TCT với những biến động của thị trường còn thấp chưa chủ động được nguồn cung cấp hàng hóa, đảm bảo số lượng, chủng loại và chất lượng.

Về hoạt động xúc tiến thương mại: TCT thường đăng ký tham gia các Hội chợ thường niên như Hội chợ hàng quà tặng tháng 2 ở Frankfurt - Đức và Hội chợ hàng tiêu dùng và quà tặng tại Hồng Kông tháng 4 và tháng 10… Khách hàng ở các Hội chợ này rất đông, đặc biệt là Hội chợ Hồng Kông là hội chợ uy tín thường có rất nhiều khách hàng tới thăm gian hàng. Tuy nhiên, do mặt hàng của TCT trưng

bày tại các Hội chợ thường không có nhiều đột phá, các khách hàng có thể tìm thấy cùng loại sản phẩm ở các gian hàng của các doanh nghiệp Việt Nam khác, và TCT thường trưng bày tất cả các mặt hàng TCT đang cung cấp mà không đi theo chủ đề. Điều này dẫn tới việc các khách hàng cũ thường nhận xét là không tìm thấy mẫu mã mới, hoặc được cải tiến song vẫn đi theo vết mòn, không đặc sắc. Đây cũng là những trăn trở của Ban lãnh đạo, đội ngũ thiết kế và giao dịch của TCT làm sao phải tham dự hội chợ quốc tế có hiệu quả, vì tại các Hội chợ quốc tế lớn TCT phải trực tiếp cạnh tranh với một số lượng không nhỏ các doanh nghiệp kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ có nhiều kinh nghiệm từ nước ngoài như Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia… ngay cả các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất lớn trong nước cũng tham gia ngày càng đông và tích cực.

Bên cạnh đó, TCT là một đơn vị kinh doanh lớn của Thủ đô nên Bộ Công thương, VCCI thường tạo cơ hội, miễn phí nhiều gian hàng hội chợ tại các thị trường mới để TCT có thể quảng bá sản phẩm Việt Nam ra nước ngoài. Đây là một lợi thế lớn, tuy nhiên các thông tin về hội chợ thường ít và thiếu nên TCT trưng bày các sản phẩm thường chưa thật đúng với chuyên đề của triển lãm, hội chợ; và khách hàng quan tâm vẫn chưa nhiều. Ví dụ, tại hội chợ Dubai khách hàng Mỹ đến dự chủ yếu quan tâm đến mặt hàng gốm sứ, không quan tâm đến sản phẩm tre, gỗ như mặt hàng mây tre lá, sơn mài, bàn ghế bằng gỗ cao su… nhưng do chưa tìm hiểu kỹ về nhu cầu khách hàng tại Hội chợ nên một nửa các sản phẩm trưng bày của hội chợ là mây tre gây lãng phí diện tích trưng bày, và chi phí vận chuyển hàng hóa. Ngoài ra, một số Hội chợ do Bộ Thương mại và VCCI tổ chức chủ yếu với mục đích giao lưu văn hóa, hữu nghị giữa các nước nên hàng hóa trưng bày không có mục đích thương mại chào bán; khách hàng đến thăm cũng không tiềm năng, chủ yếu mang tính chất tham quan, tìm hiểu văn hóa nên chi phí cho mẫu mã, vận chuyển trưng bày cao và khoản chi phí này chưa đem lại doanh thu, lợi nhuận tức thì.

Cạnh tranh gay gắt với đối tác trong nước và các nước trong khu vực Các đối tác trong nước: Hiện tại có rất nhiều doanh nghiệp lớn và có uy tín

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)