Ảnh hưởng của thời vụ đến chiều cao cây, số lá, số cành, đường

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cây men (mosla dianthera) huyện na rì tỉnh bắc kạn (Trang 49)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3.2.4.Ảnh hưởng của thời vụ đến chiều cao cây, số lá, số cành, đường

cây và năng suất của cây men

Các yếu tố cấu thành năng suất như chiều cao cây, số lá, số cành ... của cây men có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chiều cao cây là một chỉ tiêu quan trọng, nó liên quan mật thiết đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Chiều cao cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, điều kiện khí hậu, kỹ thuật gieo trồng ... Chiều cao cây được tính từ sát mặt đất lên đỉnh ngọn cây, chiều cao cây tăng dần từ mọc đến khi kết thúc giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng (khi cây ra hoa) thì dừng lại.

Số lượng lá trên cây nhiều hay ít cũng phụ thuộc vào số cành và điều kiện thời tiết. Thời gian tồn tại của lá và hiệu suất quang hợp của bộ lá có vai trò quan trọng đối với năng suất và phẩm chất hạt.

Số cành và đường kính tán có tỉ lệ thuận với năng suất, số cành nhiều, đường kính tán rộng cây sẽ cho năng năng cao hơn số cành ít, đường kính nhỏ. Số cành và đường kính tán cũng bị ảnh hưởng của một số yếu tố như: điều kiện khí hậu, kỹ thuật gieo trồng, ...

Bảng 3.2a: Ảnh hƣởng của thời vụ gieo trồng đến số lá, số cành, đƣờng kính tán của Cây men (Mosla dianthera)

Chỉ tiêu CT Thời vụ gieo trồng Số lá (lá) Số cành (cành) Đƣờng kính tán (cm) 2012 2013 TB 2012 2013 TB 2012 2013 TB 1 Gieo tháng 2 132,73 246,40 190,00 107,07 69,00 90,90 38,02 45,66 43,83 2 Gieo tháng 3 137,47 221,60 175,40 100,93 64,00 83,00 37,11 39,74 39,34 3 Gieo tháng 4 88,53 188,00 138,60 61,93 58,00 61,00 28,31 32,40 31,60 P 0,010 0,001 0,002 0,006 0,05 0,005 0,002 0,008 0,001 CV(%) 8,1 2,1 3,7 5,4 5,6 6,0 6,1 6,0 3,1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

LSD.05 20,35 10,31 13,89 16,60 8,06 10,66 2,83 5,37 2,68

Bảng 3.2b: Ảnh hƣởng của thời vụ gieo trồng đến chiều cao cây và năng suất của Cây men (Mosla dianthera)

Chỉ tiêu

CT

Thời vụ gieo trồng

Chiều cao cây (cm) Năng suất (tấn/ha) 2012 2013 TB 2012 2013 TB 1 Gieo tháng 2 53,30 57,80 55,55 7,82 8,84 8,33 2 Gieo tháng 3 52,09 51,00 51,55 6,98 6,96 6,97 3 Gieo tháng 4 48,21 39,00 43,61 5,66 6,08 5,87 P 0,018 0,015 0,04 0,015 0,002 0,03 CV(%) 7,5 8,6 7,4 9,3 4,0 9,3 LSD.05 2,79 9,58 8,46 0,81 0,66 1,49

Qua bảng 3.2a,b cho thấy: Thời vụ gieo trồng khác nhau ảnh hưởng đến số cành, đường kính tán, số lá, chiều cao cây của cây men.

Năm 2012, công thức 1 (gieo ngày 01 tháng 2) và công thức 2 (gieo ngày 01 tháng 3) có số cành (100,93 - 107,07 cành), đường kính tán (37,11 - 38,02cm), số lá (132,73 - 137,47 lá) và chiều cao cây (52,09 - 53,30cm) đạt cao hơn công thức 3 (gieo ngày 01 tháng 4) với lần lượt là 61,93 nhánh, 28,31cm, 88,53 lá, 48,21cm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Về năng suất: Gieo vào tháng 2 năng suất tươi là 7,82 tấn/ha, gieo vào tháng 3 đạt năng suất 6,98 tấn/ha, gieo vào tháng 4 năng suất đạt 5,66 tấn/ha. Qua xử lý thống kê cho thấy công thức 1 (gieo ngày 01 tháng 2) đạt năng suất cao nhất và công thức 3 (gieo ngày 01 tháng 4) cho năng suất thấp nhất.

Năm 2013, công thức 1 có số cành (69,00 cành) cao hơn so với công thức 3 (58 cành) với độ tin cậy 95%. Đường kính tán của công thức 1 và 2 (39,74 - 45,66cm), số lá (221,60 - 246,40 lá) và chiều cao cây (51,00 - 57,80cm) đạt cao hơn công thức 3 (gieo ngày 01 tháng 4) với lần lượt là 32,40 cm, 188,00 lá, 39,00cm.

Về năng suất: Gieo vào ngày 01 tháng 2 năng suất tươi là 8,84 tấn/ha, gieo vào ngày 01 tháng 3 đạt năng suất 6,96 tấn/ha, gieo vào ngày 01 tháng 4 năng suất đạt 6,08 tấn/ha. Trong đó, công thức 1 và 2 có năng suất cao hơn so với công thức 3 và công thức 1 có năng suất cao nhất ở mức độ tin cậy 95%.

Vụ năm 2013 tuy có số nhánh ít hơn so với vụ năm 2012 nhưng lại có đường kính tán, số lá, cao cây và năng suất cao hơn, do điều kiện thời tiết vụ năm 2013 thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của men lá.

Kết quả 2 năm cho thấy: Công thức 1 (gieo ngày 01 tháng 2) và công thức 2 (gieo ngày 01 tháng 3) có số cành, đường kính tán, số lá, cao hơn so với công thức 3 (gieo ngày 01 tháng 4), trong đó công thức 1(gieo ngày 01 tháng 2) đạt cao nhất ở mức độ tin cậy 95%. Chiều cao cây và năng suất của công thức 1 đạt cao nhất cao hơn công thức 2 và 3 với mức độ tin cậy 95%.

Gieo vào tháng 2 năng suất tươi đạt cao nhất (8,33 tấn/ha), gieo vào tháng 3 đạt năng suất thấp hơn so với tháng 2 (6,79 tấn/ha), và gieo vào tháng 4 năng suất đạt thấp nhất (5,87 tấn/ha). Qua xử lý thống kê cho thấy công thức 1 (gieo tháng 2) đạt năng suất cao nhất và công thức 3 (gieo tháng 4) cho năng suất thấp nhất.

Như vậy, việc nghiên cứu tìm ra thời vụ thích hợp này có ý nghĩa trong bố trí thời vụ hợp lý để cây trồng cho năng suất cao nhất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.3. Ảnh hƣởng của khoảng cách trồng đến sinh trƣởng và phát triển của cây men (Mosla dianthera)

Cây men thuộc nhóm cây bụi, chiều cao cây thấp nhưng khả năng phân cành ra lá mạnh, vì vậy nghiên cứu khoảng cách trồng thích hợp là một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng nhằm làm tăng năng suất, chất lượng cây men.

3.3.1. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến thời gian sinh trưởng của cây men (Mosla dianthera) men (Mosla dianthera)

Khoảng cách trồng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển, cũng như năng suất của cây trồng. Thí nghiệm về khoảng cách trồng được tiến hành trong 2 năm (2012, 2013), trồng ngày 10 tháng 3.

Qua thí nghiệm cho thấy, ở mỗi khoảng cách trồng khác nhau, các giai đoạn sinh trưởng của cây như: thời gian phân cành, thời gian ra hoa, thời gian thu hoạch ở các công thức đều có sự khác nhau.

Số liệu các công thức nghiên cứu được trình bày tại bảng 3.3:

Bảng 3.3: Thời gian sinh trƣởng của cây men (Mosla dianthera) ở các khoảng cách gieo trồng khác nhau

Công

thức

Khoảng cách gieo

trồng

Thời gian từ trồng đến … (ngày)

Phân cành Ra hoa Thu hoạch

2012 2013 TB 2012 2013 TB 2012 2013 TB

1 35cm x 15cm 17 18 18 52 57 55 155 160 158

2 35cm x 20cm 15 16 156 50 54 52 152 158 155

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4 35cm x 30cm 12 12 12 47 50 49 148 154 151

5 35cm x 35cm 10 11 11 45 48 47 142 150 148

Qua bảng 3.3 cho thấy:

Năm 2012: Ở thời kỳ phân cành, công thức 5 thời gian phân cành ngắn nhất (10 ngày), dài nhất là công thức 1 (17 ngày). Thời kỳ ra hoa, công thức 5 ra hoa sớm nhất (45 ngày), công thức 1 ra hoa muộn nhất (52 ngày). Thời gian từ trồng đến thu hoạch của cây men qua các mật độ khác nhau biến động từ 142 - 155 ngày, trong đó công thức 5 (35 x 35cm) có thời gian từ trồng đến thu hoạch ngắn nhất (142 ngày), công thức 1 (35 x 15cm) có thời gian từ trồng đến thu hoạch dài nhất (155 ngày).

Năm 2013: Ở thời kỳ phân cành, công thức 5 thời gian phân cành ngắn nhất (10,5 ngày), dài nhất là công thức 1 (18 ngày). Thời kỳ ra hoa, công thức 5 ra hoa sớm nhất (48 ngày), công thức 1 ra hoa muộn nhất (57 ngày). Thời gian từ trồng đến thu hoạch của cây men qua các mật độ khác nhau biến động từ 150 - 160 ngày, trong đó công thức 5 (35 x 35cm) có thời gian từ trồng đến thu hoạch ngắn nhất (150 ngày), công thức 1 (35 x 15cm) có thời gian từ trồng đến thu hoạch dài nhất (160 ngày).

Kết quả 2 năm cho thấy: Khoảng cách trồng ảnh hưởng đến các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây men. Trồng thưa thì cây men có thời gian sinh trưởng ngắn hơn trồng dày. Công thức 3 (35 x 25) và công thức 4 (35 x 30) có thời gian sinh trưởng của cây qua các giai đoạn phân cành, ra hoa và thu hoạch tương đối đồng đều.

3.3.2. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây

Khoảng cách trồng tác động đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây rõ rệt, theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Dựa vào biểu đồ 3.4 có thể đưa ra một số nhận xét sau:

Năm 2012: Từ trồng đến ngày thứ 20, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của công thức 5 đạt nhanh nhất (1,01cm/ngày), công thức 2 chậm nhất (0,75cm/ngày). Từ 21 - 40 sau trồng, tốc độ tăng trưởng chiều cây công thức 3 đạt nhanh nhất (0,78cm/ngày), công thức 5 chậm nhất (0,18cm/ngày). Từ 41 - 60 sau trồng, tốc độ tăng trưởng chiều cây công thức 1 đạt nhanh nhất (1,2 cm/ngày), công thức 5 chậm nhất (0,7cm/ngày).

0 0,2 0,4 0,6 0,8 1 1,2 1,4 1,6 1,8 2 2,2 2,4 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5

20 ngày 40 ngày 60 ngày

c m /n g à y năm 2012 năm 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Biểu đồ 3.4: Ảnh hƣởng của khoảng cách trồng đến tốc độ tăng trƣởng chiều cao cây men

Năm 2013: Từ trồng đến ngày thứ 20, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của công thức 5 đạt nhanh nhất (0,65cm/ngày), công thức 1 chậm nhất (0,49 cm/ngày). Từ 21 - 40 sau trồng, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây công thức 3 đạt nhanh nhất (0,79 cm/ngày), công thức 5 chậm nhất (0,57 cm/ngày). Từ ngày 41 - 60 sau trồng, tốc độ tăng trưởng chiều cây công thức 1 đạt nhanh nhất (2,13 cm/ngày), công thức 5 chậm nhất (0,93cm/ngày).

Kết quả 2 năm cho thấy: Khoảng cách trồng ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây trồng. Trồng dày thì tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây lớn hơn trồng thưa.

3.3.3. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến tốc độ ra lá của giống cây men (Mosla dianthera) men (Mosla dianthera)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 4,5 5 5,5 6 6,5 7 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5

20 ngày 40 ngày 60 ngày

/ngà

y năm 2012

năm 2013

Biểu đồ 3.5: Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến tốc độ ra lá cây men

Nhận xét: Cũng như tốc độ tăng trưởng chiều cao cây thì tốc độ ra lá cũng ảnh hưởng bởi khoảng cách trồng.

Biểu đồ 3.5 thể hiện tốc độ ra lá cây men sau trồng của các công thức có khoảng cách trồng khác nhau. Cụ thể:

Năm 2012, Thời gian từ trồng đến ngày thứ 20, tốc độ ra lá công thức 5 đạt nhanh nhất (1,43 lá/ngày), công thức 1 chậm nhất (1,29 lá/ngày). Từ 21 - 40 ngày sau trồng, công thức 5 có tốc độ ra lá đạt nhanh nhất (1,96 lá/ngày), công thức 1 có tốc độ ra lá chậm nhất (0,67 lá/ngày). Từ 41 - 60 ngày sau

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trồng, công thức 5 có tốc độ ra lá đạt nhanh nhất (5,10 lá/ngày) và công thức 1vẫn có tốc độ ra lá chậm nhất (3,75 lá/ngày).

Năm 2013, Thời gian từ trồng đến ngày thứ 20, tốc độ ra lá công thức 5 đạt nhanh nhất (0,94 lá/ngày), công thức 1có tốc độ ra lá chậm nhất (0,84 lá/ngày). Từ 21 - 40 ngày sau trồng, công thức 5 có tốc độ ra lá đạt nhanh nhất (6,55 lá/ngày), công thức 1 có tốc độ ra lá chậm nhất (4,25 lá/ngày). Từ 41 - 60 ngày sau trồng, công thức 5 vẫn có tốc độ ra lá đạt nhanh nhất (5,57 lá/ngày) và công thức 1 có tốc độ ra lá chậm nhất (5,01 lá/ngày).

Kết quả 2 năm cho thấy: Mật độ ảnh hưởng đến tốc độ ra lá của cây trồng. Nếu trồng thưa tốc độ ra lá của cây sẽ lớn hơn trồng dầy.

3.3.4. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến chiều cao cây, số lá, số cành, đường kính và năng suất cây men đường kính và năng suất cây men

Khoảng cách trồng ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao cây, số lá, số cành, đường kính và năng suất cây men, điều này được thể hiện rõ ở bảng 3.4a và bảng 3.4b.

Thí nghiệm được tiến hành: 5 công thức, với 5 khoảng cách khác nhau (15 x 35 cm; 20 x 35 cm; 25 x 35 cm; 30 x 35 cm; 35 x 35 cm). Kết quả nghiên cứu cho thấy, với khoảng cách trồng khác nhau sẽ cho các chỉ tiêu về chiều cao cây, số lá, số cành đường kính tán và năng suất cũng khác nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.4a: Ảnh hƣởng của khoảng cách trồng đến số lá, số cành, đƣờng kính tán của cây men (Mosla dianthera)

Chỉ Tiêu CT Ngày tháng gieo trồng Số cành (cành) Đƣờng kính tán (cm) Số lá ( lá) 2012 2013 TB 2012 2013 TB 2012 2013 TB 1 01/02 55,00 55,00 55,0 42,00 37,46 39,73 125,07 244,6 184,8 2 01/02 62,93 62,80 62,8 42,53 38,16 40,35 140,40 248,0 194,2 3 01/02 63,80 65,60 64,7 49,20 38,78 43,99 153,33 254,4 203,8 4 01/02 68,67 69,20 68,9 67,67 40,86 54,11 195,87 262,4 229,1 5 01/02 75,93 69,60 72,7 72,10 43,57 57,83 204,80 264,6 234,7 P 0,008 0,000 0,002 0,002 0,001 0,001 0,001 0,16 0,004 CV (%) 7,5 3,0 5,0 12,6 2,7 8,0 8,8 4,0 5,8 LSD.05 9,20 3,67 6,1 12,93 2,04 7,12 27,22 19,14 22,78

Bảng 3.4b: Ảnh hƣởng của khoảng cách trồng đến chiều cao cây và năng suất của cây men (Mosla dianthera)

Chỉ Tiêu CT

Ngày tháng

gieo trồng Chiều cao cây (cm) Năng suất (tấn/ha)

2012 2013 TB 2012 2013 TB 1 01/02 51,27 67,40 59,33 8,03 7,97 8,0 2 01/02 48,93 62,40 55,67 8,10 8,64 8,37 3 01/02 47,33 60,33 53,83 7,73 8,01 7,87 4 01/02 45,53 55,00 50,27 9,27 9,39 9,33 5 01/02 43,53 43,00 43,27 8,43 8,11 8,27 P 0,43 0,001 0,011 0,019 0,035 0,009 CV(%) 10,6 6,7 7,7 7,9 5,9 4,4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

LSD.05 9,42 7,22 7,63 0,77 0,93 0,69

Số liệu ở bảng 3.4a,b cho thấy: Khoảng cách trồng thưa hơn (35 x 35 cm), chỉ tiêu về số cành, số lá và đường kính tán cao hơn so với khoảng cách trồng gần (15 x 35 cm). Thể hiện rõ nét nhất là chỉ tiêu về chiều cao cây khi trồng với khoảng cách gần cao hơn so với khoảng cách trồng thưa từ 7,44 - 14,4 cm. Vụ năm 2012, 2013 số cành, đường kính tán, số lá và chiều cao cây của cây men biến động theo khoảng cách trồng. Trồng thưa làm tăng số cành, đường kính tán và số lá của cây men. Trồng dày làm tăng chiều cao cây. Năng suất tươi năm 2012 của cây men qua các công thức khoảng cách trồng biến động từ 7,73 - 9,27 tấn/ha, trong đó công thức 4 (35 x 30 cm) đạt năng suất cao nhất, thấp nhất là công thức 3 (35 x 25 cm) với độ tin cậy 95%. Năm 2013, năng suất biến động trong khoảng 7,97- 9,39 tấn/ha, công thức 4 đạt năng suất (9,39 tấn/ha) cao hơn so với công thức 1, 3, 5 ở mức độ tin cậy 95%.

Vụ năm 2012 và 2013 không có sự biến động nhiều giữa các chỉ tiêu, duy chỉ có số lá và chiều cao cây năm 2013 cao hơn so với vụ năm 2012.

Thí nghiệm chỉ ra cho thấy: Số cành, đường kính tán, số lá và chiều cao cây của cây men biến động theo khoảng cách trồng. Số cành dao động trong khoảng từ 55,00 - 72,77 cành, trong đó công thức 1 có số cành thấp nhất, công thức 5 có số cành nhiều nhất. Đường kính tán dao động từ 39,73 - 57,83cm, số lá dao động từ 184,87 - 234,73 lá, trong đó công thức 1,2,3 có đường kính tán và số lá tương đương nhau và thấp hơn so với công thức 4,5 với độ tin cậy 95%. Chiều cao cây của công thức 1, 2, 3 cao hơn công thức 5 chắc chắn với độ tin cậy 95%. Năng suất tươi của cây men qua các công thức khoảng cách trồng biến động từ 7,87 - 9,33 tấn/ha, công thức 4 ( 35 x 30 cm) đạt năng suất cao nhất so với các công thức còn lại ở độ tin cậy 95%.

Như vậy, trồng thưa làm tăng số cành, đường kính tán và số lá và giảm chiều cao cây của cây men. Công thức 4 (35 x 30 cm) cho năng suất cao nhất với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

độ tin cậy 95%. Việc nghiên cứu tìm ra khoảng cách trồng thích hợp nhất là cơ sở để xác định được mật độ trồng cây men cho năng suất, chất lượng tốt nhất.

3.4. Ảnh hƣởng của phân bón đến sinh trƣởng, phát triển và năng suất Cây men (Mosla dianthera)

Phân bón hóa học là những chất có nguyên tố dinh dưỡng dùng để bón cho cây trồng nhằm nâng cao năng suất của cây trồng. Cung cấp đủ dinh dưỡng thì cây sẽ sinh trưởng, phát triển tốt và ít sâu bệnh. Ở mỗi mức bón phân khác nhau thì cây trồng cũng sinh trưởng khác nhau.

3.4.1. Ảnh hưởng của phân bón đến các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây men

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cây men (mosla dianthera) huyện na rì tỉnh bắc kạn (Trang 49)