Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cây men (mosla dianthera) huyện na rì tỉnh bắc kạn (Trang 41)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

2.4.2.Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Mỗi ô thí nghiệm lấy ngẫu nhiên 5 cây ở hàng giữa rồi theo dõi các chỉ tiêu sau:

- Thời gian sinh trưởng

+ Theo dõi thời gian từ gieo đến ra hoa (ngày): (50% số cây ra hoa). + Theo dõi thời gian từ gieo đến khi kết thúc (ngày thu hoạch): 75% số cây trên ô quả đã chuyển sang màu vàng).

- Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây: 20 ngày đo 1 lần. - Chiều cao cây: Đo từ gốc sát mặt đất đến ngọn cây. - Tốc độ phân cành: Đếm tổng số cành cấp 1, cấp 2, cấp 3.

- Chiều rộng tán lá: Đo đường kính của tán lá qua các thời kỳ sinh trưởng. - Tốc độ ra lá: Đếm số lá trên cây.

- Năng suất: Năng suất thực thu (NSTT) (tấn/ha): Cân tổng khối lượng quả thu hoạch của ô thí nghiệm. Từ đó tính năng suất trên ha (tấn/ha).

Thu toàn bộ cây trong ô rồi cân, qui ra tạ/ha

(Do chưa có quy trình, quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT về phương pháp theo dõi đối với cây men lá, nên chúng tôi tạm thời theo dõi các chỉ tiêu theo một số nội dung và phương pháp trong thí nghiệm đồng ruộng).

2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học trên máy vi tính theo chương trình Excel và phần mền IRRISTAT 5.0.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm thời tiết và khí hậu năm 2012 đến tháng 8 năm 2013

Cây men là cây trồng có khả năng thích ứng rộng, tuy nhiên điều kiện ngoại cảnh cũng có ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng, phát triển và khả năng chống chịu sâu bệnh cũng như năng suất của cây. Điều kiện ngoại cảnh có liên quan chặt chẽ đến đời sống cây trồng nói chung và cây men nói riêng, do ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng, phát triển và các hoạt động sinh lý, sinh hóa của cây. Sự biểu hiện kiểu hình ra bên ngoài chính là kết quả của sự tác động qua lại giữa kiểu gen và điều kiện môi trường, qua đó phản ánh được mức độ thích ứng của cây trồng với điều kiện ngoại cảnh. Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện thời tiết để xác định được chế độ trồng trọt, bố trí cơ cấu cây trồng và mùa vụ hợp lý, áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm thâm canh tăng năng suất, sản lượng cây trồng.

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi nên mang đầy đủ đặc điểm của chế độ nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của vị trí địa lý, địa hình nên khí hậu của tỉnh Bắc Kạn có những nét riêng biệt. Diễn biến nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa qua năm 12 đến tháng 8 năm 2013 (thể hiện ở biểu đồ 3.1).

Cũng như mọi cây trồng khác khác, quá trình sinh trưởng và phát triển của cây men chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là điều kiện khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây men. Qua theo dõi điều kiện khí hậu năm 2012 và đến tháng 8 năm 2013 ta thấy:

- Về nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm đạt 21,2 - 24,00C, tuy nhiên đối với sản xuất cây men (trồng trong vụ xuân) thì đầu vụ thường gặp rét, nhiệt độ trong 3 tháng đầu năm đều dưới 200C làm quá trình nảy mầm của hạt giống và giai đoạn đầu của cây kém phát triển nên quá trình sinh trưởng của cây bị chậm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lại. Nhưng từ tháng thứ 4 trở đi nhiệt độ tăng từ 25,5 - 28,30C rất thuận lợi cho cây men sinh trưởng và phát triển, đặc biệt là giai đoạn ra hoa và chín.

- Về ẩm độ: Ẩm độ quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng đến cây men. Ẩm độ quá cao khí khổng bị thu hẹp gây khó khăn trong việc bốc hơi nước của cây, lượng CO2 xâm nhập vào cây giảm, tích lũy chất khô trong cây giảm. Ẩm độ quá thấp cây men sinh trưởng, phát triển kém. Nhìn chung ẩm độ của tỉnh Bắc Kạn thuận lợi cho cây men sinh trưởng và phát triển. Từ tháng 2 đến tháng 10 ẩm độ giữa các tháng chênh lệch không đáng kể, dao động từ 78 - 87%, tháng có ẩm độ trung bình thấp nhất là tháng 4 và tháng có ẩm độ trung bình cao nhất là tháng 7. 4.5 17.3 54.1 167.2 135.4 355.3 245.1 146.5 21 23 30.2 51.4 17 82 27.9 21.3 24.4 26 27.8 28.3 28 25.5 19.9 15.6 14.1 87 82 84 83 84 84 85 79 78 82 80 0 50 100 150 200 250 300 350 400

Thang 1 Thang 2 Thang 3 Thang 4 Thang 5 Thang 6 Thang 7 Thang 8 Thang 9 Thang 10 Thang 11 Thang 12

Tháng Lượng mưa (mm) 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Lượng mưa Nhiệt độ Độ ẩm

Nhiệt độ (oC), Độ ẩm (%)

Biểu đồ 3.1: Diễn biến nhiệt độ (0C), ẩm độ (%) và lƣợng mƣa (mm) qua năm 2012 và đến tháng 8 năm 2013, tỉnh Bắc Kạn

(Nguồn: Niên giám thống kế tỉnh Bắc Kạn năm 2012 và Trung tâm khí tượng thuỷ văn Bắc Kạn)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Về lượng mưa: Bắc Kạn là tỉnh có lượng mưa thấp do bị che chắn bởi cánh cung Ngân Sơn và Sông Gâm. Lượng mưa không đều giữa các tháng trong năm và có sự chênh lệch rất lớn giữa các năm. Lượng mưa bình quân năm từ 1.251,0mm, tập trung chủ yếu vào tháng 5 đến tháng 9.

3.2. Ảnh hƣởng của thời vụ gieo trồng đến sinh trƣởng và phát triển của cây men (Mosla dianthera)

Thời gian sinh trưởng của mọi cây trồng nói chung và cây men nói riêng là khoảng thời gian cần thiết để hoàn thành chu kỳ sống của cây. Đánh giá được thời gian sinh trưởng của cây men sẽ phục vụ cho công tác bố trí thời vụ, hạn chế điều kiện thời tiết bất thuận, sâu bệnh hại và làm tăng năng suất, chất lượng cây dược liệu. Thời gian sinh trưởng của men được tính từ gieo đến thu hoạch đợt cuối cùng.

3.2.1. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến thời gian sinh trưởng của cây men (Mosla dianthera) men (Mosla dianthera)

Ở mỗi thời điểm gieo trồng khác nhau cây men rượu sinh trưởng và phát triển khác nhau. Bảng dưới đây thể hiện ảnh hưởng của thời gian gieo trồng đến sinh trưởng và phát triển của cây men.

Bảng 3.1: Thời gian sinh trƣởng của Cây men (Mosla dianthera) qua các thời vụ gieo trồng khác nhau

Công

thức

Thời vụ gieo trồng

Thời gian từ trồng đến … (ngày)

Phân cành Ra hoa Thu hoạch

2012 2013 TB 2012 2013 TB 2012 2013 TB

1 Gieo tháng 2 15 18 17 56 60 58 156 160 158

2 Gieo tháng 3 13 16 15 52 55 54 143 148 146

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Từ bảng 3.1 cho thấy: Theo kết quả thí nghiệm ở 2 năm nghiên cứu ghi lại thể hiện rằng các chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng và phát triển dưới tác động của yếu tố thời vụ (thời tiết khí hậu) là rất rõ nét.

Tổng thời gian sinh trưởng của cây là từ khi gieo tới khi có 75% số cây trên ô quả đã chuyển sang màu vàng nâu (cho thu hoạch). Ở công thức 1 (gieo ngày 01 tháng 2, trồng ngày 10 tháng 3) thời gian sinh trưởng của cây qua các giai đoạn phân cành (15 - 17 ngày), ra hoa (56 - 58 ngày) và thu hoạch (156 - 158 ngày) là dài nhất. Sau đó đến các chỉ tiêu của công thức thứ 2 (gieo ngày 01 tháng 3, trồng ngày 05 tháng 4) lần lượt là: giai đoạn phân cành (13-15 ngày), ra hoa (52 - 54 ngày) và thu hoạch (143 - 146 ngày). Ở công thức 3 (gieo ngày 01 tháng 4, trồng ngày 01 tháng 5) thời gian sinh trưởng của cây qua các giai đoạn phân cành (10 - 11 ngày), ra hoa (48 - 49 ngày) và thu hoạch (137 - 138 ngày) đạt ngắn nhất. Nguyên nhân là do có sự chênh lệch về điều kiện thời tiết giữa các tháng trong năm. Công thức 1 gieo tháng 2 gặp phải thời tiết rét đậm, khô đã kéo dài giai đoạn nảy mầm, cây con chậm phát triển nhưng bước vào giai đoạn từ phân cành đến thu hoạch thì cây phát triển mạnh về sinh khối. Công thức 2 và công thức 3 gieo trong điều kiện thời tiết thuận lợi hơn, nhiệt độ tăng, ẩm độ tăng, cây sinh trưởng, phát triển nhanh dẫn đến thời gian sinh trưởng ngắn hơn. Đặc biệt là ở công thức 3, từ phân cành, ra hoa cho đến thu hoạch là ngắn nhất. Nếu thời gian sinh trưởng dài thì các giai đoạn sinh trưởng cũng dài và ngược lại, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hình thành các cơ quan và khả năng tích lũy vật chất khô của cây. Điều này có ảnh hưởng lớn tới việc bố trí thời vụ cho cây men và năng suất thu hoạch ở mỗi vụ.

Như vậy, có thể khẳng định rằng thời gian sinh trưởng của cây men phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu nơi canh tác. Với kết quả nghiên cứu này cho thấy Công thức 1 (gieo tháng 2, trồng tháng 3) có thời gian sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trưởng của cây qua các giai đoạn phân cành, ra hoa và thu hoạch dài nhất. Thời vụ này có điều kiện thời tiết khí hậu phù hợp hơn cho các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây men và cho năng suất cao nhất.

3.2.2. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của cây men (Mosla dianthera) cây của cây men (Mosla dianthera)

0 0,2 0,4 0,6 0,8 1 1,2 1,4 1,6 1,8 2 2,2 2,4 2,6 2,8 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3

20 ngày 40 ngày 60 ngày

C m /ngà y năm 2012 năm 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Biểu đồ 3.2: Ảnh hƣởng của thời vụ gieo trồng đến tốc độ tăng trƣởng chiều cao cây của cây men (Mosla dianthera)

Qua số liệu ở biểu đồ 3.2 cho thấy: Năm 2012 và 2013, tốc độ tăng trưởng của cây men chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết khí hậu ở các thời vụ khác nhau.

Sau trồng 20 ngày: Công thức 1, gieo ngày 01 tháng 2, trồng ngày 10 tháng 3 có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây nhanh nhất (0,71- 1,04 cm/ngày), do thời gian gieo trồng gặp điều kiện thời tiết thuận lợi. Công thức 2, gieo ngày 01 tháng 3, trồng ngày 05 tháng 4, trời nắng nóng nên tốc độ tăng trưởng chiều cao cây so với công thức 1 thấp hơn (0,61- 0,87 cm/ngày). Công thức 3 gieo ngày 01 tháng 4, trồng ngày 01 tháng 5 thời tiết nắng nóng, hạn kéo dài, cây chậm phát triển, có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây thấp nhất (0,41- 0,6 cm/ngày).

Sau trồng 40 ngày, công thức 1 và công thức 2 ở giai đoạn thời tiết nắng hạn, cây phát triển chậm tốc độ tăng trưởng giao động từ 0,56 - 0,85 cm/ngày, ở công thức 3 do gặp thời tiết thuận lợi, khi có mưa cây phát triển mạnh, nên có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây nhanh nhất (0,84 - 1,13 cm/ngày).

Sau trồng 60 ngày, công thức 1 do giai đoạn cây con khỏe, trồng trong điều kiện thời tiết thuận lợi, cây tăng trưởng nhanh, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây nhanh nhất (2,02 - 2,80 cm/ngày). Ở công thức 2, gieo trồng trong điều kiện thời tiết nắng nóng dần (giai đoạn chuyển mùa) tốc độ tăng trưởng của cây cũng bị chậm lại (1,5 - 1,76 cm/ngày). Ở công thức 3, gieo trồng vào thời điểm nắng nóng nhất trong năm, cây bị khô hạn, sinh trưởng kém dẫn đến tốc độ tăng trưởng của cây cũng bị ảnh hưởng, đạt thấp nhất trong 3 công thức (1,24 - 1,4 cm/ngày).

Kết quả thí nghiệm 2 năm cho thấy: Công thức 1 (gieo ngày 01 tháng 2) có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây nhanh nhất so với công thức 2 và công thức 3. Qua thí nghiệm cho thấy, thời vụ gieo trồng ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trưởng chiều cao cây. Nếu chọn được thời vụ thích hợp để gieo trồng sẽ phát huy được tiềm năng năng suất, chất lượng của cây trồng đạt hiệu quả cao nhất.

3.2.3. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến tốc độ ra lá của cây men rượu (Mosla dianthera) (Mosla dianthera)

Lá là cơ quan làm nhiệm vụ quang hợp chủ yếu, đồng thời còn làm nhiệm vụ trao đổi khí, hô hấp, dự trữ dinh dưỡng cho cây. Tốc độ ra lá của cây men có liên quan chặt chẽ đến tốc độ tăng trưởng chiều cao và phụ thuộc vào yếu tố thời tiết, khí hậu.

Biểu đồ dưới đây thể hiện tốc độ ra lá của cây men vào các tháng gieo trồng khác nhau. 0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 4,5 5 5,5 6 6,5 1 2 3 1 2 3 1 2 3

20 ngày 40 ngày 60 ngày

/n

g

ày năm 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Biểu đồ 3.3: Ảnh hƣởng của thời vụ gieo trồng đến tốc độ ra lá của cây men (Mosla dianthera)

Dựa vào biểu đồ 3.3 có thể nhận xét:

Năm 2012: Từ trồng đến ngày thứ 20, ngày thứ 40 thì tốc độ ra lá cây men rượu ở công thức 1 (gieo ngày 01 tháng 2) đạt nhanh nhất (với 0,74 lá/ngày và 4,17 lá/ngày), công thức 3 (gieo ngày 01 tháng 4) chậm nhất (với 0,56 lá/ngày và 2,29 lá/ngày). Nhưng từ 60 ngày sau trồng thì tốc độ ra lá của công thức 2 (gieo ngày 01 tháng 3) đạt nhanh nhất (5,07 lá/ngày), công thức 1 đạt thấp nhất (2,34 lá/ngày).

Năm 2013: Từ trồng đến ngày thứ 20, ngày thứ 40 thì tốc độ ra lá cây men rượu ở công thức 1 (gieo ngày 01 tháng 2) đạt nhanh nhất (với 0,92 lá/ngày và 5,84 lá/ngày), công thức 3 (gieo ngày 01 tháng 4) chậm nhất (với 0,8 lá/ngày và 5 lá/ngày). Nhưng từ ngày 40 đến ngày 60 thì tốc độ ra lá của công thức 2 (gieo ngày 01 tháng 3) đạt nhanh nhất (5,56 lá/ngày), công thức 1 đạt thấp nhất (3,6 lá/ngày).

Kết quả thí nghiệm 2 năm cho thấy: Từ trồng đến ngày thứ 20, ngày thứ 40 sau trồng thì tốc độ ra lá cây men ở công thức 1 (gieo ngày 01 tháng 2) đạt nhanh nhất, từ 40 - 60 ngày sau trồng thì tốc độ ra lá của công thức 2 (gieo ngày 01 tháng 3) đạt nhanh nhất và công thức 1 đạt thấp nhất. Điều này chứng tỏ thời gian gieo trồng khác nhau thì tốc độ ra lá của cây men cũng khác nhau. Đây là cơ sở khoa học để bố trí thời vụ cây trồng hợp lý, đạt hiệu quả năng suất nhất.

3.2.4. Ảnh hưởng của thời vụ đến chiều cao cây, số lá, số cành, đường kính cây và năng suất của cây men cây và năng suất của cây men

Các yếu tố cấu thành năng suất như chiều cao cây, số lá, số cành ... của cây men có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chiều cao cây là một chỉ tiêu quan trọng, nó liên quan mật thiết đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Chiều cao cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, điều kiện khí hậu, kỹ thuật gieo trồng ... Chiều cao cây được tính từ sát mặt đất lên đỉnh ngọn cây, chiều cao cây tăng dần từ mọc đến khi kết thúc giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng (khi cây ra hoa) thì dừng lại.

Số lượng lá trên cây nhiều hay ít cũng phụ thuộc vào số cành và điều kiện thời tiết. Thời gian tồn tại của lá và hiệu suất quang hợp của bộ lá có vai trò quan trọng đối với năng suất và phẩm chất hạt.

Số cành và đường kính tán có tỉ lệ thuận với năng suất, số cành nhiều, đường kính tán rộng cây sẽ cho năng năng cao hơn số cành ít, đường kính nhỏ. Số cành và đường kính tán cũng bị ảnh hưởng của một số yếu tố như: điều kiện khí hậu, kỹ thuật gieo trồng, ...

Bảng 3.2a: Ảnh hƣởng của thời vụ gieo trồng đến số lá, số cành, đƣờng kính tán của Cây men (Mosla dianthera)

Chỉ tiêu CT Thời vụ gieo trồng Số lá (lá) Số cành (cành) Đƣờng kính tán (cm) 2012 2013 TB 2012 2013 TB 2012 2013 TB 1 Gieo tháng 2 132,73 246,40 190,00 107,07 69,00 90,90 38,02 45,66 43,83 2 Gieo tháng 3 137,47 221,60 175,40 100,93 64,00 83,00 37,11 39,74 39,34 3 Gieo tháng 4 88,53 188,00 138,60 61,93 58,00 61,00 28,31 32,40 31,60 P 0,010 0,001 0,002 0,006 0,05 0,005 0,002 0,008 0,001 CV(%) 8,1 2,1 3,7 5,4 5,6 6,0 6,1 6,0 3,1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

LSD.05 20,35 10,31 13,89 16,60 8,06 10,66 2,83 5,37 2,68

Bảng 3.2b: Ảnh hƣởng của thời vụ gieo trồng đến chiều cao cây và

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cây men (mosla dianthera) huyện na rì tỉnh bắc kạn (Trang 41)