Điều kiện tự nhiên của xã Lương Thành

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cây men (mosla dianthera) huyện na rì tỉnh bắc kạn (Trang 33)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

1.5.1.Điều kiện tự nhiên của xã Lương Thành

* Vị trí địa lý:

Xã Lương Thành có vị trí:

+ Phía Bắc giáp xã Lạng San, xã Lương Hạ. + Phía Đông giáp xã Lam Sơn.

+ Phía Nam giáp xã Văn Minh.

+ Phía Tây giáp xã Ân Tình, xã Lạng San.

* Đặc điểm địa hình:

Địa hình Lương Thành chủ yếu là đồi núi với nhiều núi đá vôi, thung lũng hẹp, độ dốc lớn. Độ cao trung bình từ 1000 – 1600 m so với mực nước biển. Xã được chia thành 9 thôn bản: Nà Pàn, Nà Lẹng, Pác Cáp, Khuổi Kháp, Bản Chang, Soi Cải, Nà Khon, Phiêng Cuôn, Nà Kèn.

Nhánh sông Bắc Giang bắt nguồn từ vùng núi Thượng Quan ở độ cao hơn 1.000m (Ngân Sơn) theo hướng Bắc đến Nam, tới xã Lương Thượng chuyển hướng Tây Bắc - Đông Nam. Nhánh Na Rì bắt nguồn từ xã Yên Cư (huyện Chợ Mới) từ Tây Nam Na Rì chảy lên Đông Bắc, đến xã Lương Thành hợp lưu sông Bắc Giang tại Pác Cáp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Địa phận Lương Thành nằm trong vùng thung lũng sông Bắc Giang, bị khối núi đá vôi Kim Hỷ án ngữ gió mùa hạ ở phía Tây, vì thế Lương Thành là địa phương có lượng mưa ít nhất của tỉnh Bắc Kạn, lượng mưa trung bình năm luôn dưới mức 1.400 mm.

+ Về nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm đạt 21,8 - 23,30C

+ Về ẩm độ: Từ tháng 2 đến tháng 10 ẩm độ giữa các tháng chênh lệch không đáng kể, dao động từ 81,2 - 87,5%, tháng có ẩm độ trung bình thấp nhất là tháng 2 và tháng 8 là tháng có ẩm độ trung bình cao nhất.

+ Về lượng mưa: Lượng mưa không đều giữa các tháng trong năm và có sự chênh lệch rất lớn giữa các năm. Lượng mưa bình quân năm từ 1.084,0mm đến 1.386,3mm, tập trung chủ yếu vào tháng 5 đến tháng 9.

- Tài nguyên

Lương Thành có vàng gốc (nguyên sinh) và vàng sa khoáng, quặng thiếc và loại đất núi đá vôi rất phù hợp cho sự phát triển thảm thực vật có nhiều cây lấy gỗ như: nghiến, trai…

- Địa chất và thổ nhưỡng

+ Đá mẹ: Vùng nghiên cứu chủ yếu thuộc nhóm đá vôi, phiến thạch sét, phiến thạch mi ca, sa thạch … Sản phẩm phong hóa tạo thành các nhóm đất địa thành trên đồi và núi, sản phảm sói mòn tạo thành đất thủy thành ven sông suối. Trong đó nhóm địa thành là chủ yếu.

+ Thổ nhưỡng: Vùng nghiên cứu có các nhóm đất chính sau:

. Đất Feralit mùn màu nâu xám trên núi trung bình phân bố ở độ cao >700m . Đất Feralit nâu, đỏ vàng phân bố ở độ cao <700m

. Đất Feralit nâu xám phát triển trên đá vôi

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cây men (mosla dianthera) huyện na rì tỉnh bắc kạn (Trang 33)