Ảnh hưởng của phân bón đến các giai đoạn sinh trưởng phát triển

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cây men (mosla dianthera) huyện na rì tỉnh bắc kạn (Trang 61)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3.4.1. Ảnh hưởng của phân bón đến các giai đoạn sinh trưởng phát triển

của cây men

Thí nghiệm về lượng phân bón được thực hiện trong 2 năm (2012, 2013) trồng ngày 11 tháng 3, với 7 mức phân bón khác nhau cho thấy: Lượng phân bón khác nhau thì thời gian phân cành, ra hoa, thu hoạch của cây men cũng khác nhau.

Bảng 3.5: Thời gian sinh trƣởng của cây men (Mosla dianthera) ở các công thức phân bón khác nhau

Công thức Ngày tháng gieo trồng

Thời gian từ trồng đến … (ngày)

Phân cành Ra hoa Thu hoạch

2012 2013 TB 2012 2013 TB 2012 2013 TB 1 01/02 12 14 13 48 60 54 149 152 151 2 01/02 14 16 15 47 55 51 150 153 152 3 01/02 10 11 11 44 50 47 153 159 156 4 01/02 14 15 15 49 56 53 152 156 154 5 01/02 11 14 13 46 54 50 150 150 150 6 01/02 15 16 16 48 55 52 148 154 151

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

7 01/02 18 18 18 56 61 59 140 148 144

Từ bảng 3.5 ta có thể nhận xét như sau:

Năm 2012, 2013: Công thức 3 có thời gian từ trồng đến phân cành sớm nhất (10 - 11 ngày), muộn nhất là công thức 7 - Không bón phân (18 ngày). Thời gian từ trồng đến ra hoa ngắn nhất là công thức 3 (44 - 47 ngày) và dài nhất là công thức 7 - Không bón phân (56 - 59 ngày). Thời gian từ trồng đến thu hoạch của cây men qua lượng phân bón khác nhau biến động từ 140 - 156 ngày, trong đó công thức 7 (không bón phân) có thời gian từ trồng đến thu hoạch ngắn nhất (140 ngày) và dài nhất công thức 3 (156 ngày).

Như vậy, ở các công thức phân bón khác nhau thì cây men có thời gian sinh trưởng khác nhau, đặc biệt là với công thức không bón phân thì cây có thời gian sinh trưởng ngắn nhất so với các công thức có bón phân. Các công thức có lượng phân bón khác nhau ảnh hưởng đến các giai đoạn sinh trưởng của cây khác nhau. Công thức 3 với lượng phân bón là 50N + 40P2O5 + 20K2O, cây phân cành, ra hoa sớm nhất, nhưng thời gian thu hoạch lại dài nhất so với các công thức khác. Công thức 7 (không bón phân) có thời gian từ trồng đến thu hoạch là ngắn nhất, công thức 5 với lượng phân bón là 40N + 50P2O5 + 20K2O có thời gian sinh trưởng của cây qua các giai đoạn phân cành, ra hoa và thu hoạch tương đương với các thí nghiệm về thời vụ và khoảng cách trồng. Còn các công thức khác có thời gian sinh trưởng của cây qua các giai đoạn phân cành, ra hoa và thu hoạch tương đối đồng đều.

3.4.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của cây men rượu (Mosla dianthera)

Thí nghiệm với định mức của các công thức phân bón khác nhau: Lượng phân đạm nguyên chất cao nhất là công thức 3 (30N), thấp nhất là công thức 1 (30N); Lượng phân lân nguyên chất cao nhất là công thức 5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

(50P2O5), thấp nhất là công thức 4 (30P2O5); Lượng kali nguyên chất cao nhất là công thức 6 (30K2O), thấp nhất ở các công thức khác (20K2O).

Kết quả cho thấy định mức phân bón khác nhau thì chiều cao cây cũng phát triển cũng khác nhau. Nếu bón nhiều hoặc bón ít phân bón cho cây cũng không có lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.

0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 4,5 5 5,5 6 6,5 1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7

20 ngày 40 ngày 60 ngày

/ngà

y

năm 2012 năm 2013

Biểu đồ 3.6: Ảnh hƣởng của phân bón đến tốc độ tăng trƣởng chiều cao cây của Cây men (Mosla dianthera)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhận xét: Biểu đồ 3.6 cho thấy, năm 2012, 2013: Thời gian từ khi trồng đến ngày thứ 20, công thức 3 có tốc độ tăng trưởng chiều cao nhanh nhất (0,62 - 0,73 cm/ngày), công thức 7 chậm nhất (0,48 - 0,56 cm/ngày). Từ 21 - 40 ngày sau trồng, công thức 6 (2012), công thức 5 (2013) có tốc độ tăng trưởng chiều cao nhanh nhất (0,96 - 0,74 cm/ngày), công thức 1 có tốc độ tăng trưởng chậm nhất (0,50 - 0,67 cm/ngày). Từ 41 - 60 ngày sau trồng, công thức 1 có tốc độ tăng trưởng chiều cao nhanh nhất (1,92 - 2,11cm/ngày), công thức 5 (2012) và công thức 7 (2013) tăng trưởng chậm nhất (0,85 - 0,95 cm/ngày).

Kết quả 2 năm cho thấy: Với lượng phân bón khác nhau, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây cũng khác nhau. Các công thức bón phân có tốc độ tăng trưởng chiều cao lớn hơn so với công thức không bón phân. Các giai đoạn sinh trưởng của cây cũng có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây khác nhau.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cây men (mosla dianthera) huyện na rì tỉnh bắc kạn (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)