4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.2.1. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến thời gian sinh trưởng của cây
Thời gian sinh trưởng của mọi cây trồng nói chung và cây men nói riêng là khoảng thời gian cần thiết để hoàn thành chu kỳ sống của cây. Đánh giá được thời gian sinh trưởng của cây men sẽ phục vụ cho công tác bố trí thời vụ, hạn chế điều kiện thời tiết bất thuận, sâu bệnh hại và làm tăng năng suất, chất lượng cây dược liệu. Thời gian sinh trưởng của men được tính từ gieo đến thu hoạch đợt cuối cùng.
3.2.1. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến thời gian sinh trưởng của cây men (Mosla dianthera) men (Mosla dianthera)
Ở mỗi thời điểm gieo trồng khác nhau cây men rượu sinh trưởng và phát triển khác nhau. Bảng dưới đây thể hiện ảnh hưởng của thời gian gieo trồng đến sinh trưởng và phát triển của cây men.
Bảng 3.1: Thời gian sinh trƣởng của Cây men (Mosla dianthera) qua các thời vụ gieo trồng khác nhau
Công
thức
Thời vụ gieo trồng
Thời gian từ trồng đến … (ngày)
Phân cành Ra hoa Thu hoạch
2012 2013 TB 2012 2013 TB 2012 2013 TB
1 Gieo tháng 2 15 18 17 56 60 58 156 160 158
2 Gieo tháng 3 13 16 15 52 55 54 143 148 146
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Từ bảng 3.1 cho thấy: Theo kết quả thí nghiệm ở 2 năm nghiên cứu ghi lại thể hiện rằng các chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng và phát triển dưới tác động của yếu tố thời vụ (thời tiết khí hậu) là rất rõ nét.
Tổng thời gian sinh trưởng của cây là từ khi gieo tới khi có 75% số cây trên ô quả đã chuyển sang màu vàng nâu (cho thu hoạch). Ở công thức 1 (gieo ngày 01 tháng 2, trồng ngày 10 tháng 3) thời gian sinh trưởng của cây qua các giai đoạn phân cành (15 - 17 ngày), ra hoa (56 - 58 ngày) và thu hoạch (156 - 158 ngày) là dài nhất. Sau đó đến các chỉ tiêu của công thức thứ 2 (gieo ngày 01 tháng 3, trồng ngày 05 tháng 4) lần lượt là: giai đoạn phân cành (13-15 ngày), ra hoa (52 - 54 ngày) và thu hoạch (143 - 146 ngày). Ở công thức 3 (gieo ngày 01 tháng 4, trồng ngày 01 tháng 5) thời gian sinh trưởng của cây qua các giai đoạn phân cành (10 - 11 ngày), ra hoa (48 - 49 ngày) và thu hoạch (137 - 138 ngày) đạt ngắn nhất. Nguyên nhân là do có sự chênh lệch về điều kiện thời tiết giữa các tháng trong năm. Công thức 1 gieo tháng 2 gặp phải thời tiết rét đậm, khô đã kéo dài giai đoạn nảy mầm, cây con chậm phát triển nhưng bước vào giai đoạn từ phân cành đến thu hoạch thì cây phát triển mạnh về sinh khối. Công thức 2 và công thức 3 gieo trong điều kiện thời tiết thuận lợi hơn, nhiệt độ tăng, ẩm độ tăng, cây sinh trưởng, phát triển nhanh dẫn đến thời gian sinh trưởng ngắn hơn. Đặc biệt là ở công thức 3, từ phân cành, ra hoa cho đến thu hoạch là ngắn nhất. Nếu thời gian sinh trưởng dài thì các giai đoạn sinh trưởng cũng dài và ngược lại, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hình thành các cơ quan và khả năng tích lũy vật chất khô của cây. Điều này có ảnh hưởng lớn tới việc bố trí thời vụ cho cây men và năng suất thu hoạch ở mỗi vụ.
Như vậy, có thể khẳng định rằng thời gian sinh trưởng của cây men phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu nơi canh tác. Với kết quả nghiên cứu này cho thấy Công thức 1 (gieo tháng 2, trồng tháng 3) có thời gian sinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
trưởng của cây qua các giai đoạn phân cành, ra hoa và thu hoạch dài nhất. Thời vụ này có điều kiện thời tiết khí hậu phù hợp hơn cho các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây men và cho năng suất cao nhất.