Tình hình nghiên cứu và sản xuất cây me nở tỉnh Bắc Kạn

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cây men (mosla dianthera) huyện na rì tỉnh bắc kạn (Trang 29)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

1.4.3.Tình hình nghiên cứu và sản xuất cây me nở tỉnh Bắc Kạn

Là tỉnh vùng cao, điều kiện về khí hậu, thổ nhưỡng ở Bắc Kạn phù hợp cho nhiều loài cây dược liệu quý sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, việc quản lý, khai thác, sử dụng còn nhiều hạn chế, làm cho nguồn tài nguyên này đang ngày càng cạn kiệt, thậm chí có những loại cây đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Trong các loài cây người dân sử dụng làm bánh men rượu tại khu vực tỉnh Bắc Kạn gồm 54 loài chính thu thập được ở 4 huyện: Ba Bể, Pác Nặm, Chợ Đồn và Na Rì.

Các loài cây không thể thiếu trong thành phần bánh men các loài: - Đồng tiền dại

- Cúc hoa xoắn - Thuỷ ma - Bù dẻ lá lớn

- Riềng và Riềng rừng

- Cây men (Sa dịp) - Mosla dianthera (Buch-Ham). Maxim.

Trong đó, Cây men (Mosla dianthera) là loài cây bụi thấp thường sống một năm, toàn thân cây có mùi thơm. Được người dân sử dụng làm thành phần chính của men lá nấu rượu. Trước đây cây men còn mọc tự nhiên nhiều nhất là những bãi hoang, nay do khai thác quá mức đã gần như cạn kiệt. Người dân đang tiến hành gây trồng để sử dụng lâu dài. Vào tháng 7 đến tháng 9 khi cây đã có quả già, thu hái cả cây, đem phơi khô trên miếng bạt, khi đã khô vò lấy hạt, cây khô còn lại cất để dùng làm men, hạt cất để nơi khô ráo. Tháng 2-3 năm sau mang vãi ra bãi hoang cây khác tự mọc lên tốt (hoặc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

làm đất như gieo các loại cây rau thông thường, hạt cây rất nhỏ vì vậy khi gieo cần trộn với đất mầu để khi gieo cho đều, tránh chỗ quá thưa và chỗ lại quá dầy).

Cây men là giống cây dược liệu đã có từ lâu đời, là thành phần không thể thiếu để làm men nấu rượu của các tỉnh vùng núi phía Bắc. Cây có khả năng chịu đựng được đất nghèo dinh dưỡng, tỉ lệ cát cao, đất bạc màu và đất đồi trọc. Loại cây này hiện nay đã được bảo tồn và phát triển trên diện rộng tại các tỉnh như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn…

Người Dao, Tày, Nùng có thể sử dụng hết các bộ phận của cây men để làm nguyên liệu chế biến lên men lá, thân thẳng, vỏ màu nâu, lá nhỏ, có mùi thơm, nhiều chùm hoa, hoa màu trắng, ngọn xanh, ít nhiễm sâu bệnh. Cây cao từ 55 - 75cm, đường kính từ 30 - 50cm, thời gian sinh trưởng từ 4-5 tháng.

- Phân bố sinh thái:

Cây phân bố chủ yếu ở các huyện Ba Bể, Pác Nặm, Chợ Đồn và Na Rì. Tại khu vực nghiên cứu, có ở 3 xã: Lương Thành, Liêm Thuỷ, Ân Tình. Là loài cây rất dễ gây trồng, có khả năng sinh trưởng trên đất xấu, khô hạn, các bãi hoang trên triền đồi nơi có nhiều ánh sáng. Thường gặp từ độ cao 300m - 600m.

- Công dụng:

Do cây có chứa nhiều tinh dầu nên người dân thường sử dụng làm thuốc với tác dụng thanh nhiệt giải thử, tiêm viêm và được sử dụng làm men lá, là cây không thể thiếu được trong thành phần của bánh men. Cây được thu hoạch vào tháng 6 đến tháng 7, tuy nhiên nếu lấy làm bánh men tốt nhất là vào lúc cây đang có hoa, mang phơi khô để nơi khô ráo dùng dần cho tới vụ sau.

- Tình trạng:

Do khai thác nhổ cả gốc rễ vào giai đoạn quả chưa già, vì vậy nguồn tái sinh của cây rất thiếu nên hiện nay loài cây này còn gặp rất ít tại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3 xã khu vực nghiên cứu. Hiện nay, một số người dân đã biết gây trồng để sử dụng làm bánh men lá lâu dài và đem trao đổi trên thị trường.

Các loài cây chính hiện nay trừ cây Cúc hoa xoắn và Riềng, các loài khác rất khó tìm kiếm. Chủ yếu phải mua ở chợ như các loài:

- Thuỷ ma - Đồng tiền dại - Bù dẻ lá lớn - Cây men

Các loài cây làm bánh men chưa được gây trồng trừ cây Riềng, Bù dẻ lá lớn, Cây men, có thể nhận thấy các xã tại huyện Na Rì, Ba Bể và Pác Nặm đã trồng được một số loài cây làm men lá, nhưng với diện tích không đáng kể. Mới chỉ có một vài gia đình gây trồng. Do khai thác phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên và khai thác nhiều nên các loài cây làm men hiện còn có trong khu vực các thôn và các xã còn rất ít (xã Liêm Thuỷ, xã Ân Tình và xã Lương Thành, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn).

Bắc Kạn có diện tích rừng chiếm tới 58% diện tích tự nhiên, trong đó là nguồn dược liệu phong phú, đa dạng. Nhưng nếu cứ duy trì cách quản lý, bảo vệ, phát triển nguồn dược liệu như hiện nay thì nhiều loại có nguy cơ bị tận diệt. Nhà nước cần bổ sung một số loài cây dược liệu quý vào danh mục cấm khai thác trong Nghị định 32 để cơ quan chức năng có cơ sở xử lý, ngăn chặn khai thác tràn lan. Bên cạnh đó tỉnh Bắc Kạn cần có biện pháp chấn chỉnh tình trạng khai thác, mua bán dược liệu trái phép hiện nay. Đồng thời, thực hiện một số dự án về bảo tồn, trồng cây dược liệu quý đã được phê duyệt nhằm tạo việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân, góp phần vào chương trình xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn toàn tỉnh.

Trong ba năm, 2002 - 2004, đề tài “Ðiều tra, đánh giá tiềm năng và thực trạng sử dụng y dược học cổ truyền trong đồng bào các dân tộc tỉnh Bắc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kạn” xác định, trên địa bàn tỉnh có 32 loại cây dược liệu dùng làm các vị thuốc quý cần được bảo tồn, phát triển. Tuy nhiên, do việc quản lý còn nhiều hạn chế dẫn đến việc khai thác rầm rộ, một số dược liệu quý cần bảo tồn đến nay đã cạn kiệt. Ðáng chú ý, dược liệu mà bà con khai thác rất ít sử dụng tại chỗ, mà phần lớn bán cho các cơ sở thu mua, rồi họ vận chuyển đi tiêu thụ ở biên giới phía Bắc.

Hiện nay nguồn thảo dược có trong tự nhiên tại địa bàn tỉnh Bắc Kạn đang bị người dân khai thác cạn kiệt để phục vụ cho các nhà thuốc gia truyền chữa trị bệnh, vừa cất bán cho các tư thương xuất khẩu. Đến nay địa phương vẫn chưa có tổ chức nào chính thức đăng ký thu mua để nộp ngân sách và phục vụ cho việc duy trì nguồn gen các loài thuốc quí này.

Đối với những sản phẩm chăm sóc sức khỏe có nguồn gốc từ thảo dược đang được tiêu thụ mạnh. Nhà nước cũng đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển y dược học cổ truyền. Thiết nghĩ, Bắc Kạn cần nhanh chóng có biện pháp quản lý chặt chẽ chấn chỉnh tình trạng khai thác, mua bán dược liệu lãng phí như hiện nay. Đồng thời, có chính sách hỗ trợ để đưa chương trình nuôi trồng cây dược liệu tự nhiên gắn với phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân về lâu dài, góp phần xoá đói giảm nghèo bền vững ở những nơi vùng sâu này.

Năm 2012, nhóm nghiên cứu Đặng Kim Vui và cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật canh tác đến sinh trưởng và năng suất cây men (Mosla dianthera) tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Ba thí nghiệm về thời vụ gieo trồng, khoảng cách trồng và lượng phân bón cho Cây men (Mosla dianthera) được tiến hành tại xã Lương Thành, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn năm 2012. Kết quả thí nghiệm cho thấy: Gieo tháng 2 đạt năng suất cao nhất (7,82 tấn/ha) và gieo tháng 4 cho năng suất thấp nhất (5,66 tấn/ha). Công thức 4 (35 x 30 cm) đạt năng suất cao nhất (9,27 tấn/ha), công thức 3 (35 x 25

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cm) đạt thấp nhất (7,73 tấn/ha). Các công thức bón phân đạt năng suất cao hơn công thức không bón phân, công thức 5 (40N + 50P2O5 + 20K2O) đạt năng suất cao nhất (8,99 tấn/ha). Như vậy, quy trình kỹ thuật canh tác Cây men ở tỉnh Bắc Kạn: Gieo trồng trong tháng 2 với khoảng cách trồng 35 x 30 cm và lượng phân bón 5 tấn phân chuồng + 40N + 50P2O5 + 20K2O cho năng suất cao nhất (Đặng Kim Vui và cs, 2013) [21]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.5. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Lƣơng Thành, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn

1.5.1. Điều kiện tự nhiên của xã Lương Thành

* Vị trí địa lý:

Xã Lương Thành có vị trí:

+ Phía Bắc giáp xã Lạng San, xã Lương Hạ. + Phía Đông giáp xã Lam Sơn.

+ Phía Nam giáp xã Văn Minh.

+ Phía Tây giáp xã Ân Tình, xã Lạng San.

* Đặc điểm địa hình:

Địa hình Lương Thành chủ yếu là đồi núi với nhiều núi đá vôi, thung lũng hẹp, độ dốc lớn. Độ cao trung bình từ 1000 – 1600 m so với mực nước biển. Xã được chia thành 9 thôn bản: Nà Pàn, Nà Lẹng, Pác Cáp, Khuổi Kháp, Bản Chang, Soi Cải, Nà Khon, Phiêng Cuôn, Nà Kèn.

Nhánh sông Bắc Giang bắt nguồn từ vùng núi Thượng Quan ở độ cao hơn 1.000m (Ngân Sơn) theo hướng Bắc đến Nam, tới xã Lương Thượng chuyển hướng Tây Bắc - Đông Nam. Nhánh Na Rì bắt nguồn từ xã Yên Cư (huyện Chợ Mới) từ Tây Nam Na Rì chảy lên Đông Bắc, đến xã Lương Thành hợp lưu sông Bắc Giang tại Pác Cáp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Địa phận Lương Thành nằm trong vùng thung lũng sông Bắc Giang, bị khối núi đá vôi Kim Hỷ án ngữ gió mùa hạ ở phía Tây, vì thế Lương Thành là địa phương có lượng mưa ít nhất của tỉnh Bắc Kạn, lượng mưa trung bình năm luôn dưới mức 1.400 mm.

+ Về nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm đạt 21,8 - 23,30C

+ Về ẩm độ: Từ tháng 2 đến tháng 10 ẩm độ giữa các tháng chênh lệch không đáng kể, dao động từ 81,2 - 87,5%, tháng có ẩm độ trung bình thấp nhất là tháng 2 và tháng 8 là tháng có ẩm độ trung bình cao nhất.

+ Về lượng mưa: Lượng mưa không đều giữa các tháng trong năm và có sự chênh lệch rất lớn giữa các năm. Lượng mưa bình quân năm từ 1.084,0mm đến 1.386,3mm, tập trung chủ yếu vào tháng 5 đến tháng 9.

- Tài nguyên

Lương Thành có vàng gốc (nguyên sinh) và vàng sa khoáng, quặng thiếc và loại đất núi đá vôi rất phù hợp cho sự phát triển thảm thực vật có nhiều cây lấy gỗ như: nghiến, trai…

- Địa chất và thổ nhưỡng

+ Đá mẹ: Vùng nghiên cứu chủ yếu thuộc nhóm đá vôi, phiến thạch sét, phiến thạch mi ca, sa thạch … Sản phẩm phong hóa tạo thành các nhóm đất địa thành trên đồi và núi, sản phảm sói mòn tạo thành đất thủy thành ven sông suối. Trong đó nhóm địa thành là chủ yếu.

+ Thổ nhưỡng: Vùng nghiên cứu có các nhóm đất chính sau:

. Đất Feralit mùn màu nâu xám trên núi trung bình phân bố ở độ cao >700m . Đất Feralit nâu, đỏ vàng phân bố ở độ cao <700m

. Đất Feralit nâu xám phát triển trên đá vôi

1.5.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Lương Thành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Xã Lương Thành có diện tích 20,26 km², Dân số trung bình năm 2011 của xã là 1.027 người, với mật độ bình quân 54 người/km2

. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn cao: 1,5%.

Thành phần dân tộc: Gồm 5 dân tộc anh em cùng sinh sống: Tày, Nùng, Mông, Dao, Kinh; trong đó người Nùng chiếm 90% dân số.

Lao động: Chủ yếu là lao động nông lâm nghiệp, với lực lượng lao động rất dồi dào.

* Thực trạng về kinh tế

- Sản xuất nông, lâm nghiệp: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Diện tích đất nông nghiệp: 316,66 ha, trong đó đất trồng lúa: 120 ha; đất trồng ngô: 97ha; còn lại là đất trồng cây hàng năm khác như: sắn, lạc, đậu, dong riềng, … Tổng sản lượng lương thực hàng năm là: 800 tấn (năm 2011)

+ Đất trồng cây lâu năm là: 350 ha gồm các cây trồng như: Quýt, hồng, chè, hồi, quế,…

+ Đất lâm nghiệp: 878,41 ha bao gồm: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất

- Cơ sở hạ tầng:

+ Giao thông: Trung tâm xã nằm trên trục đường 3B đường vào trung tâm huyện, hệ thống đường liên thôn (bản) chủ yếu là đường đất, đi lại còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là vào mùa mưa, đường trơn, lầy lội các loại xe đều không thể ra vào được. Bất cập này đã ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của nhân dân trong xã.

+ Thủy lợi: Trong vùng chỉ có một vài con suối nhỏ cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp nhưng lượng nước không nhiều, diện tích được tưới tiêu thấp, vì vậy nguồn nước phục vụ sản xuất chủ yếu là dựa vào nguồn nước tưới tự nhiên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Về y tế: Trạm y tế xã năm ngay trung tâm xã gồm 4 biên chế: 01 bác sỹ, 02 y sỹ, 02 y tá; mạng lưới y tế thôn bản được quan tâm, đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh ban đầu của nhân dân.

+ Về giáo dục: Cơ sở vật chất còn thiếu, các trang thiết bị sử dụng cho dạy và học còn hạn chế, các lớp học tạm vẫn còn, đời sống của giáo viên vùng cao còn gặp nhiều khó khăn.

+ Văn hóa: Nét văn hóa của người dân nơi đây cũng rất phong phú và đa dạng. Người Nùng còn có những nghề thủ công như: Dệt, rèn, đúc, đan lát, làm đồ gốm, làm giấy dó... Trang phục của người Nùng thường làm bằng vải thô tự dệt, nhuộm chàm và hầu như không có các hoạ tiết trang trí. Trang phục của nam giới là áo cổ đứng, xẻ ngực, có hàng cúc vải. Phụ nữ mặc áo năm thân, dài quá hông, cài cúc bên nách phải. Phần lớn người Nùng ở nhà sàn, một số ở nhà đất làm theo kiểu trình tường hoặc xây bằng gạch mộc.

Du khách đến địa phương có thể thưởng thức những món ăn đặc sản của bà con dân tộc như rượu ngô men lá, vịt quay, khau nhục, bánh lá ngải, bún trắng…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng

* Cây men (Sa dịp) - Mosla dianthera (Buch-Ham). Maxim.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tiến hành nghiên cứu tại xã Lương Thành, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Xã Lương Thành có truyền thống lịch sử và kinh nghiệm sản xuất men rượu từ rất lâu đời, ở cả 9 thôn, bản: Nà Pàn, Nà Lẹng, Pác Cáp, Khuổi Kháp, Bản Chang, Soi Cải, Nà Khon, Phiêng Cuôn, Nà Kèn. Đặc biệt là thôn Nà Pàn, có 35 hộ thì có đến 31 hộ chuyên sản xuất men rượu để bán và nấu rượu men lá.

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: 2 năm, từ tháng 2/2012 - 8/2013

+ Thời gian thí nghiệm thời vụ: Tháng 2 - 8/2012; Tháng 2 - 8/2013 + Thời gian thí nghiệm mật độ: Tháng 2 - 7/2012; Tháng 2 - 7/2013 + Thời gian thí nghiệm phân bón: Tháng 2 - 7/2012; Tháng 2 - 7/2013 + Xây dựng được mô hình trình diễn kỹ thuật canh tác mới:

Tháng 2 - 7/2013.

- Địa điểm nghiên cứu: Xã Lương Thành, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Thí nghiệm 1: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây men (Mosla dianthera) qua thời vụ gieo trồng khác nhau.

- Thí nghiệm 2: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây men (Mosla dianthera) ở các khoảng cách trồng khác nhau.

- Thí nghiệm 3: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và năng suất của cây men (Mosla dianthera) ở các công thức phân bón khác nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cây men (mosla dianthera) huyện na rì tỉnh bắc kạn (Trang 29)