Ảnh hưởng của phân bón đến chiều cao cây, số lá, số cành, đường

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cây men (mosla dianthera) huyện na rì tỉnh bắc kạn (Trang 66)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3.4.4.Ảnh hưởng của phân bón đến chiều cao cây, số lá, số cành, đường

kính và năng suất của cây men

Để nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến chiều cao cây, số lá, số cành và đường kính cây men, chúng tôi tiến hành thí nghiệm với 6 công thức phân bón khác nhau, trong đó công thức 7 (đối chứng) không bón phân. Kết quả thu được là phân bón có ảnh hưởng rõ rệt đến các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất của cây, tuy nhiên ở mỗi công thức có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh trưởng khác nhau. Các công thức bón phân làm tăng số cành so với công thức không bón phân từ 16,8 - 40,7 cành; làm tăng số lá từ 32 - 52,7 lá; làm tăng đường kính tán từ 9,6 - 21,1 cm và làm tăng năng suất từ 2,7 - 3,5 tấn/ha. Điều này được thể hiện ở Bảng 3.6a và Bảng 3.6b.

Bảng 3.6a: Ảnh hƣởng của phân bón đến chiều cao cây, đƣờng kính tán, số lá, số nhánh và năng suất cây men (Mosla dianthera)

Chỉ tiêu CT Số cành (cành) Đƣờng kính tán (cm) Số lá (lá) 2012 2013 TB 2012 2013 TB 2012 2013 TB 1 99,13 69,00 84,07 37,99 50,86 44,43 128,90 250,00 189,47 2 101,60 67,20 84,40 37,65 47,38 42,52 126,70 248,00 187,40 3 100,90 68,80 84,87 36,91 52,50 44,70 128,60 246,00 186,33 4 92,60 65,60 79,10 37,11 48,48 42,80 123,80 247,20 185,53 5 102,70 70,00 86,37 33,72 43,80 38,76 141,27 264,80 203,00 6 110,60 69,20 89,90 37,67 49,96 43,81 120,20 245,60 182,87 7 61,93 48,80 55,37 28,31 31,32 29,82 88,53 232,80 160,67

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

P 0,000 0,001 0,000 0,001 0,000 0,015 0,000 0,005 0,001

CV(%) 8,0 7,0 10,7 5,6 7,6 7,8 5,9 2,7 4,1

LSD.05

13,63 8,19 7,83 4,46 6,27 11,15 12,93 12,04 13,59

Bảng 3.6b: Ảnh hƣởng của phân bón đến chiều cao cây, đƣờng kính tán, số lá, số nhánh và năng suất cây men (Mosla dianthera)

Chỉ tiêu CT

Chiều cao cây (cm) Năng suất (tấn/ha)

2012 2013 TB 2012 2013 TB 1 53,30 67,98 60,66 6,24 7,96 7,10 2 50,79 56,00 53,40 6,35 7,99 7,17 3 52,09 53,00 52,55 6,81 7,45 7,13 4 53,40 51,80 52,60 6,21 8,39 7,30 5 47,55 55,20 51,38 8,99 9,27 9,13 6 52,42 60,10 56,26 6,24 8,16 7,20 7 48,21 42,04 45,13 5,43 6,51 5,97 P 0,015 0,000 0,009 0,000 0,001 0,000 CV(%) 6,9 4,6 6,9 9,6 6,3 6,5 LSD.05 3,52 4,49 6,54 0,68 0,89 0,85

Qua bảng 3.6a,b cho thấy:

Vụ năm 2012, 2013 số cành ở các công thức có bón phân đạt cao hơn so với công thức không bón phân ở mức độ tin cậy 95%. Công thức 1, 2, 3, 5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

và 6 đạt số cành cao tương đương nhau, số cành thấp nhất là công thức 4. Các công thức bón phân có đường kính tán tương đương nhau và cao hơn đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Các công thức bón phân có số lá đạt cao hơn chắc chắn so với công thức không bón phân ở mức độ tin cậy 95%, trong đó, công thức 5 có số lá đạt cao nhất (264,8 lá), công thức 1, 2, 3, 4, 6 có số lá tương đương nhau. Chiều cao cây các công thức có chiều cao cây tương đương nhau và đạt cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Riêng công thức 2, 5 có chiều cao cây thấp tương đương đối chứng ở mức độ tin cậy 95%, công thức 1 có chiều cao cây cao nhất với độ tin cậy 95% . Năng suất của cây men qua các công thức phân bón biến động từ 5,43 – 9,13 tấn/ha. Qua xử lý thống kê cho thấy: Các công thức bón phân đạt năng suất cao hơn công thức không bón phân, công thức 5 (40N + 50P2O5 + 20K2O) đạt năng suất cao nhất (cả 2 năm, lần lượt là 8,99 - 9,13 tấn/ha), thấp nhất là công thức 7 - Không bón phân (5,43 - 5,97 tấn/ha) ở mức độ tin cậy 95%.

Qua 2 vụ ta thấy các mức phân bón khác nhau ảnh hưởng của đến số cành, đường kính tán, số lá và chiều cao cây của cây men khác nhau. Các công thức bón phân có các chỉ tiêu đều đạt cao hơn so với công thức đối chứng (không bón phân) ở mức độ tin cậy 95%. Trong đó, số lá công thức 5 đạt cao nhất (203,00 lá), các công thức 1, 2, 3, 4, 6 có số lá tương đương nhau. Chiều cao cây của công thức 1 cao nhất với độ tin cậy 95%, các công thức 2, 3, 4, 5, 6 có chiều cao cây tương đương nhau. Năng suất của cây men qua các công thức phân bón biến động từ 5,97 - 9,13 tấn/ha. Qua xử lý thống kê cho thấy: công thức 5 (40N + 50P2O5 + 20K2O) đạt năng suất cao nhất (9,13 tấn/ha), các công thức còn lại có năng suất (7,1 - 7,2 tấn/ha) tương đương nhau.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cây men (mosla dianthera) huyện na rì tỉnh bắc kạn (Trang 66)