Ứng dụng của chất kháng sinh có nguồn gốc từ xạ khuẩn

Một phần của tài liệu Tuyển chọn mọt số chủng xạ khuẩn có hoạt tính kháng sinh cao thuộc chi streptomyces (Trang 28)

Có thể thấy, P.a một khi bị nhiễm sẽ gây rất nhiều hậu quả nghiêm trọng thậm chí gây tử vong cho người bệnh Chính vì vậy, việc phòng và trị các căn

1.5.3. Ứng dụng của chất kháng sinh có nguồn gốc từ xạ khuẩn

1.5.3.1. Trong y học

Kể từ khi CKS được sử dụng và đã cứu sống được bệnh nhân bị nhiễm trùng máu năm 1941 [14]. Đến nay hàng loạt CKS đã được phát hiện và ứng dụng trong y học đã đóng góp một phần không nhỏ trong công tác phòng và điều trị bệnh tật, nhất là các bệnh nhiễm khuẩn của con người. Nhờ có các loại thuốc kháng sinh mà con người đã khống chế và loại bỏ được nhiều bệnh nguy hiểm như dịch tả, thương hàn v.v…

Phần lớn các CKS được sử dụng trong y học có nguồn gốc từ XK, trong đó có tới 1/3 các chất kháng sinh là do xạ khuẩn hiếm sinh ra. Trong y học, kháng sinh có thể được dùng kết hợp cùng lúc nhiều loại kháng sinh nhằm mang lại hiệu quả cộng hợp - tăng liều gấp hai của mỗi loại kháng sinh (khi kết hợp hai KS hãm khuẩn) hoặc hiệu quả cộng lực - tăng hiệu lực của CKS (khi kết hợp hai KS diệt khuẩn) [14].

Hầu hết các chất kháng sinh có nguồn gốc từ XK đều có phổ kháng khuẩn rộng. Trong số đó đã có rất nhiều chất đã và đang được sử dụng trong y học để điều trị các bệnh nhiễm trùng, ví dụ như Streptomycin, Neomycin, Tetracyclin...

Streptomycin: Được Waksman phát hiện ra từ năm 1943, có nguồn gốc từ xạ khuẩn Streptomyces griseus, có khả năng chống các vi khuẩn Gr (-) khá mạnh. Streptomycin được sử dụng rất có hiệu quả để điều trị các bệnh dịch hạch, ho gà và đặc biệt quan trọng hơn cả là dùng để chữa bệnh lao [2].

Neomycin: Là chất kháng sinh có hoạt phổ rộng, được tách ra từ xạ khuẩn Streptomycesfradiae vào năm 1949, có tác dụng chống cả các vi khuẩn Gr (-) và Gr (+). Đặc biệt là chống được nhiều loài vi khuẩn đã kháng lại với Penixilin và Streptomycin [2].

Gentamycin: Có nguồn gốc từ xạ khuẩn Micromonospora purpurea, có phổ kháng sinh rộng, có tác dụng chống cả vi khuẩn Gr (+) như tụ cầu, phế cầu đã kháng lại Penixilin và vi khuẩn Gr (-) như màng não cầu, lậu cầu. Trong y học, chủ yếu dùng để điều trị các bệnh do nhiễm P.seudomonas [2].

Tetracyclin: Là các kháng sinh được tách chiết từ dịch nuôi cấy một số chủng xạ khuẩn thuộc chi Streptomyces, các chất kháng sinh này có phổ kháng sinh rộng, chống được cả các vi khuẩn Gr (+), Gr (-), ricketsia và một vài loài vi rút lớn. Ngoài sử dụng chữa bệnh cho người, tetracyclin còn được sử dụng chữa bệnh cho gia súc, gia cầm [1], [3].

Chloramphenicol: Có nguồn gốc từ xạ khuẩn Streptomyces venezuelae,

được phát hiện vào năm 1947, có hoạt tính chống lại được nhiều loài vi khuẩn Gr (+), Gr (-) [15].

Erythromycin: Có nguồn gốc từ xạ khuẩn Streptomyces erythreus, là chất kháng sinh có phổ rộng đối với các vi khuẩn Gram dương, được sử dụng nhiều nhất trong điều trị bệnh viêm phổi do mycoplasma và viêm họng do liên

cầu khuẩn [5], [15].

Novobicin: Có nguồn gốc từ xạ khuẩn Streptomyces spheroides và Streptomyces niveus, có hoạt tính mạnh đối với vi khuẩn Gr (+). Đặc biệt có khả năng chống các tụ cầu đã kháng với penixilin và một số CKS khác [12].

Vancomycin: Có nguồn gốc từ xạ khuẩn Streptomyces orientaliss, được dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn Gram dương, đặc biệt là các liên cầu, tụ cầu và phế cầu [15].

Amphoterycin B: Có nguồn gốc từ XK Streptomyces nodosus, được dùng để điều chỉnh các bệnh ngoài da do nấm Candida abbicans gây ra [15].

Dactinomycin: Có nguồn gốc từ XK Streptomyces antibiticus, có hoạt tính kìm hãm phát triển các khối u ác tính. Được dùng để điều trị một số bệnh ung thư [15].

Daunorubixin: Có nguồn gốc từ XK Streptomyces coeruleorubidus, được dùng để điều trị bệnh bạch cầu cấp tính, bệnh Hodgkin [15].

Một phần của tài liệu Tuyển chọn mọt số chủng xạ khuẩn có hoạt tính kháng sinh cao thuộc chi streptomyces (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)