Ảnh hưởng của nguồn nitơ đến khả năng tổng hợp CKS

Một phần của tài liệu Tuyển chọn mọt số chủng xạ khuẩn có hoạt tính kháng sinh cao thuộc chi streptomyces (Trang 70)

C, 30 0 35 0 45 0 C Sau 168 giờ thử HTKS bằng phương pháp lỗ thạch.

3.4.3.Ảnh hưởng của nguồn nitơ đến khả năng tổng hợp CKS

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.4.3.Ảnh hưởng của nguồn nitơ đến khả năng tổng hợp CKS

* Ảnh hưởng của nguồn nitơ

Để nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn nitơ đến khả năng hình thành CKS, đồng thời xác định được nguồn nitơ thích hợp nhất cho chủng TT1.2 sinh tổng hợp chất kháng sinh cực đại, chúng tôi tiến hành khảo sát một số nguồn nitơ thông thường được sử dụng để lên men CKS đó là: NaNO3, KNO3, (NH4)SO4, cao thịt, peptone, bột đậu tương, cao nấm men. Quá trình lên men được tiến hành trên máy lắc tròn với tốc độ 220 vòng/phút, ở 280

sau 168 giờ lên men. Hoạt tính kháng sinh được xác định bằng phương pháp lỗ thạch. Kết quả được thể hiện trên Bảng 3.16, Hình 3.19, Hình 3.20.

Bảng 3.16. Ảnh hưởng của nguồn nitơ đến khả năng tổng hợp CKS của chủng TT1.2

Nguồn nitơ bổ sung (1%)

Hoạt tính kháng sinh (D-d, mm)

M.luteus S.entericatyphi S.flexneri

NaNO3 - + - KNO3 + 7 0,67 - (NH4)2SO4 - - - Cao thịt - - + Pepton + 7 - Bột đậu tƣơng 20 0,25 25 0,21 23 0,48 Cao nấm men - - 8 0,33

Chú thích: D: đường kính vòng vô khuẩn, d: đường kính lỗ thạch (-) : không có hoạt tính, (+) : hoạt tính yếu ( 5mm)

Hình 3.19: Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của nguồn nitơ đến khả năng tổng hợp CKS của chủng TT1.2

1: NaNO3 2: KNO3 3: (NH4)2SO4 4: Cao thịt 5: Pepton 6: Bột đậu tương 7: Cao nấm men

Hình 3.20. Kết quả ảnh hưởng của nguồn nitơ đến khả năng tổng hợp CKS của chủng TT1.2

1: Bột đậu tương 2: Cao nấm men 3: Peptone 4: KNO3 5: Cao thịt 6: NaNO3 7: (NH4)2SO4

Kết quả trình bày ở trên đã khẳng định ưu thế của bột đậu tương lên khả năng tổng hợp CKS của chủng TT1.2. Trong môi trường chứa nguồn nitơ là BĐT, HTKS thể hiện cao nhất và có khả năng kháng mạnh với cả 3 chủng vi khuẩn kiểm định. Các nguồn nitơ còn lại hầu hết không cho phép chủng TT1.2 sinh CKS hoặc sinh rất ít. Điều này có thể do các nguồn nitơ hữu cơ ngoài là nguồn cung cấp nitơ còn là nguồn cung cấp cacbon. Mặt khác, trong thành phần của BĐT không những chứa 40% protein mà còn chứa một số chất khác cần cho sinh tổng hợp CKS. Kết quả này của chúng tôi cũng phù hợp với các kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Minh Huy (2006) [11], Bùi Thị Việt Hà (2006) [8].

Trong khi đó, theo Vi Thị Đoan Chính (2011) thì nguồn nitơ thích hợp nhất cho sinh tổng hợp CKS của chủng Streptomyces cinereoruber HT28 là (NH4)2SO4 và KNO3, riêng chủng Streptomyces kurssanovii K4 thì nguồn nitơ cảm ứng cho sinh tổng hợp CKS mạnh nhất là bột đậu tương và cao nấm men. Như vậy, từ các kết quả thu được ta thấy rằng các chủng XK khác nhau có thể được cảm ứng bởi các nguồn nitơ hữu cơ hay vô cơ cho sinh CKS. Do đó, chúng tôi chọn nguồn nitơ là bột đậu tương cho các nghiên cứu tiếp theo.

* Ảnh hưởng của nồng độ nguồn nitơ

Sau khi xác định được nguồn nitơ thích hợp nhất cho sinh tổng hợp CKS của chủng TT1.2 là bột đậu tương, để tối ưu nồng độ BĐT, chúng tôi tiến hành nuôi cấy chủng TT1.2 trong môi trường A4– H dịch thể có nguồn nitơ là BĐT với các nồng độ khác nhau từ 0,5% - 3%, cách nhau 0,5%. Hoạt tính kháng sinh được xác định bằng phương pháp lỗ thạch. Kết quả được trình bày ở Bảng 3.17, Hình 3.21, Hình 3.22.

Bảng 3.17. Ảnh hưởng của nồng độ bột đậu tương đến khả năng tổng hợp CKS của chủng TT1.2

Nồng độ bột đậu tƣơng (%)

Hoạt tính kháng sinh (D-d, mm)

M.luteus S.entericatyphi S.flexneri

0,5 32 0,27 30 0,21 30 0,36 1 30 0,64 31 0,49 31 0,57 1,5 27 0,22 32 0,12 30 0,18 2 27 0,18 31 0,19 32 0,64 2,5 27 0,53 30 0,28 28 0,35 3 27 0,14 28 0,71 27 0,16

Kết quả cho thấy, chủng TT1.2 có hoạt tính kháng cả 3 loại vi khuẩn kiểm định ở các nồng độ khác nhau và trong các dải nồng độ chúng tôi khảo sát thì của chúng đều rất cao, có xu hướng giảm dần khi nồng độ bột đậu tương tăng dần. đạt mạnh và đồng đều nhất trên cả 3 chủng kiểm định là ở nồng độ 1%, Sau đó,

của 2 chủng này đều giảm dần ở các nồng độ

cao hơn. Theo chúng tôi, điều này có thể là do trong môi trường nuôi cấy có quá nhiều nguồn nitơ thì sẽ gây ra hiện tượng ức chế quá trình sinh tổng hợp các enzyme, trong đó có thể có các enzyme tham gia tổng hợp

quả của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả đã công bố của Nguyễn Hoàng Minh Huy (2006) [11]. Do đó, chúng tôi chọn nồng độ BĐT 1% cho các nghiên cứu tiếp theo.

Hình 3.21. Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của nồng độ nguồn nitơ (%) đến khả năng tổng hợp CKS của chủng TT1.2

Hình 3.22. Kết quả ảnh hưởng của nồng độ nguồn nitơ đến khả năng tổng hợp CKS của chủng TT1.2

Một phần của tài liệu Tuyển chọn mọt số chủng xạ khuẩn có hoạt tính kháng sinh cao thuộc chi streptomyces (Trang 70)