C, 30 0 35 0 45 0 C Sau 168 giờ thử HTKS bằng phương pháp lỗ thạch.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
ĐH2.3 ĐH2.4 BK2.2 TT1.2 VK
VK G (+) S. a ATCC 25923 18,23 0,18 - 38,37 ± 0,12 25,34±0,17 B.s VTCC B-888 14,55 0,07 15,17 0,21 40,32± 0,11 20,25±0,3 VK G (-) E. coli VTCC-B-883 - - + - P. a VTCC-B-481 24,62 0,23 6,23 0,24 43,33±0,16 21,15 0,24
Hình 3.7. HTKS của 4 chủng xạ khuẩn lựa chọn trong môi trường dịch
Kết quả trên cho thấy phần lớn các chủng lựa chọn đều giữ được hoạt HTKS khi chuyển từ môi trường thạch sang môi trường dịch thể. Hoạt tính của các chủng tương đối ổn định. Cả 4 chủng đều ức chế được 3 trong 4 VSV kiểm định, trong đó đặc biệt chủng BK 2.2 có khả năng ức chế rất mạnh với 3 VSV kiểm định.
Với mục tiêu như trên, để mở rộng khả năng ứng dụng của 4 chủng đã lựa chọn, chúng tôi tiến hành kiểm tra hoạt tính kháng khuẩn của 4 chủng này với 3 chủng VSV gây bệnh nguy hiểm trên người – kí hiệu là các chủng
M.luteus, S.flexneri và S.entericatyphi. Kết quả ở Bảng 3.7 và Hình 3.8 cho thấy chủng TT1.2 có khả năng ức chế mạnh được cả 3 chủng VK gây bệnh trên người là M. leteus, S.flexneri, S.entericatyphi, trong đó kháng mạnh nhất với chủng S.entericatyphi. Các chủng BK2.2, ĐH 2.4 cũng ức chế được 1 hoặc 2 trong 3 chủng gây bệnh nhưng có hoạt tính yếu.
Bảng 3.7. HT kháng khuẩn gây bệnh trên người của 4 chủng XK lựa chọn
Ký hiệu chủng Hoạt tính kháng sinh (D-d, mm)
M.luteus S.flexneri S.entericatyphi TT1.2 23,1 ± 0,5 22,2 ± 0,1 27,2 ± 0,3
BK 2.2 8,3 ± 0,1 + 8,5 ± 0,5
ĐK 2.3 7,6 ± 0,2 - +
ĐH 2.4 5,3 ± 0,2 10,0 ± 0,5 -
Hình 3.8. Kết quả biểu hiện hoạt tính kháng khuẩn gây bệnh trên người của 4 chủng xạ khuẩn lựa chọn
Theo kết quả nghiên cứu của Chương trình Quốc gia giám sát tình hình kháng thuốc của các vi khuẩn gây bệnh thường gặp ở nước ta, trực khuẩn lỵ (S.flexneri) là một trong số các vi khuẩn có tỷ lệ kháng kháng sinh rất cao, có tới hơn 80% các chủng S.flexneri kháng lại ampicllin, chloramphenicol và co- trimoxazol là những kháng sinh thường dùng trong điều trị, có hơn 40% trực khuẩn thương hàn (S.entericatyphi) kháng lại với ampicillin và 62% kháng lại với chloramphenicol. Trực khuẩn mủ xanh(P.a) – một trong số tác nhân hàng đầu gây nhiễm trùng bệnh viện cũng có khả năng kháng lại với nhiều loại kháng sinh thông thường như penicillin, ampicillin, chloramphenicol, tetracyclin và hiện nay cũng đã có khoảng 40% số chủng đã kháng lại với gentamicin [21].
Như vậy, với hướng nghiên cứu tuyển chọn ra các chủng HTKS cao, có hoạt tính kháng khuẩn gây bệnh trên người, căn cứ vào kết quả nhiên cứu
trên, chúng tôi đã chọn chủng TT1.2 có hoạt tính cao, ổn định có khả năng kháng được 3 vi khuẩn gây bệnh là trực khuẩn lỵ, trực khuẩn thương hàn và vi khuẩn gây bệnh cơ hội để nghiên cứu các đặc điểm sinh học và phân loại tiếp theo.