Phân bố của xạ khuẩn ở trong đất

Một phần của tài liệu Tuyển chọn mọt số chủng xạ khuẩn có hoạt tính kháng sinh cao thuộc chi streptomyces (Trang 45)

C, 30 0 35 0 45 0 C Sau 168 giờ thử HTKS bằng phương pháp lỗ thạch.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1.1. Phân bố của xạ khuẩn ở trong đất

Từ 103 mẫu đất khác nhau, chúng tôi đã phân lập và thuần khiết được 74 chủng xạ khuẩn, số lượng và sự phân bố của chúng được thể hiện trong Bảng 3.1 và Hình 3.1.

Bảng 3.1. Sự phân bố của xạ khuẩn từ các mẫu đất khác nhau

Loại đất Số lƣợng mẫu pH TB của đất

Số chủng phân lập đƣợc Tỉ lệ chủng XK so với tổng số chủng phân lập đƣợc ( %) Đất trồng màu 37 7,1 33 44,59 Đất vườn 23 6,0 20 27,02 Đất đồi 20 4,4 16 21,63 Đất trồng lúa 8 7,6 5 6,76

Đất qua cải tạo 15 3,7 0 0

Tổng 103 74

Kết quả trên Bảng 3.1 cho chúng ta thấy sự phân bố của XK trong các mẫu đất khác nhau là khác nhau và phụ thuộc vào điều kiện sinh thái và mức độ canh tác. Dễ dàng nhận thấy, đất màu và đất vườn là loại đất phù hợp hơn cả cho sự phân bố của XK. XK thường phân bố nhiều ở các loại đất tơi xốp, thoáng khí, giàu chất hữu cơ, có pH trung tính và độ ẩm thích hợp. Đất trồng màu và đất vườn thường xuyên được cuốc xới, bổ sung nguồn phân bón hữu cơ và vô cơ, có pH trung tính đó là điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển của XK, còn những loại đất nghèo dinh dưỡng và pH quá cao hoặc quá thấp, số lượng XK rất ít. Điều đáng chú ý ở đây là trong số 15 mẫu đất lấy tại

những nơi có quá trình hình thành muộn do san lấp, tân tạo và khử trùng, diệt khuẩn (bệnh viện) của con người thì số lượng VSV rất ít, kết quả phân lập của chúng tôi cho thấy không có chủng XK nào phát triển được trong các điều kiện sinh thái và môi trường như vậy.

Hình 3.1. Tỉ lệ các chủng xạ khuẩn theo nhóm đất 3.1.2. Tính đa dạng sinh học của xạ khuẩn

Theo tiêu chuẩn phân loại cấp I trong hệ thống phân loại bằng hình thái và đặc điểm nuôi cấy, XK thể hiện sự đa dạng phenotype bằng các gam màu khác nhau của KTKS. Dựa vào màu sắc KTKS của khuẩn lạc, các chủng phân lập được phân vào 6 nhóm màu như sau (bảng 3.2 và hình 3.2.):

Bảng 3.2. Số lượng và tỷ lệ các chủng xạ có HTKS phân theo nhóm màu

STT Nhóm màu XK phân lập đƣợc Xạ khuẩn có HTKS Tỷ lệ XK có HTKS so với tổng số XK (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1 Xám 34 45,9 24 48 32,4 2 Trắng 18 24,3 8 16,0 10,8 3 Nâu 14 18,9 11 22,0 14,9 4 Hồng 5 6,8 4 8,0 5,4 5 Xanh 2 2,7 2 4,0 2,7 6 Vàng 1 1,4 1 2,0 1,4 Tổng 74 100 50 100 67,6

Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện sự phân bố của XK theo nhóm màu

Như thường lệ , XK thuộc 2 nhóm xám và trắng vẫn chiếm ưu thế (với tỉ lệ 70,2%), điều này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trước đó [2], [12], [27].

Cụ thể XK thuộc nhóm màu xám chiếm 45,9%, tiếp theo là nhóm trắng chiếm 24,3% , nhóm xanh và vàng chiếm tỉ lệ rất thấp. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đưa ra kết luận về mối liên quan giữa màu sắc của XK với từng loại đất.

Sự khác biệt về màu sắc của hệ khuẩn ty có thể do nhiều nguyên nhân như: điều kiện tự nhiên, khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm, tính chất của đất, chất dinh dưỡng, pH,… Bởi vậy, trước đây màu sắc hệ khuẩn ty XK được coi là những chỉ tiêu cơ bản để phân loại XK, nhưng do XK có tính biến dị cao nên các đặc điểm hình thái, tính chất nuôi cấy thường không ổn định, rất dễ bị thay đổi, màu sắc khuẩn ty còn thay đổi phụ thuộc vào môi trường và một số điều kiện nuối cấy khác. Chính vì lí do này nên các đặc điểm về hình thái và tính chất nuôi cấy thường có giá trị thấp về mặt phân loại.

Để đánh giá được HTKS, chúng tôi đã tiến hành tuyển chọn ra các chủng XK có HTKS cao, trước hết đã kiểm tra sơ bộ hoạt tính của 74 chủng XK phân lập được bằng phương pháp thỏi thạch. Kết quả có 50 chủng trong tổng số 74 chủng có HTKS, ức chế được chủng VSV KĐ (chiếm tỷ lệ 67,6%). Tỉ

lệ các chủng có HTKS cũng có sự khác nhau giữa các nhóm màu, kết quả được thể hiện trên Hình 3.3

Hình 3.3. Tỷ lệ các chủng xạ khuẩn có HTKS phân theo nhóm màu

Mặc dù 2 nhóm màu xám và trắng chiếm ưu thế về số lượng chủng phân lập được, nhưng 2 nhóm màu xám và nâu lại chiếm ưu thế về tỉ lệ chủng có HTKS và chỉ tính riêng 2 nhóm màu này thì tỷ lệ chủng có HTKS đã lên đến 70%. Nếu so sánh giữa 2 nhóm trắng và nâu nhận thấy, số chủng phân lập được có màu trắng lớn hơn 1,3 lần so với chủng có màu nâu, tuy vậy tỉ lệ các chủng có HTKS của các chủng có màu nâu lại lớn hơn so với màu trắng 1,4 lần. Các chủng có màu còn lại mặc dù số lượng ít, nhưng nếu xét riêng từng nhóm thì chúng có khả năng sinh CKS là rất lớn. Chẳng hạn, nhóm màu hồng có 5 chủng thì 4 chủng có khả năng sinh CKS, nhóm màu xanh và vàng có lần lượt 2 chủng và 1 chủng đều có khả năng sinh CKS.

Một phần của tài liệu Tuyển chọn mọt số chủng xạ khuẩn có hoạt tính kháng sinh cao thuộc chi streptomyces (Trang 45)