NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường thủy điện krông hnăng (Trang 174)

- Chương trình thu dọn vệ sinh khu vực lòng hồ: Thực hiện các biện pháp thu dọn vệ sinh khu vực lòng hồ

9.3.NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ

9.3.1. Nhận xét chung

- Khi thực hiện dự án từ giai đoạn thiết kế công trình đã tiến hành khảo sát, thiết kế theo đúng các tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam và Quốc tế do đó đã đề ra các phương án thiết kế tối ưu, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu tối đa khối lượng đất đá phải đào đắp và thải ra ngoài môi trường. Khối lượng di dân tái định cư phải di chuyển, diện tích đất bị ngập trong vùng hồ và công trình nhất là đất rừng thuộc khu bảo tồn thiên nhiên là nhỏ nhất. Số liệu về di dân và đất bị ảnh hưởng đảm bảo độ tin cậy.

- Tài liệu thu thập được, gồm có:

+ Tài liệu về môi trường sinh thái đã được các chuyên gia đầu ngành của Viện Địa chất và Môi trường, Viện Địa lý, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện tại công trình và phân tích theo các phương pháp đánh giá khác nhau đều cho một kết quả hợp lý. Do đó các đánh giá về nơi thực hiện dự án là các kết quả đánh giá có chất lượng tốt và đáng tin cậy.

+ Tài liệu về nước và không khí đơn vị tư vấn PECC4 thu thập đã tiến hành điều tra và phân tích các mẫu nước và không khí theo đúng tiêu chuẩn hiện hành, các số liệu được thực hiện tại các vị trí khác nhau, có tính đặc trưng của công trình. Các số liệu này đã được sử dụng để đánh giá tác động khi có công trình, có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các công trình khác.

- Các số liệu đưa ra để dự báo cho các tác động trong giai đoạn thi công và vận hành của công trình được thực hiện theo các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.

- Các chuyên gia tham gia thực hiện báo cáo đều là các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực đất, nước và sinh thái, các số liệu, tài liệu liên quan đến báo cáo đều được các chuyên gia phân tích và đánh giá một cách đúng mực, tập trung vào nơi xây dựng công trình.

- Các phương pháp để đánh giá tác động trong quá trình xây dựng đã được cụ thể hoá thông qua các mô hình tính toán của các nghiên cứu trước bởi các tác giả trong và ngoài nước và đã được áp dụng thực tế cho nhiều công trình.

9.3.2. Các rủi ro về sự cố môi trường khi không triển khai dự án và thực hiện dự án dự án

9.3.2.1. Đánh giá về các rủi ro khi không thực hiện dự án

Nếu không triển khai dự án, thì phần đất sản xuất của các hộ trong khu bảo tồn Ea Sô vẫn hiện diện, đoạn giao thông cầu Đăk Phú theo thông tin dân địa phương thỉnh thoảng phat hiện có người dân di chuyển từ phía Phú Yên qua cầu Đăk Phú vào khu BTTN để săn bắn thú.

9.3.2.2. Đánh giá về các rủi ro khi thực hiện dự án

An toàn lao động, nếu không thực hiện tốt biện pháp an toàn có thể gây tai nạn trong quá trình thi công. An toàn cháy nổ không thực hiện đúng quy trình quy phạm về nổ mìn, vận chuyển chất nổ…có thể gây cháy nổ dãn đền thiệt hại về người và vật chất

Trong quá trình vận hành trước khi xả lũ nếu không có dự báo tốt về thuỷ văn, không có thông báo kịp thời và tổ chức tốt có thể dẫn tới ảnh hưởng xấu đến hạ

lưu nhà máy cụ thể là chế độ vận hành hồ Sông Ba Hạ, đất sản xuất hoa màu của các hộ dân hạ lưu nhà máy và tuyến đập.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận

Sau khi nghiên cứu các tác động của công trình tới các yếu tố môi trường, chúng tôi có một số kết luận sau:

1. Thuỷ điện Krông Hnăng nằm trên sông Ea Krông Hnăng, thượng lưu của thuỷ điện sông Ba Hạ, có dung tích hồ ứng với MNDNT 255 m là 171,6.106m3, công suất lắp máy 64W. Công trình có nhiệm vụ cung cấp lên lưới điện Quốc gia và khu vực sản lượng điện hằng năm 247,72 triệu kWh.

2. Trong thời kỳ chuẩn bị, thi công, cũng như vận hành công trình, dự án thuỷ điện Krông Hnăng sẽ gây ra một số tác động tới môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội trong khu vực. Các tác động này bao gồm cả tích cực và tiêu cực.

Các tác động tiêu cực bao gồm:

- Đời sống của người dân địa phương vùng công trình sẽ bị xáo trộn trong thời gian xây dựng:

Có 189 hộ bị ảnh hưởng bởi việc triển khai xây dựng dự án, trong đó có 140 hộ/436 khẩu bị ảnh hưởng cả nhà và đất sản xuất phải tiến hành TĐC -ĐC, 49 hộ bị ảnh hưởng đất sản xuất phải tái định canh. Các hộ bị ảnh hưởng chủ yếu là dân tộc Ê Đê (136 hộ), 1 số là người Kinh. Đây là một tác động đáng kể của công trình đối với môi trường kinh tế - xã hội, có liên quan đến chính sách dân tộc của Nhà nước. Bởi vậy, việc soạn thảo một kế hoạch bồi thường, tái định canh chi tiết và thực hiện hợp lý tạo điều kiện cho người dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.

Việc tập trung nhiều công nhân xây dựng và dân nhập cư không chỉ gây nên sự xáo trộn, làm phức tạp thêm đời sống văn hoá - xã hội và an ninh địa phương mà còn có thể tác động xấu đến tài nguyên rừng và môi trường sinh thái ở KBTTN Ea Sô và xung quanh khu vực dự án do hoạt động chặt phá rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản, săn bắt động vật trái phép.

Với các biện pháp giảm thiểu đã nêu thì mức độ tác động sẽ được giảm rất nhiều. Tác động này sẽ được khắc phục sau khi ổn định tái định cư - định canh và kết thúc thời kỳ thi công công trình.

- Chiếm dụng đất: Khi dự án được triển khai sẽ có 1638,14 ha đất các loại bị chiếm dụng khu mặt bằng công trình, khu vực lòng hồ, mỏ vật liệu và 711,6 ha khu tái định canh.

Trong diện tích bị chiếm dụng có 519 ha nằm trong lâm phận quản lý của KBTTN Ea Sô, thuộc phân khu phục hồi sinh thái, sản xuất. Tuy chỉ có 112,6 ha rừng, còn lại là đồng cỏ, cây bụi nhưng trong vùng ngập lòng hồ có phân bố một số loài quý hiếm tuy các loài này phân bố khá phổ biến ở vùng không ngập và số lượng cá thể bị mất do ngập không lớn nhưng vẫn làm giảm số lượng cá thể của loài trong quần thể. Hơn nữa, đây là hệ sinh thái điển hình, độc đáo ở Đông Trường Sơn có chức năng bảo tồn, lưu giữ nhiều loài động thực vật quý hiếm, với nhiều loài thú lớn nên có thể nói tác động của việc chiếm dụng đất xây dựng công trình thuỷ điện Krông Hnăng đối với thực động vật ở đây là rất lớn.

- Môi trường nền sẽ bị tác động trong thời kỳ xây dựng công trình: Các hoạt động xây dựng tạo ra các khí thải, tiếng ồn, nước thải sinh hoạt, dầu mỡ thải, đất đá thải và rác thải sinh hoạt. Tuy nhiên, khi thực hiện đúng các biện pháp giảm thiểu thì

mức độ tác động sẽ giảm đi rất nhiều, tác động chỉ mang tính cục bộ, xảy ra chủ yếu ở khu vực công trường khoảng 270,84ha và khoảng 711,6ha ở khu tái định canh.

- Riêng chất lượng nước bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cực cả trong thời kỳ đầu tích nước do sự phân huỷ sinh khối. Đây là tác động không thể tránh khỏi khi xây dựng bất cứ một công trình nào. Tuy nhiên bằng các biện pháp thu dọn lòng hồ thích hợp thì tác động này sẽ giảm thiểu đến mức thấp nhất.

- Một đoạn sông sau đập đến kênh xả nhà máy dài khoảng 3km bị mất nước sẽ ảnh hưởng thực động vật, cảnh quan sinh thái vùng ven bờ và đặc biệt là các sinh vật thuỷ sinh.

Nước duy trì cho đoạn sông này là các suối Ea Gbou, Ea Khang, nước mưa và nước thấm qua đập (khoảng 0,25m3/s). Do ven bờ không có dân sinh sống và sản xuất nên lượng nước trên tuy không lớn nhưng có thể duy trì hệ sinh thái ở đoạn sông này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tổng lượng bùn cát lắng đọng trong hồ sau 100 năm là 13,53.106 m3, chỉ chiếm 22,82% dung tích chết của hồ. So với tuổi thọ của của công trình thì tác động này không lớn, không ảnh hưởng đến tuổi thọ của công trình.

- Lượng bùn cát xuống hạ lưu chỉ chiếm gần 10% tổng lượng bùn cát đến hồ, làm tăng khả năng mang bùn cát gây xói lở bờ và đáy sông khu vực hạ du. Tuy nhiên, sau nhà máy là hồ thuỷ điện sông Ba Hạ nên tác động giảm đáng kể.

Các tác động tiêu cực chủ yếu xảy ra trong khu vực thi công công trình và trong thời kỳ chuẩn bị và xây dựng, kéo dài trong 4 năm.

Các tác động tích cực bao gồm:

- Khi công trình được xây dựng hàng năm sẽ cung cấp sản lượng điện trung bình 247.72 .106kWh lên lưới điện Quốc gia.

- Khi công trình Krông Hnăng đi vào hoạt động sẽ điều tiết nước và cắt lũ cho hạ du và thuỷ điện Sông Ba Hạ, làm cho hồ chứa sông Ba Hạ tăng tuổi thọ và có một số yếu tố môi trường ổn định hơn. Hàng năm còn làm tăng công suất lắp máy của thuỷ điện Sông Ba Hạ phía hạ lưu lên 3,9MW, sản lượng điện tăng thêm 11,40x106kWh/năm.

- Trong thời kỳ đầu tích nước hệ sinh thái hồ chứa mới cùng với khu hệ thuỷ sinh vật đặc trưng cho loại thuỷ vực này được hình thành. Hệ thuỷ sinh trong vùng hồ sẽ có sự thay đổi về thành phần loài cũng như số lượng, xuất hiện một số loài mới do hoạt động nuôi trồng của con người.

- Môi trường nước, đất khu vực xung quanh hồ sẽ được cải thiện, tiểu vùng khí hậu xung quanh hồ trở lên ôn hoà hơn, điều này sẽ cải thiện môi trường sinh thái theo hướng tích cực, góp phần phát triển du lịch và nghề cá vùng hồ.

- Đối với môi trường kinh tế - xã hội: Công trình thuỷ điện Krông Hnăng được xây dựng sẽ làm thay đổi bộ mặt của khu vực cả về cơ sở hạ tầng và các ngành kinh tế.

Hồ chứa hình thành là tiền đề cho phát triển ngành du lịch và nghề cá hồ chứa.

Hệ thống giao thông, một số cơ sở hạ tầng trong khu vực được cải thiện. Cùng với nguồn điện được cung cấp đảm bảo sẽ kích thích các ngành công nghiệp,

tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp trong khu vực phát triển, khả năng lưu thông giữa các địa phương được nâng cao.

Việc xây dựng một hồ chứa nước sẽ góp phần bổ sung nguồn nước tưới và nước sinh hoạt cho người dân, đặc biệt trong mùa khô hạn.

Các tác động tích cực này có phạm vi ảnh hưởng khá rộng, không những chỉ trong khu vực công trình mà còn đối với nền kinh tế toàn khu vực trong cả quá trình phát triển lâu dài.

3. Sau khi tiến hành đánh giá và dự báo các tác động môi trường khi triển khai xây dựng dự án thuỷ điện Krông Hnăng, chúng tôi nhận thấy các tác động tích cực chiếm ưu thế so với các tác động tiêu cực.

4. Các biện pháp giảm thiểu tác động, cam kết và chương trình giám sát môi trường kiến nghị đã nêu ở chương 4, 5, 6, 7 sẽ được Chủ đầu tư kết hợp với các nhà thầu xây dựng, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng thực hiện đầy đủ theo luật định.

5. Tóm lại, chúng tôi nhận thấy nếu thực hiện tốt các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực và chương trình quản lý, chương trình giám sát đã đề ra thì các tác động tích cực mà công trình sẽ đem lại cho môi trường tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội ở mức độ cao, trên diện rộng và kéo dài. Mặt khác, trên quan điểm kết hợp hài hoà giữa bảo vệ môi trường và nhu cầu cấp thiết về năng lượng điện cho sản xuất và đời sống của nhân dân địa phương cũng như sự nghiệp xây dựng và phát triển nền kinh tế đất nước, việc xây dựng công trình thuỷ điện Krông Hnăng là thích hợp và đúng đắn.

6. Những vấn đề tác động tiêu cực không thể có biện pháp giảm thiểu vì vượt quá khả năng cho phép của chủ dự án:

- Tiếng ồn của máy móc thi công và nổ mìn tại khu vực mặt bằng công trình trong giai đoạn thi công.

- Giảm lượng phù sa hạ lưu nhà máy.

- Thuỷ sinh, nghề cá chuyển từ hệ sinh thái dòng chảy sông thiên nhiên sang hệ sinh thái hồ.

- Làm mất nước, hình thành đoạn sông khô sau đập đến kênh xả nhà máy. - Quản lý nhân khẩu khu vực công trường trong giai đoạn thi công.

II. Kiến nghị

Bộ Tài nguyên và Môi trường quan tâm giúp đỡ sớm tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường công trình để chủ đầu tư triển khai các bước tiếp theo của dự án.

Chính quyền địa phương tỉnh Đắk Lắk, Phú Yên, huyện Ea Kar, M’Đrăk, Sông Hinh và các xã vùng dự án quan tâm giúp chủ đầu tư và đơn vị nhà thầu trong lĩnh vực quản lý nhân khẩu, Ban quản lý KBTTN Ea Sô tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát các khu vực gần công trình để hạn chế đến mức thấp nhất tác động xấu đến khu bảo tồn.

Chính quyền địa phương quan tâm tạo điều kiện để chủ đầu tư thực hiện tốt chương trình bồi thường hỗ trợ tái định cư - định canh.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Các quyết định, công văn, biên bản làm việc liên quan

- Công văn số 746/CP-CN ngày 01/05/2004 của Chính phủ về việc “Cho phép đầu tư Thuỷ điện Krông Hnăng”.

- Quyết định số 2840/QĐ-NLDK ngày 29/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc “Phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Thuỷ điện Krông Hnăng”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Công văn số 120/S3-CV ngày 07/10/2003 của Công ty Cổ phần đầu tư và Phát triển Điện sông Ba gửi Công ty Tư vấn xây dựng Điện 4 về việc đánh giá khoáng sản và nguy hiểm động đất Dự án Thuỷ điện Krông Hnăng.

- Biên bản làm việc ngày 07/11/2003 giữa UBND xã Cư Prao và đại diện lãnh đạo tỉnh Đăk Lăk với Công ty Tư vấn xây dựng Điện 4 về việc “thống nhất phương án di dời - tái định canh, tái định cư cho các hộ bị ảnh hưởng bởi Thuỷ điện Krông Hnăng”.

- Biên bản làm việc số 01/BB ngày 27/08/2003 của UBND huyện M’Đrăk về việc “Thống nhất phương án Di dời - Tái định cư dự án Thuỷ điện Krông Hnăng”.

- Biên bản làm việc số 01/BB ngày 28/08/2003 của UBND huyện Ea Kar về việc “Thống nhất phương án đền bù - Tái định cư dự án Thuỷ điện Krông Hnăng”.

- Biên bản làm việc số 20/BB ngày 25/08/2003 của UBND huyện Sông Hinh về việc “Thống nhất phương án đền bù - Tái định cư dự án Thuỷ điện Krông Hnăng”.

- Thông báo số 133/TB-UB ngày 26/12/2003 của UBND tỉnh Đăk Lăk với nội dung “Kết luận của UBND tỉnh Đăk Lăk tại cuộc họp ngày 18/12/2003 về việc thông qua thoả thuận dự án Thuỷ điện Krông Hnăng”.

- Thông báo số 986/TB-UB ngày 29/12/2003 của UBND tỉnh Phú Yên với nội dung “Kết luận của đồng chí Đinh Thanh Tịnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên tại cuộc họp thông qua thoả thuận Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Thuỷ điện Krông Hnăng”.

- Xác định diện tích và phân loại rừng ngập trong lòng hồ thuỷ điện Krông Hnăng (chưa bao gồm diện tích sông, suối) của Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô.

- Quyết định số 40/2003/QĐ-TTg ngày 21/3/2003 của Thủ tướng Chính phủ

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường thủy điện krông hnăng (Trang 174)